CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
2.3. Nguồn tài liệu và số liệu nghiên cứu
2.3.2. Số liệu sơ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu về công tác thẩm định tín dụng CVTD của Techcombank: Thông qua các báo cáo chi tiết của Trung tâm Quản trị rủi ro tín dụng và Tài trợ tiêu dùng (PCC) định kỳ (hàng tháng, hàng quý và tổng kết năm) và báo cáo thƣờng niên hàng năm của Techcombank.
- Thu thập thông tin từ các bảng khảo sát đối với chuyên viên quan hệ khách hàng bán lẻ, chuyên viên thẩm định bán lẻ… quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động CVTD. Nội dung Phiếu khảo sát là các câu hỏi liên quan đến việc đánh giá, lấy ý kiến về quy trình thẩm định tín dụng của Techcombank.
- Thu thập thông tin từ việc phỏng vấn đối với một số lãnh đạo các cấp khác nhau tại các đơn vị kinh doanh (Chi nhánh/ Phòng giao dịch) của Techcombank và PCC. Nội dung phỏng vấn sẽ đánh giá vai trò, thành quả và một số hạn chế còn tồn tại của công tác thẩm định và kế hoạch cải tiến, hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động CVTD của Techcombank trong năm 2016.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi và phòng vấn
2.4.1.1. Điều tra khảo sát
Để tìm hiểu về thực trạng, những điểm còn tồn tại của công tác thẩm định tín dụng trong CVTD tại Techcombank, từ đó lấy cơ sở đƣa ra các nhận định và đề xuất giải pháp phù hợp. Xây dựng Bảng câu hỏi để đánh giá công tác thẩm định tín
dụng CVTD bao gồm: tính nhất quán và đồng bộ của công tác thẩm định, thời gian thẩm định có thực hiện theo cam kết chất lƣợng mà Trung tâm đƣa ra, kinh nghiệm và giao tiếp của chuyên viên thẩm định đối với khách hàng nội bộ (là các đơn vị nội bộ Techcombank mà chuyên viên thẩm định có tƣơng tác)…
Chọn mẫu: Do điều kiện về thời gian và nguồn lực có hạn, tác giả tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ bán hàng tại 02 Chi nhánh lớn có doanh số CVTD lớn là Sở giao dịch và Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (số lƣợng 60 mẫu).
Cách thức thực hiện: Khảo sát tại chỗ theo nội dung “Phiếu trƣng cầu ý kiến các đơn vị nội bộ trong Techcombank về công tác thẩm định tín dụng CVTD” (đối với chuyên viên khách hàng).
2.4.1.2. Phỏng vấn, thảo luận
Phỏng vấn, xin ý kiến trực tiếp từ một số lãnh đạo đơn vị kinh doanh, lãnh đạo các phòng ban tác nghiệp liên quan đến công tác thẩm định (nhƣ Trung tâm Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân và Tài trợ tiêu dùng, Trung tâm hỗ trợ CVTD, Phòng phê duyệt CVTD…), có thâm niên kinh nghiệm để đúc kết đƣợc những thông tin xác thực và trọng yếu, về thực trạng, chiến lƣợc và định hƣớng hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong CVTD thời gian tới.
Cách thức thực hiện: phỏng vấn, xin ý kiến trực tiếp hoặc qua điện thoại. Các nội dung đƣợc tác giả biên tập lại trên nguyên tắc đảm bảo chính xác nội dung thực hiện phỏng vấn, thảo luận.
2.4.2. Các phương pháp phân tích
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp, diễn giải.
- Tác giả nghiên cứu, đánh giá và khai thác tài liệu liên quan, có giá trị tham khảo phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài một cách có hiệu quả.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu. Cùng với phân tích các biểu đồ minh họa tạo ra nền tảng của phân tích định lƣợng về các số liệu:
Biểu diễn số liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về số liệu.
- Phƣơng pháp so sánh xem xét các chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh số liệu về một chỉ tiêu ở năm nghiên cứu với chỉ tiêu đó ở năm cơ sở.
- Phân tích tổng hợp và diễn giải ý nghĩa của dữ liệu thu thập đƣợc, với kết quả nghiên cứu tác giả dùng làm cơ sở để diễn giải ý nghĩa của dữ liệu.
Kết luận Chƣơng 2
Chƣơng 2 của Luận văn đã trình bày và giải thích đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để đƣa ra đƣợc những số liệu, kết quả nhằm làm rõ thực trạng và những vấn đề cần giải quyết để có phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng CVTD tại Techcombank.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK
3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank
3.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Techcombank
Techcombank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng. Đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng Vốn Chủ sở hữu đạt 15.755 tỷ đồng và tổng Tài sản đạt trên 172.744 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Techcombank ngày 30/6/2015). Cùng với cổ đông chiến lƣợc HSBC (nắm giữ 20% cổ phần), Techcombank không ngừng phát triển, nhiều lần đƣợc ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2014, Techcombank sở hữu một mạng lƣới chi nhánh rộng khắp với 312 chi nhánh, phòng giao dịch trên 45 tỉnh và thành phố và 1.231 máy ATM trên toàn quốc cùng với một nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Ngoài ra, với một lực lƣợng nhân sự trong năm 2014 lên tới 7.242 nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu chung của Ngân hàng - trở thành Tổ chức cung cấp các giải pháp tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
Với ba trọng tâm kinh doanh chiến lƣợc: Dịch vụ tài chính cá nhân; Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp; Ngân hàng bán buôn, Techcombank đang phục vụ gần 49 nghìn khách hàng doanh nghiệp và 3,7 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc.
Trong năm 1997, Techcombank là Ngân hàng đầu tiên áp dụng hình thức quầy giao dịch mở, đem lại cảm giác thân thiện cho khách hàng và Ngân hàng. Techcombank là Ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng mô hình quản lý Ngân hàng hiện đại sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Teminos (T24 core banking) làm tiền đề cho sự phát triển của các sản phẩm công nghệ hiện đại. Trong năm 2014 Techcombank cũng nhận đƣợc nhiều giải thƣởng lớn nhƣ: Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
Có thể nói, qua 22 năm phát triển, hiện Techcombank đã đạt đƣợc những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về tổng tài sản và doanh thu và trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín nhất trên thị trƣờng tài chính Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và khách hàng.
Sơ đồ 3.2 Vốn cổ phần của Techcombank năm 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân và Tài trợ tiêu dùng (PCC)
Trƣớc đây, các Ngân hàng tại Việt Nam thƣờng áp dụng quy trình tín dụng theo phân cấp ủy quyền phê duyệt tại Chi nhánh/Phòng giao dịch, trƣờng hợp khoản vay vƣợt ủy quyền phê duyệt tại đơn vị kinh doanh thì sẽ trình lên các cấp phê duyệt cao hơn tại Hội sở. Các cấp phê duyệt cao hơn có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhƣng thông thƣờng sẽ là Phòng/Ban/Trung tâm tái thẩm định hội sở, Hội đồng tín dụng, Ủy ban tín dụng... Ngân hàng Techcombank cũng không là ngoại lệ.
Techcombank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung (tháng 04/2008). Mô hình này sẽ tách biệt độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời chuyên môn hóa từng vị trí công việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
Mô hình phê duyệt này tham khảo từ mô hình phê duyệt tín dụng tại Ngân hàng HSBC và đã đƣợc tƣ vấn từ Mc Kinsey (Công ty tƣ vấn hàng đầu thế giới) để có thể áp dụng phù hợp với cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng Techcombank thời điểm đó. Trong thời kỳ đầu này, Trung tâm quản lý tín dụng cá nhân - RCC (Risk Credit Center) thuộc Khối bán lẻ đƣợc thành lập với mục tiêu trở thành một đơn vị quản trị rủi ro cho hoạt động bán lẻ của Ngân hàng Techcombank. Trung tâm này khi đó bao gồm 3 phòng là:
- Phòng Phê duyệt tín dụng tiêu dùng thế chấp. - Phòng Phê duyệt tín dụng tiêu dùng tín chấp. - Phòng quản lý và thu hồi nợ.
Cùng với việc áp dụng mô hình mới, Techcombank đã sửa đổi bổ sung và thay thế các quy trình nghiệp vụ, cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đối với Trung tâm Quản lý tín dụng cá nhân, các văn bản mới đƣợc ban hành và áp dụng đó là:
- Quy trình thẩm định khách hàng cá nhân.
- Hƣớng dẫn thẩm định cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm.
- Hƣớng dẫn thẩm định cho vay cá nhân không có tài sản bảo đảm. - Quy trình quản lý và thu hồi nợ khách hàng cá nhân.
- Hƣớng dẫn quản lý và thu hồi nợ khách hàng cá nhân.
Vào thời điểm tháng 10/2013, Ngân hàng Techcombank thực hiện cơ cấu lại tổ chức nhằm rà soát hệ thống hoạt động của Ngân hàng, cơ cấu lại các phòng ban khối nghiệp vụ nhằm lành mạnh hóa tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đảm bảo Ngân hàng đảm bảo hoạt động hiệu quả, vững chắc, tạo tiền đề cho mục tiêu chiến lƣợc trở thành Ngân hàng thƣơng mại cổ phần số 1 tại Việt Nam. Trong quá trình này, những trung tâm/phòng/ban nghiệp vụ không hiệu quả, thừa sẽ bị giải thể, đồng thời sắp xếp lại cơ cấu phòng ban để hoạt động nghiệp vụ đƣợc chuyên biệt hóa. Việc Trung tâm Quản lý tín dụng cá nhân thuộc Khối bán lẻ (là một Khối kinh doanh) là sự sắp xếp chƣa hoàn toàn hợp lý, bởi Trung tâm này vẫn chịu ảnh hƣởng từ sức ép của kinh doanh tác động cũng nhƣ chịu ảnh hƣởng từ lãnh đạo
Khối bán lẻ để đáp ứng với hoạt động kinh doanh của Khối và có thể phát sinh rủi ro tín dụng. Do vậy, Trung tâm này đƣợc chuyển về trực thuộc sự quản lý của Khối nghiệp vụ là Khối QLRR. Trung tâm Quản lý tín dụng cá nhân khi này đƣợc đổi tên thành Trung tâm Quản trị rủi ro Tín dụng cá nhân và Tài trợ tiêu dùng - PCC. Mô hình cơ cấu hiện tại của Trung tâm nhƣ sau:
Sơ đồ 3.3 Cơ cấu Trung tâm Quản trị rủi ro Tín dụng cá nhân và Tài trợ tiêu dùng
(Nguồn: Trung tâm QTRR Tín dụng cá nhân và tài trợ tiêu dùng)
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm bao gồm:
- Thẩm định và phê duyệt khoản vay của khách hàng cá nhân theo quy trình cấp tín dụng của Techcombank trong từng thời kỳ, trong trƣờng hợp cần thiết phối
hợp với đơn vị kinh doanh trực tiếp thẩm định khách hàng nếu phát hiện hồ sơ có dấu hiệu giả mạo hoặc hồ sơ phức tạp có sự không thống nhất giữa bộ phận thẩm định và đơn vị kinh doanh.
- Tham gia ý kiến đóng góp trong việc xây dựng chính sách, quy trình liên quan đến tín dụng cá nhân.
- Hỗ trợ công tác đào tạo kỹ năng, chính sách/sản phẩm tín dụng cho chuyên viên bán hàng (RBO).
- Phát hiện và cảnh báo trong phạm vị thẩm định cá nhân về các hành vi tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng.
- Đóng góp ý kiến với các Khối kinh doanh và QTRR xây dựng khẩu vị rủi ro cho Ngân hàng trong từng thời kỳ và bảo đảm việc phê duyệt tín dụng phù hợp với Khẩu vị rủi ro đã đƣợc phê duyệt.
- Phối hợp với các Khối kinh doanh và QTRR đảm bảo Chính sách, quy trình tín dụng phù hợp, đƣợc hiểu đầy đủ và áp dụng nhất quán trên toàn hệ thống.
- Góp phần xây dựng văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ trên toàn hệ thống thông qua các tƣơng tác hàng ngày với các Khối kinh doanh, các Khối khác và tham gia chƣơng trình đào tạo của Ngân hàng.
- Tham gia tƣ vấn cho các đơn vị kinh doanh để đƣa ra cấu trúc giải pháp tài chính phù hợp dƣới vai trò chuyên gia tín dụng.
3.1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank
Trong năm 2014, cùng với việc mở rộng cơ sở khách hàng, cải thiện hoạt động tín dụng và phát triển mạng lƣới đối tác, mảng dịch vụ tài chính cá nhân đã có nhiều dấu hiệu tích cực:
- Tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 21%, đạt mức 2.688 tỉ đồng. - Cơ sở khách hàng ƣu tiên tăng 20% so với 2013.
- Doanh số cho vay đạt mức 32.807 tỉ đồng.
- Danh mục cho vay đạt mức 24.824 tỉ đồng tính đến 31/12/2014, tƣơng đƣơng mức tăng trƣởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sơ đồ 3.4 Danh mục cho vay của Dịch vụ Tài chính cá nhân của Techcombank
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng cho khách hàng cá nhân của Techcombank bao gồm:
- Cho vay nhà mới.
- Cho vay tiêu dùng khác: + Cho vay mua ô tô.
+ Cho vay du học nƣớc ngoài. + Cho vay du học tại chỗ.
+ Cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản. + Thẻ tín dụng
+ Cho vay đám cƣới tự lập. + Cho vay Mẹ và Bé.
+ -…
- Thấu chi ứng trƣớc tài khoản cá nhân.
Sơ đồ 3.6 Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân theo sản phẩm năm 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)
Theo dữ liệu năm 2014, danh mục cho vay đối với khách hàng cá nhân phân bổ tập trung vào sản phẩm cho vay nhà mới với dƣ nợ chiếm tới 70,9% tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân và chủ yếu là cho vay đối tƣợng khách hàng mua bất động sản là nhà đất hoặc nhà dự án do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tƣ. Trong năm 2014, danh mục vay mua bất động sản đạt mức 9.596 tỉ đồng, với 4.458 khoản vay mới đạt tổng giá trị 6.385 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Techcombank cũng đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua ô tô, dƣ nợ năm 2014 đạt mức tăng trƣởng khoảng 3.131 khoản vay với trị giá 1.187 tỷ đồng, tăng 245% so với năm 2013. Sản phẩm thẻ tín dụng cũng tăng mạnh, tính đến cuối năm 2014 Techcombank cũng đã phát hành 147.719 thẻ tín dụng cho các khách hàng cá nhân.
Danh mục cho vay tiêu dùng tiếp tục đƣợc cải thiện và đa dạng hóa, các mục đích vay khác nhƣ: cho vay du học, cho vay đám cƣới, cho vay mẹ và bé … ở Techcombannk hiện chiếm tỷ lệ nhỏ, và có xu hƣớng giảm trong năm 2014.
Tóm lại, tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2014 đạt 24.824 tỷ đồng (tính đến 31/12/2014), tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013. Mục tiêu của Tecchcombank là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu tiêu dùng cá nhân của khách hàng nhƣng vẫn phải đảm bảo quản lý đƣợc rủi ro tín dụng. Techcombank đang thể hiện chiến lƣợc hết sức rõ ràng đó là chú trọng nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tập trung vào nhóm khách hàng tốt. Nhóm sản phẩm bất động sản, mua ô tô, vay thấu chi và thẻ tín dụng hiện đƣợc Ngân hàng ƣu tiên phát triển, đây cũng là nhóm sản phẩm tập trung số lƣợng khách hàng lớn.
3.2. Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng trong CVTD tại Techcombank
3.2.1. Công tác thẩm định tín dụng trong CVTD tại Techcombank
3.2.1.1. Quy trình thẩm định tín dụng trong CVTD
QUY NH M N VÀ P Ê DUYỆ C O VAY BÁN LẺ
GIAI O N 1: M N SƠ BỘ GIAI O N 2: M N VÀ P Ê DUYỆ
C H U Y Ê N G IA P D