Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH tiến đại phát (Trang 83 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công Ty TNHH

4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là TSCĐ vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH của công ty cần chú trọng quản lý và sử dụng tốt TSCĐ. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ góp phần đáng kể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp. Qua xem xét trong chƣơng 3 nhận thấy TSCĐ của công ty đa số là tài sản cũ thời gian khấu hao đã gần hết. Công ty cần trang bị thêm một số máy móc thiết bị và xây dựng một quy trình quản lý, sử dụng TSCĐ một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng TSCĐ nhƣ:

4.2.2.1. Phân cấp quản lý và theo dõi thực trạng hiện tại của tài sản

Hàng năm công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhƣợng bán. Đối với quản lý tài sản, công ty đã mở sổ theo dõi trên phần mềm kế toán chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến

động tăng, giảm giá trị tài sản. Tuy nhiên, việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản đƣợc toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận. Hiện nay công ty đã hoàn thiện việc mã hóa tài sản cố định hữu hình. Mỗi tài sản cố định đều có một mã số riêng không đổi trong suốt vòng đời của tài sản đó. Việc này giúp công ty quản lý tài sản đƣợc dễ dàng và hiệu quả hơn, tránh nhầm lẫn trong khâu quản lý. Đồng thời, công ty cũng thực hiện quá trịnh mở thẻ tài sản cố định và mở sổ TSCĐ bởi thẻ tài sản cố định là một chứng từ quan trọng để làm căn cứ hạch toán và cũng là để đối chiếu kiểm tra trong quá trình theo dõi sự biến động của tài sản cố định. Bên cạnh đó, việc mở sổ tài sản cố định giúp công ty quản lý nguồn gốc, xuất xứ của TSCĐ hữu hình, qua đó góp phần cung cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐ, từng loại TSCĐ, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm giảm tài sản cố định, lý do giảm tài sản cố định. Tuy nhiên việc tạo mã tài sản và mở thẻ tài sản chỉ đƣợc thực hiện ngay từ khi mua sắm tài sản chứ trong quá trình hoạt động việc kiểm tra, giám sát tình trạng hiện tại của tài sản chƣa đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên do đó hiện trạng thực tế của tài sản chƣa đƣợc phản ánh đúng và kịp thời, dẫn đến việc đầu tƣ, đổi mới tài sản có sự chậm trễ. Công ty cần có quy định cụ thể trong công tác này.

4.2.2.2. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và bảo dưỡng TSCĐ

Với định hƣớng sẽ đầu tƣ mở rộng hơn về mảng sản xuất của công ty thì hoạt động đầu tƣ mua sắm đổi mới TSCĐ, công ty cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lƣợng, chất lƣợng và tình trạng kỹ thuật, sức sản xuất của các TSCĐ hiện có. Từ đó, công ty có thể lên kế hoạch đầu tƣ, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tƣơng lai. Hơn nữa công tác đầu tƣ mua sắm mới TSCĐ là

sự bỏ vốn đầu tƣ dài hạn, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải đƣợc phân tích kỹ lƣỡng. Chiến lƣợc đầu tƣ ngoài việc xác định số lƣợng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác định đƣợc trình độ công nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty đồng thời tăng cƣờng lợi nhuận và tạo điều kiện cho công ty chủ động nguồn vốn tài trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với TSCĐ cũ công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất của thiết bị, phƣơng tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hƣ hỏng trƣớc thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng làm tăng chi phí sửa chữa TSCĐ và thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay phần lớn máy móc thiết bị của công ty đã đƣợc khấu hao hết, giá trị còn lại là phƣơng tiện vận tải do vậy phƣơng tiện vận tải khi đã đƣợc sử dụng một thời gian dài sẽ phát sinh nhiều chi phí sửa chữa. Vì vậy công ty cần có kế hoạch chủ động thay thế, nâng cấp kịp thời làm tăng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

Tuy nhiên công ty cũng gặp những khó khăn trong đầu tƣ, đổi mới công nghệ do số lƣợng sản phẩm sản xuất và hàng hoá tiêu thụ của công ty phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ ở từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc tính toán, bố trí sử dụng TSCĐ một cách chính xác và hợp lý nhất.

4.2.2.3. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến

Công ty cần tiến hành công tác kiểm kê, xác định tình trạng thực tế của từng TSCĐ để phân loại những TSCĐ không dùng đến hoặc bị hỏng, kém chất lƣợng để tiến hành có các phƣơng án xử lý nhƣ thanh lý, nhƣợng bán... Có thể do những nguyên nhân chủ quan chẳng hạn nhƣ bảo quản, sử dụng kém làm cho tài sản bị hƣ hỏng hoặc khách quan tạo ra nhƣ thay đổi hình thức sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng gây lãng phí trong khi doanh nghiệp lại đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mới.

Do vậy, công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đã bị hƣ hỏng, hoặc nhƣợng bán những tài sản không dùng đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH tiến đại phát (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)