Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH tiến đại phát (Trang 32 - 35)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.4.2. Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố đến từ bên ngoài doanh nghiệp, gồm các nhân tố nhƣ: Tiến bộ khoa học công nghệ, môi trƣờng kinh tế, đối thủ cạnh tranh, sự biến động của thị trƣờng, chính trị - pháp luật...

1.4.2.1. Tiến bộ khoa học công nghệ

Việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa học công nghệ là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn phƣơng án đầu tƣ để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của công nghệ cũng là nguyên nhân làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình và trở nên lạc hậu nhanh hơn. Vì vậy đây cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp.

1.4.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Đây là một yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.4.2.3. Môi trường kinh tế và sự biến động của thị trường.

Trong từng giai đoạn của chu kỳ phát triển và tăng trƣởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng nhƣ khả năng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trƣờng quốc tế. Sự thay đổi chính sách thƣơng mại của các nƣớc, sự bất ổn của nền kinh tế các nƣớc tác động trực tiếp đến thị trƣờng đầu vào và đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đƣa ra những biện pháp thích hợp nhằm nắm bắt đƣợc những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế.

Sự biến động của thị trƣờng cũng là nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thị trƣờng đầu vào có sự biến động giá cả hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng của giá cả hàng hóa đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lƣợng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.4.2.4. Chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trƣờng, vai trò của Nhà nƣớc là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nƣớc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung nhƣ: Duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị, định hƣớng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH tiến đại phát (Trang 32 - 35)