1.2. Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
1.2.3. Thực hiện thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
1.2.3.1. Quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một quy trình TĐTD với các nội dung và phƣơng pháp TĐTD riêng. Khi tiến hành thẩm định CVTD thì CBTĐ phải tuân thủ theo các bƣớc trong quy trình thẩm định đã đƣợc quy định theo văn bản mà ngân hàng ban hành nội bộ.
Quy trình thẩm định thông thƣờng sẽ quy định từng bƣớc tiến hành trong công tác thẩm định kể từ khi tiếp nhận hồ sơ về nhu cầu vay vốn của khách hàng đến khi ngân hàng ra quyết định về đồng ý hoặc không đồng ý cho khách hàng đƣợc cấp vốn CVTD. Mục đích của quy trình thẩm định là nhằm chuẩn hóa và thống nhất các bƣớc của quy trình từ thẩm định đến phê duyệt khoản vay, đồng thời sẽ là công cụ hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát rủi ro tín dụng. Về cơ bản, quy trình TĐTD bao gồm các bƣớc nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định tín dụng
Lưu ý: Đây là quy trình thẩm định cơ bản, đối với từng ngân hàng khác nhau
thì tùy theo mô hình, chức năng của từng bộ phận tác nghiệp mà các bƣớc trong quy trình này có thể thay đổi, ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện có thể thêm những bƣớc thẩm định, những nội dung thẩm định khác so với quy trình này.
Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng.
Sau khi tiếp nhận đƣợc hồ sơ từ phía CVKH, CBTĐ tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ bao gồm kiểm tra các yêu cầu sau:
- Tính đầy đủ của hồ sơ: CBTĐ kiểm tra xem các đầu mục hồ sơ đã đầy đủ theo quy định của ngân hàng, trong từng loại chứng từ có bị thiếu hay mất thông tin không.
- Tính hợp pháp, chính xác và hợp lý của các chứng từ khách hàng cung cấp: CBTĐ kiểm tra xem các chứng từ khách hàng cung cấp có đảm bảo yếu tố rõ ràng và không bị tẩy xóa, có phù hợp với quy định của pháp luật và của ngân hàng hay không, bản thân các chứng từ này có phù hợp với nhau hay thiếu logic, và các chứng từ này có phù hợp với các thông tin khác mà CBTĐ thu thập đƣợc (CIC, thông tin từ hệ thống lƣu trữ nội bộ ngân hàng, nguồn khác…)
Trƣờng hợp CBTĐ xét thấy hồ sơ còn thiếu, có yếu tố mâu thuẫn, nghi ngờ sẽ yêu cầu CVKH/Khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình.
Nếu hồ sơ của khách hàng đáp ứng đƣợc với các yêu cầu trên, CBTĐ sẽ chuyển sang bƣớc xử lý tiếp theo.
Bước 2: Xử lý thông tin
CBTĐ tiến hành thu thập, tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: từ bề mặt hồ sơ khách hàng cung cấp, từ thông tin thẩm định khai thác trực tiếp từ khách hàng, bên thứ ba (ngƣời thân, hàng xóm, cơ quan công tác…), từ thông tin lƣu trữ nội bộ ngân hàng, CIC…
CBTĐ thực hiện phân tích, đối chiếu và so sánh các thông tin và chọn lọc các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định.
Bước 3: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
CBTĐ sử dụng các công cụ mà ngân hàng cung cấp để tiến hành ƣớc lƣợng và kiểm soát rủi ro tín dụng, ví dụ nhƣ: công cụ chấm điểm xếp hạng năng lực tín dụng của khách hàng, bộ câu hỏi nhận diện khách hàng… Thông qua ƣớc lƣợng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp thông tin giúp cho ngân hàng tiên đoán đƣợc phần nào khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Các khách hàng đáp ứng đƣợc các tiêu chí nhất định của các bộ công cụ này sẽ đƣợc tiếp tục xử lý hồ sơ cho bƣớc tiếp theo.
Bước 4: Kết luận, đánh giá sau cùng về khoản vay.
CBTĐ tiến hành lập báo cáo thẩm định/tờ trình, trong đó có nêu rõ các đánh giá của mình về tổng thể khoản vay bao gồm: đánh giá nhân thân khách hàng, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án vay, đánh giá tài sản đảm bảo (nếu có) và đánh giá khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong báo cáo này, CBTĐ sẽ đƣa ra các kết luận và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề xuất cho vay của khách hàng/đơn vị trình vay.
1.2.3.2. Các nội dung thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Mục tiêu của thẩm định nói chung là cung cấp thông tin để ra quyết định cho vay và giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng mục đích của phƣơng án vay vốn và ƣớc lƣợng kiểm soát rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho
vay. Do đó nội dung thẩm định cho vay tiêu dùng bao gồm các nội dung về: Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng, phƣơng án vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo cho khoản vay.
a, Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng
Mục tiêu của việc thẩm định này nhằm mục đích: đánh giá tƣ cách khách hàng, nhân thân khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ, kiểm tra xem khách hàng có đáp ứng đƣợc quy định tối thiểu, của chính sách vay của Ngân hàng hay không? Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hƣớng dẫn của NHNN Việt Nam
Ngoài những điều kiện trên ra, CBTĐ khi thẩm định về hồ sơ pháp lý của khách hàng cần phải kiểm tra kỹ các thông tin về:
- Tên, tuổi, địa chỉ nơi ở hiện tại, địa chỉ thƣờng trú của khách hàng. - Tình trạng hôn nhân.
- Ngƣời đồng trả nợ với khách hàng
- Các khoản vay nợ của khách hàng, quan hệ của khách hàng với TCTD khác.
-Và các giấy tờ kèm theo
b, Thẩm định phương án vay vốn
Phƣơng án vay vốn thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng. Phƣơng án vay vốn thể hiện toàn bộ nội dung khoản vay bao gồm: Khách hàng vay vốn dùng
cho việc gì? Có đúng là nhu cầu vay vốn của khách hàng hay không? Có phù hợp với quy định của Nhà nƣớc hay không? Có bị vi phạm qui định cấm của pháp luật/của Ngân hàng hoặc thuộc mục đích hạn chế cho vay ?
Căn cứ trên các đặc điểm vay vốn theo từng sản phẩm, theo quy định từng thời kỳ, các CBTĐ có thể xác định rõ mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp hay không, để đề xuất cho vay. Tùy theo từng mục đích vay vốn mà khách hàng phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau để chứng minh mục đích vay vốn của mình. Thông thƣờng phƣơng án vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn theo quy định của Ngân hàng. - Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn.
- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết
c, Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
Yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò cho việc ra quyết định tài trợ cho khách hàng là nguồn trả nợ của khách hàng.
Khách hàng có thể sử dụng nhiều nguồn thu nhập khác nhau để chứng minh khả năng trả nợ của mình. Phân tích nguồn trả nợ của khách hàng là phân tích khả năng trả nợ, khả năng tài chính của chính bản thân khách hàng và ngƣời bảo lãnh nguồn trả nợ hoặc vợ/chồng của khách hàng. Có khả năng tài chính tốt, bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để cho khách hàng vay. Điều kiện này đặt ra vừa tốt cho khách hàng, vừa tốt cho Ngân hàng. Đối với khách hàng, khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khách hàng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, giữ đƣợc uy tín với Ngân hàng, và không có vết đen tín dụng trên CIC. Đối với Ngân hàng, sự đảm bảo về khả năng trả nợ của khách hàng giúp CBTĐ có thể ra quyết định đúng đắn về việc cấp tín dụng cho khách hàng hoặc không cấp. Tùy theo tính chất công việc của khách hàng, mà hồ sơ cung cấp cho Ngân hàng sẽ khác nhau, do đó đòi hỏi CBTĐ phải có kỹ năng và kinh nghiệm để phân tích nguồn tài chính của khách hàng.
Đối với KHCN thì nguồn trả nợ của khách hàng có thể xuất phát từ nhiều nguồn thu nhập, nhƣng tổng kết lại thì có những nguồn thu nhập chính nhƣ sau:
- Thu nhập từ lƣơng và các khoản theo lƣơng
- Thu nhập từ khai thác các nguồn tài sản hiện có của khách hàng. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Đối với mỗi một nguồn thu nhập, CBTĐ phải có phƣơng pháp, cách thức để xác định chính xác nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng, có thể dựa theo quy trình mà Ngân hàng đã ban hành sẵn, dựa theo sự hiểu biết - kinh nghiệm của CBTĐ, hoặc dựa vào những thông tin sẵn có để tham chiếu…Việc xác định chính xác nguồn trả nợ của khách hàng là hết sức quan trọng, vì nếu đánh giá không chính xác nguồn thu nhập của khách hàng, sẽ không tính toán chính xác đƣợc thu nhập khách hàng có khả năng trả cho Ngân hàng đúng hạn, gây ra rủi ro cho Ngân hàng, và dẫn đến nợ xấu.
d, Thẩm định tài sản bảo đảm
Khi vay vốn Ngân hàng, thông thƣờng khách hàng phải có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng. Đây cũng là một biện pháp của Ngân hàng nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả, ngân hàng đòi hỏi:
- Việc nhận tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay phải tuân theo quy định về việc nhận tài sản bảo đảm của Ngân hàng theo từng thời kỳ.
- Gía trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm
- Tài sản dùng làm bảo đảm phải có giá trị thị trƣờng và thị trƣờng chấp nhận - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngƣời cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
Hiện nay, việc định giá tài sản bảo đảm đƣợc nhiều Ngân hàng thuê Công ty định giá tài sản ở bên ngoài, việc này giúp CBTĐ nhanh chóng xác định đƣợc giá trị tài sản bảo đảm và mức cho vay tối đa của Ngân hàng căn cứ trên giá trị của tài sản, từ đó rút ngắn thời gian thẩm định và tạo điều kiện vay vốn cho khách hàng.
Thông thƣờng hồ sơ tài sản bảo đảm gồm có: Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu của tài sản đảm bảo nhƣ: Bất động sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/
quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán nhà); Động sản (các phiếu thu tiền, hợp đồng, đăng ký xe/ tàu biển…), Hồ sơ nhân thân của chủ tài sản
Tóm lại, mục tiêu của thẩm định tài sản bảo đảm là đánh giá chính xác và trung thực xem tài sản bảo đảm nợ vay có thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hay không. Nếu thỏa mãn thì khả năng thu hồi nợ đƣợc đảm bảo. Nếu không thì sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng.
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện thẩm định tín dụng trong CVTD a. Nguyên tắc
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận chức năng và các cá nhân tham gia trong quy trình thẩm định tín dụng CVTD.
- Phân quyền thẩm định và thẩm quyền phán quyết tín dụng cho từng cá nhân, từng nhóm ngƣời (các chuyên gia phê duyệt, các hội đồng tín dụng, ủy ban tín dụng).
- Chú trọng tƣ cách đạo đức, trình độ nghiệp vụ của CBTĐ. - Tuân thủ yêu cầu kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.
b. Cơ cấu tổ chức công tác thẩm định tín dụng trong CVTD
- Mô hình phân tán: Công tác thẩm định và phê duyệt đƣợc thực hiện tại chi nhánh và phòng giao dịch trong khuôn khổ và thẩm quyền đã đƣợc cho phép. Vƣợt thẩm quyền sẽ chuyển lên cấp thẩm định và phê duyệt cao hơn.
- Mô hình tập trung: Công tác khai thác, bán hàng, thu thập hồ sơ và tiền thẩm định (nếu có) đƣợc thực hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch. Toàn bộ hồ sơ tín dụng sẽ đƣợc chuyển về một trung tâm (thuộc hội sở hoặc từng vùng) và sẽ đƣợc thẩm định/tái thẩm định và đƣợc từng cấp phê duyệt (theo thẩm quyền phán quyết đƣợc quy định theo quyết định bằng văn bản của ngân hàng) xét duyệt hồ sơ vay.
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức thẩm định tín dụng trong CVTD
1.2.3.4. Phương pháp thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ sử dụng những phƣơng pháp thẩm định tín dụng khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thẩm định theo quy chuẩn và khẩu vị rủi ro mà ngân hàng đó hƣớng tới.
- Phƣơng pháp thẩm định trực tiếp (site visit): sử dụng phƣơng pháp này, CBTĐ sẽ thẩm đi thẩm định trực tiếp để tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng và khoản vay dự kiến. CBTĐ gặp trực tiếp khách hàng (face to face) tại nhà khách hàng, tại đơn vị công tác của khách hàng, đến thẩm định tài sản bảo đảm, đến thẩm định các nguồn thu khác nhƣ đến tận nơi tài sản cho thuê, cơ sở kinh doanh của khách hàng…
- Phƣơng pháp thẩm định gián tiếp (non-site visit): CBTĐ sẽ thẩm định không gặp gỡ trực tiếp khách hàng hoặc các bên liên quan mà bằng các nghiệp vụ thẩm định nhƣ gọi điện thoại, kiểm tra chéo thông tin các bên liên quan, tìm hiểu thông tin trên các website, các nguồn chính thông tin khác để xác định thông tin mà khách hàng cung cấp có trung thực và hợp lý hay không.
- Phƣơng pháp thẩm định qua các chỉ tiêu tài chính, mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng: ngoài 2 phƣơng pháp thẩm định trên, CBTĐ sẽ đánh giá khả năng tài chính của khách hàng qua các chỉ tiêu tài chính theo quy định tại từng ngân hàng
nhƣ: hệ số nợ trên thu nhập (DTI: Debt to income), tỷ lệ khả năng thanh toán nợ với nguồn thu (DSCR: Debt Service Coverage Ratio), giá trị hiện tại thuần (NPV: Net present value), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)… hoặc sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng để lựa chọn các khách hàng đáp ứng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà ngân hàng xây dựng.
1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Hệ thống kiểm tra, giám sát là quy trình theo dõi và đánh giá chất lƣợng của công tác thẩm định tín dụng trong CVTD để đảm bảo nó đƣợc triển khai, đƣợc điều chỉnh khi môi trƣờng thay đổi, đƣợc cải thiện khi có khiếm khuyết thông qua kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và định kỳ.
Hệ thống kiểm tra, giám sát có chức năng sau:
Ngăn ngừa thiết sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ: Các thủ tục kiểm tra, giám sát phải đƣợc thiết kế sao cho hƣớng các công tác thẩm định tín dụng trong CVTD xảy ra đúng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai soát, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có thể gây thất thoát tiền bạc hoặc tài sản của ngân hàng, gây thiệt hại trong kinh doanh.
Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh của ngân hàng:Cơ cấu của kiểm tra, giám sát cần đƣợc thiết lập bao gồm những thủ tục, quy trình để đảm bảo chính sách kinh doanh của ngân hàng đƣợc tất cả các nhân viên liên quan đến công tác cho vay tiêu dùng, đến công tác thẩm định tín dụng và phê duyệt tín