Tăng cường công tác quản lý, giảm sát khoản vay sau thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý, giảm sát khoản vay sau thẩm định

Hồ sơ vay vốn tiêu dùng cá nhân đƣợc CGPD thẩm định và duyệt hạn mức cho khách hàng vay, sẽ đƣợc chuyển hồ sơ lên hệ thống dữ liệu của ngân hàng, công việc của CVXLHS và CGPD tại Trung tâm QTRR tín dụng cá nhân và tài trợ tiêu dùng đối với món vay này coi nhƣ kết thúc. CVKHCN của chi nhánh/PGD có nhiệm vụ thông báo với khách hàng, soạn hợp đồng và tiến hành giải ngân cho

khách hàng, tiếp tục quản lý tình hình trả nợ của khách hàng đó, khi phát sinh nợ xấu hoặc sử dụng vốn sai mục đích thì CVKHCN sẽ là ngƣời phải chịu trách nhiệm đầu tiên, CVXLHS và CGPD hầu nhƣ không phải chịu trách nhiệm, hoặc CVXLHS chỉ bị đánh giá là khả năng thẩm định chƣa tốt.

Tại Trung tâm QTRR tín dụng cá nhân và tài trợ tiêu dùng, các CVXLHS và CGPD đƣợc đánh giá là hoàn thành công việc thông qua bộ chỉ tiêu SLA - quy định về thời gian, và thông qua số lƣợng hồ sơ thẩm định đƣợc mỗi tháng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo tâm lý chủ quan của CVXLHS khi thực hiện thẩm định hồ sơ, chỉ tập trung vào việc thẩm định cho đúng thời gian và xử lý thật nhiều hồ sơ, mà coi nhẹ chất lƣợng thực sự của hồ sơ đó.

Do đó, để thực sự hoàn thiện đƣợc công tác thẩm định cho vay tiêu dùng, Ban lãnh đạo của PCC nên thành lập một tổ chuyên trách công việc quản lý, giám sát khoản vay sau thẩm định, có trách nhiệm::

- Phân nhóm khách hàng vay vốn theo sản phẩm và theo khu vực, đề xuất các nhóm khách hàng cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, để trong quá trình đi thực tế, không bị tốn kém về chi phí và tiết kiệm đƣợc thời gian.

- Kết hợp với các CVKHCN ở CN/PGD cùng thực hiện việc kiểm tra mục đích, tình hình sử dụng vốn của khách hàng, trƣờng hợp khách hàng có sai phạm thì kịp thời đƣa ra các biện pháp để xử lý, nhằm hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

- Song song với công việc thẩm định tại PCC nhƣ quy định, các thành viên trong nhóm sẽ lên kế hoạch, bố trí các ngày trong tháng không nhận them hồ sơ mới, giải quyết hồ sơ tồn đọng và để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá khách hàng bên ngoài.

- Kết quả của buổi thực tế khách hàng là báo cáo đánh giá tình hình sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ tiếp theo của khách hàng, những điểm hạn chế của nội dung trên báo cáo thẩm định cũ, những điểm nội dung thẩm định tốt, chuẩn xác.

- Trên cơ sở bảng báo cáo của nhóm, Ban lãnh đạo của PCC tổ chức họp và thống nhất đánh giá kỹ năng thẩm định của từng CVXLHS, là tốt hay cần nâng cao thêm các kỹ năng thẩm định nào, cần rút kinh nghiệm gì. Ban lãnh đạo có thể tổ

chức, bố trí cho CVXLHS đó đi học và đào tạo thêm. Từ đó không ngừng hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng.

Nhƣ vậy, bên cạnh việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CVXLHS bằng bộ chỉ tiêu SLA, việc tăng cƣờng quản lý, giảm sát khách hàng sau thẩm định, sẽ giúp các CVXLHS có trách nhiệm hơn với việc thẩm định hồ sơ của mình, và có đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thẩm định tín dụng cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)