1.2 .Cơ sở lý luận về thanh toánquốc tế của NHTM
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng thanh toán của Ngân hàng
Nói đến sự ảnh hƣởng của một nhân tố nghĩa là xem xét nhân tố đó có tác động tích cực hay tiêu cực đến chủ thể cần nghiên cứu. TTQT chịu tác động bởi hai nhóm nhân tố là từ bản thân NH (nhân tố chủ quan) và nhóm nhân tố từ bên ngoài tác động vào (nhân tố khách quan).
1.2.6.1. Yếu tố chủ quan
Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
Hội nhập quốc tế về ngân hàng đồng nghĩa với các việc xóa bỏ những ƣu đãi tiến tới cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trên bình diện quốc tế. Năng lực tài chính là yếu tố cực kỳ quan trọng đánh giá mức độ tự chủ và khả năng cạnh
tranh của mỗi ngân hàng. Năng lực tài chính của ngân hàng còn là căn cứ để xác định các tỷ lệ an toàn. Với ý nghĩa đó, để tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, vốn của các ngân hàng nội địa phải lớn tùy theo từng nƣớc mà số vốn này có thể cao thấp khác nhau, nhƣng phải luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn cao hơn tỷ lệ tối thiểu. Năng lực tài chính là một trong những yếu tố cơ bản và then chốt nhất trong hoạt động ngân hàng. Là cơ sở xây dựng và phát triển các yếu tố nền tảng khác cho hoạt động ngân hàng (nguồn nhân lực, công nghệ, quản trị…), năng lực tài chính quyết định mức độ đầu tƣ cho công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản trị, tức là quyết định vị thế của các yếu tố còn lại so với các ngân hàng khác. Là yếu tố quyết định quy mô hoạt động và khả năng phục vụ cho nền kinh tế. Có thể nói năng lực tài chính là nguồn lực tiên quyết cho phát triển ở mọi khía cạnh của ngân hàng. Qua việc xem xét tầm quan trọng của năng lực tài chính, có thể rút ra yêu cầu đối với nguồn lực tài chính trong việc bảo đảm khả năng hoạt động cũng nhƣ khả năng tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam trong môi trƣờng hội nhập sâu sắc và cạnh tranh gay gắt hiện nay
Các tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của NHTM bao gồm: Thứ nhất, quy mô nguồn vốn của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng, quy mô vốn lớn tạo điều kiện cho NHTM đa dạng hoá các loại hình đầu tƣ để giảm thiểu rủi ro. Nguồn vốn thể hiện năng lực tài chính của NHTM quan trọng nhất là quy mô vốn tự có. Trong vốn tự có thì vốn điều lệ thể hiện năng lực và sức mạnh của NHTM bởi vì nó thể hiện lòng tin và sự chắc chắn đối với khách hàng, là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng chống đỡ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Thứ hai, khả năng sinh lời của ngân hàng. Tiêu chí này đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trƣởng qua các năm …Thứ ba, chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Một chỉ tiêu để đánh giá sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Theo thông lệ quốc tế về giám sát ngân hàng Basel II, thì chỉ tiêu này đạt mức tối thiểu là 8%. Việc tuân thủ các qui định an toàn trong hoạt động ngân hàng có tính quyết định đến uy tín của ngân hàng và khả năng thu hút khách hàng.
Năng lực quản trị của ngân hàng thương mại
Quản trị kinh doanh ngân hàng là một phạm trù rất rộng, bao hàm toàn bộ việc quản lý điều hành hoạt động và tổ chức của ngân hàng. Đó là những hoạt động xây dựng và phát triển chiến lƣợc kinh doanh (marketing, sản phẩm, dịch vụ …) quản trị tổ chức, bộ máy và cơ cấu hoạt động của ngân hàng, quản trị việc tuyển chọn, đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực, quản lý việc sử dụng các nguồn lực tài chính, quản trị các hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và quản trị kết quả tài chính, hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Quản trị đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, xây dựng, giám sát, tác động và đánh giá toàn bộ hoạt động ngân hàng, bảo đảm cho hoạt động ngân hàng theo đúng mục tiêu, kế hoạch. Các tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực quản lý của nhà quản trị ngân hàng là: Thứ nhất, chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng: nhƣ chiến lƣợc marketing, phát triển sản phẩm dịch vụ … Một ngân hàng có thể phát triển thêm thị phần hay bị thu hẹp thị phần tuỳ thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả hay không. Thứ hai, mức độ tăng trƣởng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, khả năng vƣợt qua những giai đoạn khó khăn của môi trƣờng kinh doanh.
Năng lực quản trị điều hành của NHTM đƣợc thể hiện qua tƣ duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Mặt khác, hoạt động TTQT của NHTM luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lƣờng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính, uy tín cũng nhƣ thƣơng hiệu của NH. Do vậy, năng lực quản trị điều hành tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động TTQT của NHTM an toàn, hiệu quả hơn và đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với các NHTM.
Nguồn nhân lực
Đảng và Nhà nƣớc nhận thức: “con ngƣời và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đối với hoạt động cũng nhƣ sự tồn tại và phát triển của các NHTM trong điều kiện hội nhập và cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Nguồn nhân lực đóng vai trò chủ thể đối với việc tiếp nhận, khai thác các yếu tố nguồn lực khác (công nghệ và vốn) và cao hơn nữa là nâng cấp và nâng cao tiềm lực của các nguồn lực đó. Không ngân hàng nào có thể tồn tại vững vàng, chứ chƣa nói đến phát triển, trong môi trƣờng kinh doanh hội nhập hiện nay mà không có đội ngũ nhân viên đủ khả năng, trƣớc hết là tiếp cận và biết cách sử dụng các công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng và bảo đảm thành thục nghiệp vụ (duy trì rủi ro tác nghiệp ở mức có thể để ngân hàng tồn tại). Vì vậy việc xác định yêu cầu trình độ nguồn nhân lực và sau đó là nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng phù hợp với môi trƣờng hội nhập là bắt buộc và tất yếu khách quan
Cán bộ có trình độ giỏi là yếu tố rất quan trọng vì TTQT có tính rủi ro cao, nếu không tinh thông nghiệp vụ rất dễ dẫn đến tổn thất cho NH. Nếu không giỏi ngoại ngữ, không thể hiểu đúng những giao dịch đƣợc gửi từ nƣớc ngoài đến và hậu quả là hai bên không hiểu nhau, gây tranh chấp.
Nền tảng công nghệ thông tin
Công nghệ ngân hàng hiện đại tiên tiến là điều kiện vật chất quan trọng để hội nhập thành công. Công nghệ ngân hàng hiện đại đƣợc xây dựng trên nền tảng kỹ thuật hiện đại với việc ứng dụng thành tựu tin học vào quản lý và hoạt động, thiết lập hệ thống truyền dẫn liên thông quốc tế, hệ thống thanh toán điện tử,nối mạng thanh toán quốc tế, hệ thống xử lý thông tin, hệ thống thanh toán… Sự phát triển của nền kinh tế và khoa học công nghệ dẫn đến những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về tính năng của sản phẩm - dịch vụ ngân hàng. Khách hàng trở thành ngƣời quyết định mức phát triển và đƣa ra những yêu cầu đối với sản phẩm - dịch vụ ngân hàng và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của toàn cầu hoá kinh tế, các ngân hàng phải thỏa mãn những yêu cầu đó. Các ngân hàng phải xem việc đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng là lợi thế cạnh tranh cần thiết. Vì vậy yêu cầu đối với công nghệ ngân hàng tuy có vẻ rất đơn giản, chỉ là việc bảo đảm trình độ công nghệ cập nhật nhất, tiên tiến nhất, nhƣng là yêu cầu rất khó khăn trong điều kiện hạn chế về vốn đầu tƣ, trình độ cán bộ công nghệ thông tin và điều kiện pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
Trong thời kỳ xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế đang chuyển động hết sức nhanh chóng thì hiện đại hóa công nghệ càng nhanh, các ngân hàng càng có lợi thế khi tham gia vào các hoạt động ngân hàng quốc tế. Ngƣợc lại, sự chậm trễ là nguy cơ, bất lợi nhiều mặt là mối đe dọa khả năng cạnh tranh của các NHTM.
Cùng với nhân tố con ngƣời thì CNTT là một trong những nhân tố thiết yếu, hàng đầu quyết định sự thành công của TTQT. CNTT giúp các NH thực hiện giao dịch an toàn, chính xác và nhanh chóng hơn. Với TTQT sự ra đời của mạng SWIFT kết nối toàn cầu cho phép tiết kiệm thời gian chuyển một bức điện nhanh hơn trƣớc rất nhiều. Hay sự ra đời của hệ thống thẻ Visa card, Master card cho phép con ngƣời rút tiền, thanh toán tiền vƣợt ra khỏi biên giới một quốc gia...
Ngày nay, có thể nói CNTT là một trong những yếu tố sống còn quyết định sự thành công của mỗi NHTM. Bởi CNTT giúp cho con ngƣời giải phóng sức lao động, cho phép kết nối trong hệ thống để thực hiện việc gửi rút nhiều nơi của KH và đặc biệt nhờ có CNTT với những máy móc thiết bị hiện đại thì việc giao dịch của con ngƣời với nhau trên toàn cầu sẽ không mất thời gian, công sức. Điều đó sẽ giúp NHTM giảm thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh của mình.
(5) Hệ thống mạng lưới NHTM
Hệ thống mạng lƣới của NHTM đƣợc thể hiện ở số lƣợng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác nhƣ sở giao dịch, phòng giao dịch, các điểm giao dịch. Đây là yếu tố quan trọng để NH chiếm lĩnh thị phần, phục vụ cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tốt hơn. Nhƣ vậy, hệ thống mạng lƣới cũng là nhân tố quan trọng giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lƣới cần phải tính toán, cân nhắc cho phù hợp vì chi phí mở rộng mạng lƣới đối với lĩnh vực ngân hàng là rất cao. Đồng thời việc mở rộng mạng lƣới phải thể hiện tính hợp lý trong phân bổ chi nhánh ở các vùng, miền cũng nhƣ vấn đề quản lý, giám sát hoạt động chúng.
Bất cứ ngân hàng nào muốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của mình đều cần phải có một mạng lƣới đại lý ở những nơi mà ngân hàng của họ không có chi nhánh. Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ dịch vụ. Trong mối quan hệ
này, có thể hai bên cùng cung cấp cho nhau các dịch vụ cần thiết mang tính chất địa phƣơng, hoặc chỉ đơn thuần là ngân hàng này làm đại lý cho ngân hàng kia trong việc xử lý hộ một giao dịch nào đó. Bên cạnh đó, uy tín tốt trên thị trƣờng sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
(6) Hoạt động Marketing ngân hàng
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng đã buộc các ngân hàng phải chú ý nhiều hơn đến công tác marketing trong hoạt động của mình. Marketing trong hoạt động NH với chức năng nghiên cứu thị trƣờng và phát triển các loại sản phẩm dịch vụ mới sẽ là chiếc cầu nối giữa NH với thị trƣờng. Nó giúp thu hút khách hàng và tạo điều kiện để kích thích khách hàng gia tăng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
1.2.6.2. Yếu tố khách quan
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới
Sự ổn định về mặt chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nƣớc đó phát triển, kéo theo hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển theo. Cơ hội mở rộng các hoạt động TTQT tăng kéo theo các hoạt động thanh toán qua NH tăng, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT của các NH phát triển. Mặt khác, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc nhƣ chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại… ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty XNK. Mỗi một sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng, của doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tƣ
Môi trường pháp lý
Đó là khung pháp lý, đặc biệt là khung pháp lý về tự do hóa tài chính trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập quốc tế về ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý để tạo ra sân chơi bình đẳng, an toàn cho hệ thống NHTM, bao gồm ngân hàng trong nƣớc, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Xóa bỏ các quy
định mang nặng tính phân biệt đối xử đối với các định chế tài chính nƣớc ngoài. Môi trƣờng pháp lý cũng là một trong những điều kiện cần đầu tiên để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm khi tham gia hoạt động kinh tế tại Việt Nam, là những biểu hiện thực tế của các cam kết và lộ trình hội nhập tài chính, ngân hàng của Việt Nam đối với quốc tế. Môi trƣờng pháp lý có tầm quan trọng nhất định, là yếu tố vĩ mô trong việc bảo đảm các hoạt động ngân hàng đƣợc hợp pháp, và trong điều kiện hội nhập là phù hợp với các quy định, thông lệ là nguyên tắc hoạt động ngân hàng quốc tế. Một môi trƣờng pháp lý yếu kém là đƣờng dẫn cho những thất bại đƣợc báo trƣớc và những rủi ro sụp đổ cả hệ thống tài chính của một quốc gia. Khủng hoảng Đông Nam Á, một lần nữa có thể đƣợc sử dụng nhƣ một minh chứng hùng hồn về những thất bại từ nguyên nhân của những hệ thống pháp lý yếu kém, không đủ sức chống chọi với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. Trong điều kiện hội nhập và tình hình môi trƣờng pháp lý lĩnh vực ngân hàng Việt Nam còn kém phát triển, những yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp lý là cần thiết và là cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp và lộ trình hoàn thiện môi trƣờng pháp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam và phù hợp với quá trình hội nhập:
Xây dựng hệ thống luật lệ, chính sách thống nhất phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập vào thị trƣờng tài chính ngân hàng thế giới buộc các thành viên phải tuân thủ các quy chế chung trên thị trƣờng, cũng nhƣ các quy chế của các định chế tài chính quốc tế đặt ra cho các thành viên. Điều đó đòi hỏi hệ thống luật lệ, chính sách liên quan đến hoạt động tiền tệ ngân hàng phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế, với việc chuyển hƣớng kinh doanh ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trƣờng hiện đại. Đây chính là một điều kiện để ngành ngân hàng có thể tiếp cận, tham gia vào các hoạt động đầu tƣ, cung cấp dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới với phạm vi hoạt động không chỉ trong nƣớc mà còn cung ứng ra nƣớc ngoài. Hệ thống luật lệ chính sách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện cho mỗi quốc gia kiểm soát tốt hơn hoạt động của các NHNN trên thị trƣờng nội địa.
khả năng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển. Hệ thống pháp lý phải đáp ứng yêu cầu của việc bảo đảm cho hoạt động ngân hàng trong điều kiện, hoàn cảnh mới đƣợc hợp pháp, phải luôn đƣợc cải tiến và hoàn thiện theo sự phát triển hoạt động ngân hàng theo hƣớng quốc tế hóa, cần thiết phải đi trƣớc để thúc