3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập
3.2.3. Công tác quản lý tài sản công cần chặt chẽ hơn
Kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản của các bệnh viện được lập trong dự toán đầu năm của các đơn vị trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt các đơn vị này thực hiện việc mua sắm, sửa chữa theo các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Đầu năm các đơn vị này thành lập hội đồng mua sắm tài sản, trong năm khi thực hiện mua sắm, sửa chữa tài sản hội đồng mua sắm này phải họp để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng để phục vụ cho việc mua sắm tài sản đó. Do vậy cũng hạn chế được việc mua sắm tài sản không cần thiết đảm bảo việc mua sắm phù hợp với điều kiện, năng lực của từng bệnh viện. Bên cạnh đó thì việc quản lý và sử dụng tài sản phải được tuân theo các quy định về quản lý tài sản nhà nước. Tài sản mua về phải được theo dõi trên sổ sách kế toán và được bàn giao cho từng bộ phận, cá nhân sử dụng, phải có biên bản bàn giao tài sản. Những bộ phận, cá nhân khi tiếp nhận tài sản phải có trách nhiệm trong việc sử dung, bảo quản, giữ gìn để tài sản được sử dụng lâu dài. Hàng năm kế toán phải tiến hành tính hao mòn đối với các tài sản trong cơ quan theo quy định của nhà nước. Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện công lập đã có phần mềm trên máy tính để theo dõi tài sản và tính hao mòn tài sản qua các năm. Tuy nhiên vẫn còn vài đơn vị chưa thực hiện việc theo dõi và tính hao mòn trên máy tính. Vì vậy để tài sản được theo dõi, quản lý và sử dụng một cách hiệu quả thì thủ trưởng các đơn vị phải chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện việc quản lý tài sản theo đúng quy định của nhà nước. Cuối năm cần tiến hành việc kiểm kê đánh giá lại tài sản để xem việc thừa, thiếu tài sản để từ đó có phương án xử lý thích hợp. Đối với tài sản được thanh lý phải thực hiện đúng trình tự theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền. Tiền thanh lý
được bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của bệnh viện