Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH tiến đại phát (Trang 56 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Tiến Đại Phát

3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty qua các chỉ tiêu

Tài sản dài hạn của mỗi công ty đều chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó thể hiện quy mô năng lực của doanh nghiệp.

Đối với Công Ty TNHH Tiến Đại Phát với mô hình buôn bán máy móc thiết bị theo hình thức thƣơng mại và sản xuất đơn giản do đó tỷ trọng TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tỷ trọng của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Trong giai đoạn 2013- 2015, tỷ trọng TSDH của công ty đƣợc thể hiện qua bảng sau:

3.2.2.1. Cơ cấu tài sản dài hạn

Bảng 3.5 - Cơ cấu tài sản dài hạn của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị ( nghìn đồng) TT (%) Giá trị ( nghìn đồng) TT (%) Giá trị ( nghìn đồng) TT (%) II. Tài sản cố định 32.204.178 99.36 30.751.745 99.97 33.383.973 100 1. Tài sản cố định hữu hình 7.204.178 22.23 5.751.745 18.70 4.567.923 13.68 - Nguyên giá 11.784.889 36.36 11.784.889 38.31 11.051.749 33.10 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (4.580.710) - 14.13 (6.033.143) - 19.61 (6.483.826) - 19.42 3. Tài sản cố định vô hình 25.000.000 77.13 25.000.000 81.27 28.816.050 86.32 - Nguyên giá 25.000.000 77.13 25.000.000 81.27 28.816.050 86.32 V. Tài sản dài hạn khác 208.120 0.64 10.064 0.03 1. Chi phí trả trước dài hạn 208.120 0.64 10.064 0.03 TỔNG TÀI SẢN DÀI HẠN 32.412.298 100 30.761.810 100 33.383.973 100

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2013-2015 của công ty TNHH Tiến Đại Phát)

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngƣợc lại các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tƣ và các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn đều bằng không, còn lại khoản đầu tƣ dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản dài hạn của công ty. Điều này là hoàn toàn bình thƣờng với một công ty hoạt động chính trong ngành buôn bán thiết bị theo hình thức thƣơng mại. Có thể thấy chiến lƣợc của lãnh đạo công ty chỉ tập trung chủ yếu vào TSCĐ chứ không có các khoản đầu tƣ bên ngoài.

Các chỉ tiêu trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty sẽ đƣợc phân tích chi tiết hơn nhƣ sau.

Tài sản cố định có sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng lên về tỷ trọng giữa các năm, trong năm 2013 giá trị tài sản ở mức hơn 32 tỷ tƣơng ứng 99.36% tổng giá trị tài sản dài hạn. Sang năm 2014 đã giảm giá trị còn hơn 30 tỷ nhƣng tƣơng ứng lại chiếm tới 99.97% tổng tài sản dài hạn là do khoản mục tài sản dài

hạn khác trong năm 2014 đã giảm 0.61% so với năm 2013. Và đến năm 2015 thì 100% chỉ tiêu tài sản dài hạn của công ty là khoản mục tài sản cố định.

Tài sản cố định của công ty tƣơng đối ổn định giữa các năm, trong khoảng thời gian 2013 và 2014 công ty hoàn toàn không đầu tƣ thêm vào TSCĐ, đến năm 2015 công ty đã có các hoạt động nhƣợng bán, thanh lý làm nguyên giá TSCĐ giảm xuống từ 11.7 tỷ trong năm 2014 còn 11 tỷ trong năm 2015. Nhƣng chỉ tới năm 2015 ban giám đốc nhận thấy cần phải đầu tƣ nhiều hơn đến mảng sản xuất do đó công ty đã đầu tƣ thêm về lô đất để làm xƣởng sản xuất dẫn đến giá trị tài sản cố định vô hình tăng thêm hơn 3 tỷ đồng so với 2 năm còn lại.

Bảng 3.6 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (nghìn đồng) TT (%) Giá trị (nghìn đồng) TT (%) Giá trị (nghìn đồng) TT (%) Máy móc, thiết bị 313.142 4.3 194.769 3.4 13.651 0.3 Phƣơng tiện vận tải 6.620.984 92.0 5.550.774 96.5 4.554.271 99.7 Thiết bị văn phòng 270.051 3.7 6.201 0.1 0 0 Tổng TSCĐ hữu hình 7.204.178 100 5.751.745 100 4.567.923 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát )

* Chi tiết về TSCĐ hữu hình của công ty :

- Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc dùng trong hoạt động của công ty nhƣ: Máy phô tô, máy tính, máy in, fax, điều hoà, và máy móc phục vụ sản xuất nhƣ máy tiện, máy mài, cắt tôn, máy hàn...

- Phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ nhƣ xe con, xe bán tải...

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý của công ty nhƣ máy tính, bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, hệ thống camera giám sát...

Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực buôn bán máy móc thƣơng mại nên công ty đầu tƣ chính vào máy móc thiết bị văn phòng, và phƣơng tiện vận tải. Luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình của công ty là khoản mục phƣơng tiện vận tải thể hiện ở tỷ trọng các năm, trong năm 2013 là 92% đến năm 2014 tăng lên 96.5 % và đến năm 2015 là 99.7% trong tổng số tài sản cố định hữu hình. Do giá trị khấu hao máy móc và trang thiết bị giảm dần và thời gian khấu hao của máy móc thiết bị cũng nhanh hơn thời gian khấu hao của phƣơng tiện vận tải do đó tính đến năm 2015 thì thiết bị văn phòng của công ty tỷ lệ khấu hao đã bằng 0. Chính vì thế càng làm cho phƣơng tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng cơ cấu TSCĐ.

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy, quy mô tài sản cố định hữu hình đang giảm dần. Ở mức hơn 7 tỷ trong năm 2013 và còn hơn 4 tỷ vào năm 2015. Nhƣ vậy máy móc thiết bị đã đƣợc sử dụng lâu, giá trị khấu hao lớn và giá trị còn lại thấp. Để nhận biết chính xác hơn tình trạng TSCĐ hữu hình, ta cần xem xét về hệ số hao mòn của chúng.

Hệ số hao mòn TSCĐHH =

Bảng 3.7 - Hệ số hao mòn TSCĐHH của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nguyên giá TSCĐHH

Nghìn đồng

11.784.889 11.784.889 11.051.749

Số tiền khấu hao luỹ kế Nghìn đồng 4.580.710 6.033.143 6.483.826 Hệ số hao mòn TSCĐHH 0.39 0.5 0.59

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát)

Số tiền khấu hao luỹ kế đã trích

Hệ số hao mòn này càng lớn (càng tiến về 1) thì chứng tỏ TSCĐHH càng cũ, lạc hậu và cần đƣợc đổi mới, thay thế.

Kết quả cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015 hệ số hao mòn TSCĐHH đã tăng dần từ 0.39 lên 0.59 điều đó chứng tỏ TSCĐHH của công ty tƣơng đối cũ, tính đến năm 2015 công ty đã khấu khao quá nửa giá trị ban đầu trong đó giá trị về thiết bị văn phòng, máy móc đang dần đƣợc khấu hao hết, phần còn lại chủ yếu là giá trị của phƣơng tiện vận tải. Nhƣ vậy công ty nên lƣu ý để kịp thời đầu tƣ, nâng cấp giá trị thiết bị văn phòng và máy móc cho công ty.

Bên cạnh TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình luôn tồn tại và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với công ty TNHH Tiến Đại Phát TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất trụ sở làm việc chính của công ty, và đất dùng cho xƣởng sản xuất.

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy tỷ trọng TSCĐ vô hình chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tổng TSDH đạt mức 77.13% trong năm 2013 và tăng lên trong năm 2014 là 81.27% và 86.32% ở năm 2015, trong khi giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ vô hình bằng 0 điều đó đƣợc lý giải là do quyền sử dụng đất đƣợc ghi nhận là TSCĐ vô hình và không đƣợc trích khấu hao. Vào năm 2015 công ty đã có sự đầu tƣ thêm vào TSCĐ vô hình nhằm mở rộng, khai thác tiềm lực ở lĩnh vực sản xuất của công ty.

Tài sản dài hạn khác của công ty chiểm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hƣớng giảm dần từ mức hơn 208 triệu năm 2013 xuống mức hơn 10 triệu năm 2014 và chỉ chiếm khoảng 0.03 % đến 0.06 % trong tổng tài sản dài hạn. Đến năm 2015 thì khoản tài sản dài hạn khác của công ty cũng bằng 0 và trong cơ cấu TSDH của công ty còn lại 100% là tỷ trọng của tài sản cố định.

3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

Tác giả thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn qua các chỉ tiêu để thấy đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty TNHH Tiến Đại Phát trong giai đoạn từ năm 2013-2015 ra sao:

Bảng 3.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại Công Ty TNHH Tiến Đại Phát

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu thuần Nghìn đồng 139.600.981 171.054.548 301.814.812

Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 209.417 450.059 951.390

TSDH bình quân trong kỳ Nghìn đồng 33.269.508 31.587.054 32.072.891 TSCĐ bình quân trong kỳ Nghìn đồng 33.000.129 31.477.962 32.067.859 Hiệu suất sử dụng TSDH 4.20 5.42 9.41 Hệ số sinh lợi TSDH 0.006 0.014 0.030 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4.23 5.43 9.41 Hệ số sinh lợi TSCĐ 0.006 0.014 0.030

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013-2015 của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát )

Để thấy rõ đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty TNHH Tiến Đại Phát giai đoạn 2013-2015 tác giả có tính toán các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSDH, hệ số sinh lợi TSDH và hiệu suất sử dụng TSCĐ, hệ số sinh lợi TSCĐ của Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật và Công ty cổ phần y tế DANAMECO để so sánh với Công ty TNHH Tiến Đại Phát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9 - So sánh hiệu quả sử dụng TSDH của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát với một số công ty cùng ngành

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TĐP VN DNMC TĐP VN DNMC TĐP VN DNMC Hiệu suất sử dụng TSDH 4.20 1.36 5.02 5.42 2.02 5.62 9.41 0.94 4.96 Hệ số sinh lợi TSDH 0.006 0.098 0.446 0.014 0.374 0.514 0.030 -2.657 0.401 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4.23 1.57 5.13 5.43 2.49 5.79 9.41 1.10 5.05 Hệ số sinh lợi TSCĐ 0.006 0.113 0.456 0.014 0.460 0.529 0.030 -3.106 0.408

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính 2013-2015 Công ty TNHH Tiến Đại Phát, Công ty Cổ Phần Thiết Bị Y Tế Việt Nhật, Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế DANAMECO)

* Hiệu suất sử dụng TSDH.

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH đƣợc sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Nhìn vào bảng 3.9 ta có thể thấy trong ba

năm qua, chỉ tiêu này tại Công ty Tiến Đại Phát tăng liên tục từ 4.2 năm 2013 lên 5.42 năm 2014 và đạt 9.41 vào năm 2015, cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần và sự ổn định của TSDH bình quân làm cho hiệu suất sử dụng TSDH của công ty tăng lên đáng kể. Chỉ so sánh trong năm 2015 thì chỉ số hiệu suất sử dụng TSDH tại Công ty Tiến Đại Phát lớn hơn gấp 10 lần so với Công ty Việt Nhật và gấp 1.8 lần so với Công Ty DANAMECO. Điều này chứng tỏ công ty đang có một chỉ số hiệu suất sử dụng TSDH khá tốt và cao hơn hẳn so với 2 công ty cùng ngành.

* Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Nó cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tại Công ty Tiến Đại Phát có xu hƣớng tăng gấp đôi giữa các năm cụ thể năm 2013 cứ 1 đồng tài sản dài hạn thì tạo ra 0.006 đồng lợi nhuận, đến năm 2014 tăng lên 0.014 đồng và đến năm 2015 tăng lên 0.030 đồng. Chỉ tiêu này tăng liên tục qua ba năm do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn nhiều tốc dộ tăng của TSDH. Tuy nhiên nếu so với Công ty DANAMECO và Công ty Việt Nhật thì chỉ số sinh lợi tài sản dài hạn tại Công ty Tiến Đại Phát đƣợc đánh giá là thấp trong khi Công ty DANAMECO ở mức 0.446 trong năm 2013 và 0.401 năm 2015 thì Công ty Tiến Đại Phát chỉ ở mức cao nhất là 0.030 vào năm 2015 nhỏ hơn 13.3 lần so với Công ty DANAMECO, do chi phí công ty bỏ ra nhiều làm lợi nhuận sau thuế của Công ty Tiến Đại Phát thu đƣợc rất thấp làm ảnh hƣởng đến hệ số sinh lợi TSDH cho công ty.

* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Cũng giống nhƣ chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSDH, chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vì cơ cấu TSDH của Công ty Tiến Đại phát tập trung chủ yếu vào TSCĐ nên các chỉ số của hiệu suất sử dụng TSCĐ gần tƣơng đƣơng nhƣ các chỉ số sử dụng tài sản dài hạn là 4.23 vào năm 2013 và 5.43 trong năm 2014 và 9.41 vào năm 2015. Vì trong giai đoạn này công ty không mất nhiều chi phí đầu tƣ vào tài sản mà doanh thu của công ty lại

tăng liên tục qua ba năm và năm 2015 tăng 2.16 so với năm 2013 làm cho các chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng 5.18 từ năm 2013 đến 2015. So với hai công ty còn lại chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại Công ty Tiến Đại Phát đƣợc đánh giá là tốt nhất, Công ty DANAMECO vẫn duy trì ở mức ổn định ở mức từ 5.05 đến 5.79, còn Công ty Việt Nhật vẫn có chỉ số thấp nhất 1.1 năm 2015 và cao nhất là 2.49 năm 2014.

* Hệ số sinh lợi tài sản cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSCĐ. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản cố định có trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào bảng 3.9 ta thấy Công ty Việt Nhật có hệ số sinh lợi TSCĐ thấp nhất so với hai công ty còn lại do lợi nhuận sau thuế trong năm 2015 của công ty lỗ nên chỉ số này giảm từ 0.460 năm 2014 xuống -3.106 năm 2015. Đứng thứ 2 là Công ty Tiến Đại Phát với chỉ số cao nhất mà công ty đạt đƣợc là 0.030 vào năm 2015 thì vẫn nhỏ hơn 13.6 lần so với Công ty DANAMECO. Mặc dù hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty Tiến Đại Phát là tốt nhất nhƣng hệ số sinh lợi của công ty lại thấp hơn so với Công ty DANAMECO do đó Công ty cần chú ý hơn đến các yếu tố làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận nhƣ giá vốn, chi phí để nâng cao hơn nữa hệ số sinh lợi TSCĐ cho công ty.

3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty qua các chỉ tiêu

3.2.3.1. Cơ cấu tổng tài sản

Bảng 3.10 - Cơ cấu tổng tài sản của Công Ty TNHH Tiến Đại Phát

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (nghìn đồng) TT (%) Giá trị (nghìn đồng) TT (%) Giá trị (nghìn đồng) TT (%) Tài sản ngắn hạn 187.125.615 85.24 231.725.930 88.28 210.331.443 86.30 Tài sản dài hạn 32.412.298 14.76 30.761.810 11.72 33.383.973 13.70 TỔNG TÀI SẢN 219.537.914 100 262.487.740 100 243.715.416 100

Ta thấy tổng tài sản có sự thay đổi tăng giảm qua ba năm. Năm 2013, tổng tài sản ở mức hơn 219 tỷ đồng. Sang năm 2014, tổng tài sản tăng lên hơn 262 tỷ và đến năm 2015, tổng tài sản giảm xuống còn hơn 243 tỷ. Nhìn chung cơ cấu tổng tài sản giữa các năm biến động không lớn luôn duy trì ở mức hơn 200 tỷ đồng và tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn đạt mức 85% trở lên.

Cùng với biến động tổng tài sản là cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn cũng có sự thay đổi tăng lên trong năm 2014 và lại giảm ở năm 2015. Tỷ trọng tài ngắn hạn lớn gấp 5.78 lần tỷ trọng tài sản ngắn hạn ở năm 2013, 7.53 lần ở năm 2014 và 6.3 lần năm 2015. Từ đó có thể thấy, tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn và sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng TSNH qua ba năm luôn trên 85% phản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH tiến đại phát (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)