3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập
3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức tại các bệnh viện
Thực hiện cơ chế chính sách mới, yếu tố nhận thức của cá nhân hết sức quan trọng. Mỗi đơn vị cần quán triệt đến từng cán bộ, viên chức nội dung Nghị định 43 và thông tư hướng dẫn liên quan lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình.
Hàng năm, Sở Y tế cùng với Sở Nội vụ cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và cán bộ tài chính, kế toán về các chủ đề thiết thực. Ví dụ: Các khoá tập huấn về phát triển kỹ năng cá nhân nhà quản lý, như: Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng điều khiển cuộc họp; kỹ năng giải quyết xung đột; kỹ năng giám sát hiệu quả. Hay đào tạo các khoá tập huấn về quản lý nội bộ tổ chức, như: Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động của đơn vị; quản lý tài chính; tổ chức hạch toán kế toán; xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả; đánh giá kết quả công việc;…
Các bệnh viện cần tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng về công tác chuyên môn: Nhằm nắm bắt, cập nhật, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng các yêu cầu của xã hội, giúp cho cán bộ, công chức làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
Các bệnh viện cũng cần nâng cao ý thức tự giác làm việc, ý thức tiết kiệm, quản lý có hiệu quả tài sản công của cán bộ viên chức. Bệnh viện cần có quy định cụ thể về khen thưởng kỷ luật để đảm bảo tính công bằng, hợp lý cho từng cá nhân trong đơn vị.
Cơ chế mới đã chỉ rõ ràng năng lực của mỗi cán bộ công chức, viên chức gắn liền với kết quả hoạt động của đơn vị và được đánh giá công bằng, được hưởng thù lao xứng đáng với năng lực, lao động của mỗi cá nhân. Do vậy trong cơ chế mới mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để phát huy những kiến thức của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ
Để thực hiện tốt quản lý tài chính các bệnh viện công lập trên địa bàn tình cũng cần phải có sự nỗ lực trong việc:
- Hoàn thiện bộ máy quản lý, công tác tổ chức trong đơn vị: Tăng cường công tác quản lý bệnh viện, nó giúp cho các bệnh viện hoạt động đúng hướng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo bệnh viện là người quyết định đến việc thành hay bại khi thực hiện công tác quản lý tài chính cũng như hoạt động của đơn vị. Để quản lý tốt tài chính đòi hỏi giám đốc các bệnh viện phải có trình độ về quản lý tài chính, cán bộ công chức làm tài chính, kế toán phải có chuyên môn cao về tài chính, kế toán. Bên cạnh đó công tác sắp xếp, tổ chức, bổ nhiệm cán bộ công chức viên chức phải được thực hiện nghiêm túc, công khai và dân chủ. Thực hiện tốt Nghị định 132/2007/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cập nhật văn bản pháp qui mới về quản lý tài chính, tổ chức các khoá đào tạo về kiến thức và nghiệp vụ kế toán cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính, kế hoạch. Tổ chức các đợt tập huấn về công tác quản lý tài chính, quản lý cán bộ, quản lý đào tạo, nhằm từng bước bổ sung và đổi mới kiến thức
về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán.
Có dự án bồi dưỡng cán bộ kế cận, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ và năng lực quản lý tài chính kế toán. Mặt khác phải có cơ chế tuyển dụng đội ngũ nhân lực mới một cách khoa học, khách quan, minh bạch, phải thực sự tuyển dụng người có năng lực chuyên môn tốt, có năng lực về quản lý tài chính công và có phẩm chất đạo đức tốt, tất cả vì sự nghiệp phát triển sự nghệp y tế Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải chú ý đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ quản lý tài chính của các bệnh viện công lập địa phương. Bởi lẽ nếu không đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình thì sẽ không khuyến khích họ làm việc tốt được, đặc biệt họ lại làm việc trong môi trường nhạy cảm với kinh tế, dễ bị sa ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và do đó dễ đi vào con đường tham ô, lãng phí gây thát thoát tiền và tài sản nhà nước .
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế làm việc phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đơn vị sao cho mang lại hiệu quả nhất.
- Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết sao cho khi người bệnh đến bệnh viện khám chữa bệnh cảm thấy nhanh gọn, thoải mái và tin tưởng nhất. Hiện nay đang có sự cạnh tranh giữa các bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân do vậy để thu hút được lượng bệnh nhân đến với các bệnh viện công lập thì các bệnh viện này phải không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế để khẳng định uy tín và vị trí của mình., cán bộ ngành y phải có y đức, phải có tâm trong công việc như Bác Hồ đã dạy: “người thày thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”
- Thực hiện tốt các quy định về quản lý, kiểm kê, đánh giá lại, tính hao mòn và trích khấu hao tài sản, trang thiết bị y tế, theo quy định tránh thất thoát tài sản của mình. Thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính để mua sắm, tài sản phục vụ công tác khám chữa bệnh từ quỹ phát triển sự nghiệp.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, độc lập: Hiện nay các bệnh viện công lập trên địa bàn chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập, chủ yếu là tự kiểm tra và kết hợp với việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý tài chính cấp trên, cơ quan thanh tra và kiểm toán. Việc xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập sẽ giúp cho đơn vị nhận biết kịp thời các hành vi làm sai phạm quy định và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện: Công tác tin học đóng vai trò tương đối quan trọng trong công tác quản lý bênh viện, đặc biệt là công tác tài chính. Nó giúp cho công tác quản lý, hoạt động có hiệu quả và khoa học hơn.
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc về cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.