Nâng cao hơn nữa hiệu quả các khoản chi ở các bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 102 - 107)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập

3.2.2. Nâng cao hơn nữa hiệu quả các khoản chi ở các bệnh viện công lập

chức, đơn vị đóng trên địa bàn để kiểm tra sức khỏe, khám bệnh định kỳ theo hợp đồng ký kết giữa bệnh viện và tổ chức, đơn vị đó nhằm tăng nguồn thu cho bệnh viện và tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức.

- Tăng cường nguồn thu đi đôi với nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu: Dù nguồn thu tốt đến đâu đi nữa nhưng công tác quản lý nguồn thu không được tốt thì cũng bằng không. Vì vậy để nguồn thu được khai thác tối đa, quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chính sách, chế độ của nhà nước thì các bệnh viện phải làm tốt công tác quản lý nguồn thu. Việc tổ chức tốt công tác thu sẽ giúp cho bệnh viện chủ động trong các hoạt động tài chính của mình.

3.2.2. Nâng cao hơn nữa hiệu quả các khoản chi ở các bệnh viện công lập trên địa bàn trên địa bàn

Để nâng cao hiệu quả các khoản chi các bệnh viện cần phải: Rà soát lại quy trình quản lý và hoạt động chuyên môn, trên cơ sở đó cắt giảm các chi phí không cần thiết và hoạt động chuyên môn, trên cơ sở đó cắt giảm các khoản chi không cần thiết Các khoản chi tiêu tại đơn vị phải trên cơ sở định mức chi tiêu của cơ quan có thẩm quyền ban hành trên địa bàn, sắp xếp các nội dung chi theo thứ tự ưu tiên, khoản nào cần thiết hơn, mang lại hiệu quả hơn thì chi chứ không chi tiêu tràn lan, thiếu sự kiểm soát dẫn đến hiệu quả thấp, thất thoát kinh phí

của đơn vị. Hiệu quả quản lý chi tiêu ở đơn vị thể hiện ở số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và các khoản phải nộp khác theo quy định. Để quản lý chi tiêu đối với các bệnh viện công một cách có hiệu quả thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Quy chế chi tiêu là định mức chi tiêu của đơn vị, trên cơ sở các văn bản, chính sách chế độ của nhà nước và căn cứ vào tình hình thu chi tại đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vi, quy chế chi tiêu nội bộ cũng cần phải xây dựng được mức khoán chi quản lý hành chính, định mức tiêu hao vật tư của các loại trang thiết bị y tế. Tuy nhiên do những biến động kinh tế xã hội, biến động trong nội bộ đơn vị cũng như những thay đổi về cơ chế, chính sách, nên quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cần phải được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với điều kiện từng thời kỳ khác nhau đảm bảo yêu cầu chi tiêu của đơn vị đạt hiệu quả cao. Do vậy, các bệnh viện công lập trên địa bàn cần phải rà soát lại các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nội bộ của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị ban hành và điều chỉnh, sửa đổi bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình đặc thù của đơn vị

+ Công tác lập dự toán phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các khoa, sao cho dự toán của đơn vị phải phản ánh được hết các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tế. Việc cấp phát, thanh toán phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự toán, đúng mục đích để đạt hiệu quả cao nhất.

+ Công khai, minh bạch trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là điều kiện tiên quyết để cơ chế tự chủ thành công và phát triển bền vững. Là một dạng của cơ chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi đơn vị đã có giá trị như một văn bản pháp quy trong điều hành tài chính gắn với các hoạt động quản lý hành chính của nhà nước. Vì thế, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo tuân thủ đúng quy trình công khai, minh bạch trong suốt quá trình quản lý tài chính của mỗi cơ quan tự chủ.

Cơ sở pháp lý của công khai, minh bạch về tài chính - ngân sách đã được xác lập một cách rõ ràng và đầy đủ. Có thể thấy rõ các quy định về công khai, minh bạch tài chính – ngân sách tại: Điều 13 Luật NSNN số 01/2002/QH11; Điều 32 Luật Kế toán số 03/2003/QH11; Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg; Thông tư số 03/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành QĐ số 192/2004/QĐ-TTg; Thông tư số 21/2005/TT-BTC hướng dẫn công khai báo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Qua đó cho thấy việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ trong các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch đã được thiết lập dựa trên các căn cứ pháp lý vững chắc và đồng bộ. Do đó, trong thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV đã ghi rõ trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc:… “phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong cơ quan; phải có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị bằng văn bản”. Rõ ràng thực hiện nội dung công khai này sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan; từ đó mà có thể tạo ra những tác động sau:

Một là, cán bộ, công chức, viên chức thấy rõ được tinh thần, nội dung của

cơ chế tự chủ là gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm của mỗi thành viên, tổ chức, phòng ban qua đó mang lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động quản lý hành chính của nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, tăng thu nhập, cải thiện môi trường sống, công tác của mỗi thành viên trong cơ quan; phúc lợi xã hội không ngừng tăng.

Hai là, cán bộ, công chức, viên chức là những người phản biện trực tiếp

tốt nhất cho những nội dung mà quy chế chi tiêu nội bộ đã được soạn thảo bởi một bộ phận chức năng trong cơ quan. Nhờ đó mà giúp đảm bảo tính chính xác, khách quan cho các nội dung và các định mức chi tiêu đã được xác lập và tất cả các cán bộ, công chức đều có cơ hội tham gia. Vì vậy, quy chế chi tiêu nội bộ đã thể hiện được một phần ý chí, nguyện vọng của cán bộ, công chức trong đơn vị, đảm bảo tính “đồng thuận” cao trong toàn bộ đơn vị.

Ba là, giúp xây dựng được đầy đủ các nội dung chi tiêu trong các hoạt

động, tránh bỏ sót, trùng lắp và tạo ra định mức chi tiêu sát thực, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả thông qua các ý kiến đa chiều của các bộ phận, các thành viên công đoàn.

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như các luận cứ để thực hiện công khai, minh bạch trên đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo hai sở (Tài chính và Nội vụ) cụ thể hóa các yêu cầu công khai, minh bạch cho phù hợp với đặc thù của tỉnh. Trên cơ sở đó hai sở có trách nhiệm soạn bản dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện công khai, minh bạch trình Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành. Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công khai, minh bạch hai sở thông qua hệ thống ngành dọc của mình mà tiếp tục hướng dẫn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt quy trình công khai, minh bạch trong xây dựng và thực thi quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Các bước cần công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở Ninh Bình, bao gồm:

- Công khai bản thảo quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công;

- Công khai thảo luận quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công;

- Công khai các nội dung chỉnh sửa sau khi đã có ý kiến đóng góp của công đoàn;

- Công khai các vấn đề đã được hiệp thương, thống nhất thuộc nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ;

- Công khai toàn văn bản quy chế chi tiêu nội bộ chính thức;

- Công khai các quy trình áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ về nội dung khoán, định mức chi tiêu;

- Công khai các tiêu thức đánh giá mức độ đóng góp của CBCC, tiêu thức xếp hạng, bình bầu thi đua;

- Công khai báo cáo tài chính hàng năm.

Các hình thức thực hiện công khai

- Phát hành bản thảo bằng giấy gửi các bộ phận, phòng ban; - Thông báo tại bản tin;

- Phát hành ấn phẩm

- Thảo luận bản thảo quy chế chi tiêu nội bộ trực tiếp thông qua tổ chức công đoàn bộ phận, phòng ban. Thảo luận phiên toàn thể bằng văn bản hay bằng chất vấn trực tiếp

- Và các hình thức khác

Lãnh đạo bệnh viện chiu trách nhiệm trước pháp luật và trước cán bộ, công nhân, viên chức về quyết định của mình. Do đó việc công khai tài chính giúp cho lãnh đạo bệnh viện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

- Xây dựng định mức chi theo đặc thù của ngành y tế: Các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh bình đa số là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, do vậy một số khoản chi có thể quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức chi do nhà nước quy định nhưng phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện. Để nâng cao hiệu quả chi ban lãnh đạo bệnh viện cần phải làm rõ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi đơn vị được chi tiêu tăng hoặc giảm so với chế độ nhà nước quy định sao cho phù hợp với tình hình tài chính và đặc thù của bệnh viện.

Hiệu quả quản lý chi được thể hiện qua nguồn kinh phí tiết kiệm được để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công nhân, viên chức. Là đơn vị sự nghiệp nên các bệnh viện được phép tăng thu, tiết kiệm chi và được sử dụng nguồn kinh phí tiết được được do chênh lệch thu lớn hơn chi để chi trả thu nhập tăng thệm cho người lao động. Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: Người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ để chi trả thu nhập tăng thêm.

Bên cạnh việc nâng cao thu nhập bằng lương tăng thêm, cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong bệnh viện và chế độ khen thưởng kịp thời để động viên người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)