3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu nằm ở hoạt động của khối khách hàng FDI, còn các DN trong nƣớc chiếm chƣa đến 40%. Trong khi đó cơ cấu khách hàng của BIDV hiện tại chủ yếu là doanh nghiệp trong nƣớc, số lƣợng khách hàng FDI rất ít.Các ngành hàng có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhƣ dầu thô, điện thoại và linh kiện điện tử…thì thị phần đều nằm chủ yếu tại các
doanh nghiệp FDI (Samsung giữ 90% thị phần nhập khẩu linh kiện và sản xuất điện thoại, chỉ giao dịch với NH Hàn Quốc) hoặccác chƣơng trình của Chính phủ đƣợc Chính phủ chỉ định thực hiện giao dịch qua một số ngân hàng cố định (dầu thô đƣợc chỉ định thực hiện giao dịch qua VietcomBank, OceanBank).Mặc dù trong những năm gần đây BIDV đã triển khai mạnh việc tiếp cận và chào mời các doanh nghiệp FDI sử dụng dịch vụ của BIDV, tuy nhiên, do các điều kiện về sản phẩm dịch vụ, nhân sự, cơ chế, chính sách riêng đặc thù cho đối tƣợng khách hàng này vẫn đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện, vì vậy, các chi nhánh cần thêm thời gian để tiếp cận và thu hút đối tƣợng này.
Thứ hai, do thị phần của BIDV trong lĩnh vực XNK liên tục bị cạnh tranh và giành giật bởi ba lực lƣợng chính: Vietcombank, chi nhánh các Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam và các NHTMCP. Trong đó:
(1)Vietcombank: Có lợi thế về nguồn vốn ngoại tệ dồi dào giá rẻ – dự trữ ngoại hối của Việt Nam để tại Vietcombank lên đến trên 2 tỷ USD - nguồn vốn ODA dồi dào do đƣợc Chính phủ chỉ định là ngân hàng giải ngân. Có lợi thế rất lớn về doanh số thanh toán xuất khẩu dầu thô vì đƣợc Chính phủ chỉ định là ngân hàng phục vụ cho ngành dầu khí. Cụ thể, ngành dầu thô là ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam với doanh số năm 2016 là 8,23 tỷ USD, năm 2017 là 7,3 tỷ USD. Nhƣng BIDV chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp XK dầu thô, do việc XK dầu thô đƣợc thực hiện theo các chƣơng trình của Chính phủ và hiện tại, hầu hết doanh số XK dầu thô của Việt Nam đều thực hiện qua Vietcombank – là NHTM có thị phần TTQT&TTTM lớn nhất trong số các NHTM Việt Nam.
(2) Chi nhánh các Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam: Các Ngân hàng này nắm giữ cơ sở khách hàng FDI lớn, do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hầu hết là công ty con/liên danh/vệ tinh của các công ty đa quốc gia mà các NHNN đang phục vụ tại bản địa. Ngoài ra, các Chi nhánh NHNN còn thƣờng xuyên tiếp cận, đƣa ra rất nhiềuđiều kiện ƣu đãi (lãi suất cho vay ngoại tệ thấp, cơ chế thoáng mở, mạng lƣới giao dịch toàn cầu…) để lôi kéo các khách hàng lớn của BIDV – là các DN đầu ngành trong các ngành XNK mũi nhọn;
(3) Các NHTMCP bị ảnh hƣởng nặng nề do khách hàng chính của họ là Doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết đều thu hẹp hoạt động kinh doanh, chƣa kể trong vòng 2 năm trở lại đây đã có trên 100 ngàn doanh nghiệp đóng cửa, phá sản. Vì vậy, các ngân hàng này dồn mọi nguồn lực để lôi kéo, tiếp thị các Doanh nghiệp XNK lớn – là khách hàng chính của BIDV về giao dịch để gia tăng cơ sở khách hàng.
Thứ ba, Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc, hoạt động của nền kinh tế đều có liên quan chặt chẽ với chất lƣợng quy hoạch tổng thể của bộ máy hoạch định chính sách cụ thể và điều hành chính sách vĩ mô. Trong nền kinh tế chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nói chung, lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Nếu chính phủ thay đổi một trong các chinh sách này thì đều ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động của thanh toán quốc tế nói riêng. Tùy từng thời điểm cụ thể, tùy từng mục tiêu phát triển mà các chính sách này có thể tác động đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu một cách khác nhau, có thể là tác động tích cực, khuyến khích sự phát triển hoặc là kìm hãm nó.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, TTQT không phải là một sản phẩm riêng biệt mà luôn gắn liền với hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ nên việc một khách hàng mới quyết định có giao dịch với BIDV hay không phụ thuộc vào việc NH có thể cấp tín dụng và đáp ứng nhu cầu về mua bán ngoại tệ cho khách hàng. Lãi suất cho vay của BIDV tuy đã giảm theo quy định của NHNN Việt Nam, nhƣng các điều kiện cấp tín dụng của BIDV theo phản ánh từ khách hàng còn tƣơng đối chặt chẽ so với các NHTM khác. Điều này một mặt giúp đảm bảo an toàn tín dụng cho BIDV, nhƣng mặt khác cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay
Thứ hai, các điều kiện để quyết định cung cấp dịch vụ TTQT của BIDV và việc thẩm định cấp hạn mức cho các doanh nghiệp muốn sử dụng các sản phẩm TTQT hiện nay đang áp dụng giống nhƣ các sản phẩm cho vay thông thƣờng. Trong khi đó, các giao dịch TTQT có độ rủi ro thấp hơn vì luôn gắn với việc quản trị dòng
tiền và dòng luân chuyển hàng hóa, bản thân nó đã tự tạo ra thanh khoản để bù đắp rủi ro. Chính cơ chế, chính sách này cũng là một nguyên nhân tạo ra nút thắt, hạn chế hoạt động TTTM.
Thứ ba, nhằm hạn chế rủi ro và để lựa trọn đƣợc những khách hàng thực sự có tiềm năng, doanh nghiệp có sức khỏe tốt để phục vụ, hạn chế rủi ro mà doanh nghiệp đem lại, BIDV đã thực hiện một loạt các chính sách, nâng cao các chuẩn mực đánh giá doanh nghiệp để cấp tín dụng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ, chính vì vậy, vô hình trung đã làm giảm đáng kể số lƣợng khách hàng của BIDV.
Thứ tƣ, nhiều chi nhánh chƣa linh hoạt khi vận dụng các công cụ lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ để xây dựng gói sản phẩm khi thị trƣờng có thay đổi, còn bị động trong khâu xử lý giao dịch cho khách hàng. Trong khi đó, khách hàng truyền thống của BIDV đều là các DN quốc doanh quy mô lớn, hoạt động ổn định, doanh số XNK giá trị cao nên các NHTM trong nƣớc thƣờng xuyên tiếp xúc, lôi kéo bằng cách đƣa ra các giải pháp hết sức linh hoạt nhằm phục vụ và đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
Thứ năm, mặc dù trong những năm gần đây BIDV đã thực hiện việc rà soát và chấn chỉnh các Chi nhánh về bố trí nhân sự TTQT, nhƣng hiện tại vẫn rất nhiều chi nhánh chƣa sắp xếp cho các cán bộ có kinh nghiệm về TTQT về công tác tại Tổ/Phòng TTTM tại chi nhánh. Tổ TTQT của các Chi nhánh hiện tại có rất nhiều cán bộ trẻ, mặc dù đáp ứng đƣợc yêu cầu về ngoại ngữ nhƣng kinh nghiệm tƣ vấn, hỗ trợ khách hàng trong nghiệp vụ TTQT thì còn hạn chế. Chính vì vậy đã làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng dịch vụ TTQT chung của BIDV.
Kết luận chƣơng 3
Chƣơng 3 tác giả đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động TTQT tại BIDV. BIDV là một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, hệ thống phân phối rộng khắp, công nghệ ngân hàng hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ và năng động. Do đó, BIDV có cơ hội lớn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Việt Nam và khu vực.
Dựa vào những phân tích về tình hình hoạt động TTQT giai đoạn 2015 - 2017, thấy đƣợc những thành công và hạn chế cùng với kết quả của cuộc khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng hiện hữu đang giao dịch với BIDV, BIDV sẽ xây dựng những chiến lƣợc thật hợp lý để phát triển hơn nữa hoạt động TTQT trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.1. Định hƣớng thanh toán quốc tế tại BIDV trong bối cảnh hội nhập kinh tế