1.2. Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng cho vay tiêu dùng
1.2.4.1. Các tiêu chí phản ánh kết quả TĐTD trong cho vay tiêu dùng
- Thời gian thẩm định một hồ sơ tín dụng: là tổng thời gian từ khi cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ đơn vị kinh doanh (Chi nhánh/phòng giao dịch) cho đến khi có kết quả phê duyệt khoản vay. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng TĐTD và hiệu quả hoạt động CVTD bởi nếu thời gian xử lý chậm sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng, làm ngân
hàng mất tính cạnh tranh, nhƣng nếu thời gian thẩm định quá ngắn có thể sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định hồ sơ vay.
- Số lƣợng hồ sơ đƣợc thẩm định: là số lƣợng hồ sơ vay vốn sau khi đƣợc chuyên viên khách hàng tiếp cận và thẩm định sơ bộ (hoặc tiền thẩm định) đáp ứng quy định và đƣợc đƣa tiếp vào thẩm định.
- Số lƣợng hồ sơ tín dụng đƣợc duyệt cho vay: là số lƣợng hồ sơ tín dụng sau khi thẩm định đƣợc ngân hàng duyệt đồng ý cho vay.
- Tỷ lệ các phƣơng án cho vay trên số hồ sơ tiếp nhận và thẩm định: là (Số lƣợng số phƣơng án vay sau khi thẩm định đƣợc duyệt cho vay/Số hồ sơ vay vốn tiếp nhận thẩm định) x 100%.
- Số hồ sơ có phát sinh nợ xấu: là số lƣợng hồ sơ tín dụng đƣợc duyệt vay và giải ngân mà phát sinh nợ xấu, nợ xấu về bản chất là các khoản nợ có nguy cơ mất khả năng thu hồi do khách hàng gặp khó khăn.
- Tỷ lệ số phƣơng án cho vay có phát sinh nợ xấu trên tổng số phƣơng án đã cho vay: (Số phƣơng án có phát sinh nợ xấu/ Tổng số phƣơng án đã đƣợc ngân hàng cho vay) x 100%.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng trên tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng: là tổng nợ xấu CVTD (nợ nhóm 3, 4, 5 - theo quy định phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng nhà nƣớc)/Tổng dƣ nợ CVTD.
Theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của quyết định 493 do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ban hành thì Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Việc phân loại nợ theo quyết định này nhƣ sau:
Nợ loại 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.
Nợ loại 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
Nợ loại 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nợ loại 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
Nợ loại 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gốm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại.
- Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cho vay tiêu dùng trên dƣ nợ cho vay tiêu dùng: Bằng tổng mức dự phòng xử lý rủi ro CVTD/Tổng dƣ nợ CVTD.
1.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTD trong cho vay tiêu dùng
Nhân tố bên trong
- Chính sách CVTD của ngân hàng: công tác TĐTD sẽ bị ảnh hƣởng bởi chính sách CVTD mà ngân hàng đó ban hành trong từng thời kỳ. Tùy vào chiến lƣợc phát triển của ngân hàng mà các chính sách sẽ thay đổi theo mục tiêu hoạch định của chiến lƣợc đó. Chính sách tín dụng CVTD sẽ nới lỏng hay thắt chặt, mở rộng quy mô hay thu hẹp quy mô phát triển, lựa chọn phân khúc khách hàng nào, khẩu vị rủi ro ra sao đều sẽ tác động trực tiếp lên công tác TĐTD. Ví dụ, trong thời kỳ ngân hàng muốn đẩy mạnh CVTD, các sản phẩm sẽ đƣợc ban hành với những điều kiện tín dụng với tiêu chí chọn lọc dễ hơn, tiêu chí về hồ sơ cung cấp sẽ giản tiện hơn, các quy định về lãi suất và phí hấp dẫn hơn, thời gian xử lý hồ sơ vay (bao gồm cả thời gian thẩm định) sẽ rút ngắn hoặc đƣợc kết hợp nhiều bƣớc trong quy trình cho vay nhằm cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ. Và chính những quy định này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác TĐTD.
- Tổ chức quản lý hoạt động TĐTD trong CVTD: Tổ chức quản lý hoạt động TĐTD của ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến công tác TĐTD. Ngân hàng có quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ, khoa học, quy định rõ trách nhiệm của từng vị trí trong quy trình thẩm định, yêu cầu tuân thủ chặt chẽ các bƣớc trong quy trình thì công tác thẩm định tín dụng CVTD sẽ nâng cao và có chất lƣợng tốt.
- Nhân sự tham gia công tác TĐTD trong CVTD: con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất trong các yếu tố bên trong ngân hàng có ảnh hƣởng đến công tác TĐTD. Cán bộ thẩm định đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm
và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Các ngân hàng cũng rất chú trọng đến yếu tố con ngƣời này, bởi nếu ngân hàng có một quy trình thẩm định nghiêm ngặt chặt chẽ nhƣng nhân sự làm việc trong quy trình đó có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém hoặc tƣ cách đạo đức kém thì vẫn dẫn đến những sai sót, những sai lầm trong quyết định cho vay.
- Công nghệ trong công tác TĐTD trong CVTD: Công nghệ, phƣơng tiện vật chất hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định tín dụng CVTD. Hệ thống IT, hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng (T24, BDS, FCC…), hệ thống tự động hóa xử lý phê duyệt hồ sơ tín dụng (LOS: Loan origination system) sẽ giúp cho việc tra cứu thông tin nội bộ ngân hàng chính xác và nhanh chóng, quản lý hồ sơ khách hàng khoa học và thuận tiện, giảm bớt các thủ tục rƣờm ra không hợp lý trong thủ tục thẩm định và cho vay. Các ngân hàng thƣơng mại ngày nay rất chú trọng hoàn thiện và phát triển các phần mềm quản lý chuyên dụng nhằm đạt đƣợc hiệu quả hoạt động tốt nhất cho tất cả các hoạt động trong nội tại ngân hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động thẩm định tín dụng CVTD: Công tác này nhằm làm phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót trong công tác thẩm định tín dụng CVTD. Công tác này sẽ bao gồm: kiểm tra tính tuân thủ quy trình TĐTD, kiểm tra tính tuân thủ quy định/chính sách tín dụng/luật pháp nhà nƣớc, kiểm tra phân quyền thẩm định và phê duyệt.
Nhân tố bên ngoài:
- Khách hàng vay tiêu dùng: Tƣ cách, đạo đức, năng lực tài chính của ngƣời vay... là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Đây là những tiêu chí định tính rất khó đo lƣờng, kiểm soát trong công tác thẩm định.
- Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng: môi trƣờng cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính NH ngày càng trở nên khốc liệt hơn, chính sách nới lỏng cho vay tiêu dùng của một loạt các tổ chức tín dụng có tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng và công tác thẩm định tín dụng CVTD tại từng ngân hàng thƣơng mại.
- Các yếu tố khác: các yếu tố nhƣ nền kinh tế thị trƣờng biến động đột ngột, chính sách kinh tế thay đổi bất thƣờng, hệ thống tín dụng đen tiếp tay khách hàng nhằm mục đích lừa đảo hoặc rút vốn vay ngân hàng sai mục đích, các chính sách quản lý tín dụng của nhà nƣớc… đều có thể ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tín dụng trong CVTD.