Kinh nghiệm quản lý tự chủ tài chính tại các Quỹ trong nƣớc và một số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ tài chính tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Trang 37)

một số nƣớc trên thế giới

Tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện nhiều cải cách trong việc quản trị nội bộ, mà nổi bật là cơ chế trả lƣơng, từ đó thu hút và giữ chân những ngƣời giỏi cũng nhƣ đòi hỏi chất lƣợng làm việc cao hơn của đội ngũ cán bộ nhân viên. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm quản lý tự chủ tài chính của một số đơn vị trong và ngoài nƣớc.

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý tự chủ tài chính trong nƣớc

Quỹ Bảo vệ môi trƣờng là một trong những Quỹ đi tiên phong và đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam (Qũy BVMT) đƣợc thành lập ngày 26/6/2002 theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Sau mƣời năm hoạt động với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, viên chức và ngƣời lao động, Quỹ BVMT Việt Nam đã cơ bản hoàn thành tốt những nhiệm vụ đƣợc giao. Quỹ đã trở thành một “Địa chỉ Xanh” đáng tin cậy, một nguồn vốn hữu ích cho các nhà đầu tƣ về BVMT hƣớng tới phát triển bền vững tại Việt Nam. Đến nay, có thể khẳng định, Quỹ BVMT Việt Nam thực sự đứng vững, đang trên đà phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Quỹ BVMT đƣợc giao phƣơng án tự chủ toàn bộ hoạt động kinh phí, đơn vị phải tự đảm bảo thu chi với một nguồn ngân sách cấp ban đầu tuy nhiên phải bảo toàn nguồn vốn. Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ thông qua sự góp ý của các Bộ ngành liên quan. Chính vì vậy, công việc trong đơn vị luôn luôn chủ động và thể hiện tinh thần phối hợp, hợp tác, giúp đỡ vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Quỹ cũng thƣờng xuyên đốc thúc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và xây dựng một nếp sống văn hóa công sở lành mạnh, thực hiện nghiêm túc giờ làm việc, kỷ luật lao động và năng suất, chất lƣợng công việc.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, Quỹ BVMT Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về nhân lực và các tiềm lực phục vụ cho phát triển bền vững. Đến nay, Quỹ có 62 cán bộ, viên chức làm việc tại Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ trong đó có 10 Thạc sỹ, 50 Cử nhân, Kỹ sƣ và 02 Cao đẳng. Đa số cán bộ đƣợc đào tạo trong và ngoài nƣớc thuộc các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính Ngân hàng, Luật và Môi trƣờng.

Trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ Quỹ đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, trong đó nổi bật nhất là công tác cho vay với lãi suất ƣu đãi. Tính đến nay, Quỹ đã cho 144 dự án môi trƣờng vay vốn với tổng hợp đồng tín dụng cho vay hơn 866 tỷ đồng. Vốn vay của Quỹ đã đƣợc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả trong công tác BVMT trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, Quỹ cũng đã tập trung đẩy mạnh một số lĩnh vực công tác khác nhƣ:

- Công tác tài trợ: Quỹ bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 2005, đến nay, Quỹ đã tài trợ cho 112 dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực BVMT trên các lĩnh vực tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng, khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trƣờng do thiên tai, dịch bệnh, bão lũ… với số tiền tài trợ gần 24 tỷ đồng.

- Công tác Cơ chế phát triển sạch (CDM): Từ năm 2008 đến nay, Quỹ đã thu lệ phí bán/chuyển CERs của 07 dự án với số tiền trên 30 tỷ đồng. Quỹ cũng

đã chi hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động tuyền truyền nhận thức cộng đồng về Biến đổi khí hậu với số tiền gần 2 tỷ đồng.

- Công tác ký quỹ khai thác khoáng sản: Quỹ đã tiếp nhận 98 đơn vị đăng ký ký quỹ, với 127 dự án, tổng số tiền là trên 45 tỷ đồng. Tài trợ và thực hiện nhiệm vụ 118 dự án.

- Công tác hợp tác phát triển: Quỹ đã phối hợp, hợp tác phát triển với nhiều tổ chức Quốc tế nhƣ: Tổ chức phát triển Thế giới (DWW); Quỹ môi trƣờng Thế giới Pháp (FFEM); Cơ quan môi trƣờng Hàn Quốc (KECO); Tổ chức hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA); Ngân hàng Thế giới World Bank, Ngân hàng tái thiết Đức; Hợp tác với JetstarPacific xây dựng chƣơng trình giảm hiệu ứng nhà kính; Phối hợp với cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) trong các dự án BVMT thông qua các dự án về kiểm soát ô nhiễm các khu vực đông dân nghèo (PCDA), nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và dự án tăng cƣờng năng lực cho kiểm soát ô nhiễm nƣớc ở Việt Nam.

Với những đóng góp tích cực và quan trọng với ngành TN&MT, Quỹ BVMT Việt Nam đã nhận đƣợc nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý nhƣ: Huân chƣơng Lao động hạng ba (Quyết định số 795/QĐ-CTN ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch nƣớc Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), Cờ thi đua của Thủ tƣớng Chính phủ, Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ TN&MT, Bằng khen của Đảng ủy Bộ TN&MT đạt thành tích “Trong sạch, vững mạnh” tiên tiến 3 năm liền (2009 - 2012) và nhiều năm liền Quỹ đƣợc công nhận Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý tự chủ tài chính trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều các mô hình quỹ tài chính lâm nghiệp trên thế giới và các Quỹ này đều đƣợc giao tự chủ về mặt tài chính, Nhà nƣớc chỉ xem xét giấy phép hoạt động của các đơn vị sau khi đã kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu về chất lƣợng nhƣng sau đó không can thiệp sâu vào các hoạt động chuyên môn, nhân sự và tài chính của đơn vị.

Ở Guyana có Quỹ Đầu tƣ REDD+ Guyana (viết tắt là GRIF) do Ngân hàng thế giới điều hành nguồn ủy thác, hƣớng dẫn bởi ban chỉ huy hỗn hợp chính phủ và nhà tài trợ, ban thƣ ký. Quỹ sẽ hoạt động dựa trên các thỏa thuận tài trợ giữa chính phủ, Ngân hàng thế giới và nhà tài trợ. Mặc dù Chính phủ có tham gia, nhƣng họ đƣợc phép lựa chọn cán bộ hoạt động, trả lƣơng phù hợp theo các định mức quy định bởi nhà tài trợ, không lệ thuộc nhiều vào chính sách của Nhà nƣớc mà dựa trên đánh giá hiệu quả đầu ra.

Ở Brazil có Quỹ Amazon, Quỹ này sẽ hỗ trợ ngƣời dân trong vùng Amazon kiếm sống bằng những nghề khác để hạn chế phá rừng, và thực hiện những chƣơng trình bảo tồn thiên nhiên. Nguồn kinh phí của Quỹ đến từ Na Uy, KfW và Petrobra. Hình thức hoạt động của Quỹ: các khoản vay sẽ không hoàn trả (sẽ hoàn trả nếu dự án không đạt đƣợc các kết quả nhƣ kỳ vọng) nhằm trực tiếp giảm mất rừng tại Legal Amazon, đến 20% dành cho các dự án quốc tế hoặc các dự án ngoài vùng amazon. Mặc dù chính phủ Brazin có những đóng góp lớn về mảng tài chính, tuy nhiên, chính phủ không can thiệp vào việc thẩm định các dự án, Quỹ sẽ trực thực hiện thẩm định các dự án theo đúng thỏa thuận giữa chính phủ Braxin và các nhà tài trợ nhằm giảm hạn chế phá rừng một cách hiệu quả nhất.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm ở các nƣớc tiến tiến và đơn vị đã thực hiện tự chủ ở Việt Nam cho thấy, để các đơn vị có thể tự chủ tài chính, Nhà nƣớc phải thực sự có chính sách nhất quán và nghiêm túc triển khai, tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện.

Mỗi nƣớc có cách thức đầu tƣ Ngân sách nhà nƣớc cho các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, văn hóa. Nhìn chung các nƣớc đều có những biện pháp hữu hiệu để đầu tƣ, phát triển trong các lĩnh vực. Cụ thể là:

- Cải cách hệ thống các lĩnh vực nhƣ xã hội hóa nghề rừng, giáo dục, y tế... theo hƣớng thị trƣờng, thực hiện xã hội hóa nguồn kinh phí cho các lĩnh vực hoạt động.

- Nguồn kinh phí đầu tƣ cho các lĩnh vực không chỉ từ nguồn Ngân sách nhà nƣớc mà còn từ nhiều nguồn khác.

- Tạo môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất để đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị tự chủ đi đúng hƣớng.

Tóm lại: Thực hiện TCTC trong các ĐVSN công lập nhằm thực hiện việc quản lý tốt hơn mọi hoạt động trong các ĐVSN công lập. Qua việc đánh giá tổng quan nghiên cứu về cơ chế TCTC đối với ĐVSN có thu nhằm xây dựng các kế hoạch về tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, tìm các biện pháp tổ chức thực hiện quy định đó để có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò quan trọng trong việc tìm ra các hạn chế trong việc thực hiện cơ chế tự chủ. Thông qua phần nghiên cứu lý thuyết và xem xét các kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc tại Chƣơng 1, mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc xác

định trong Chƣơng này để định hƣớng cho việc thiết kế phƣơng pháp thu thập số liệu, phân tích số liệu.

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, các nguyên nhân đƣợc phân tích, mô tả từ đó tìm ra đƣợc các giải pháp khắc phục và đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề đánh giá các hạn chế của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại VNFF tác giả tiến hành nghiên cứu báo cáo tài chính của đơn vị trong 3 năm và tìm hiểu các hoạt động của VNFF trong 3 năm đó, từ đó phân tích các bộ phận cấu thành nguyên nhân và các giải pháp hạn chế tại VNFF.

Nhƣ vậy, nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính. Tác giả sử dụng thông qua phân tích so sánh, tổng hợp (phân tích mô tả) để rút ra các kết luận, đánh giá có tính định tính về nguyên nhân và biện pháp hạn chế tính tự chủ của đơn vị.

Tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau: *Phƣơng pháp so sánh:

Để áp dụng phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích hoặc điểm điểm phân tích. Các trị số của chỉ tiêu phân tích tính ra ở từng thời kỳ tƣơng ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Để phục vụ cho mục đích phân tích có thể so sánh bằng cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy đƣợc sự cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp các chỉ tiêu của các báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và tuyệt đối của các khoản mục nào đó qua niên độ kế toán tiếp theo.

*Phƣơng pháp thống kê:

Là phƣơng pháp nghiên cứu, tổng hợp và các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại VNFF.

*Phƣơng pháp phân tích tổng hợp:

Đƣợc sử dụng trong luận văn để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của đơn vị thông qua các tiêu chí về cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của đơn vị, các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực, đến các nguồn thu, nguồn chi, các kết quả đạt đƣợc, tồn tại và các nguyên nhân.

Việc kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức đƣợc thực trạng cơ chế tự chủ tài chính cũng nhƣ giúp cho thông tin thu thập đƣợc đầy đủ, chính xác, phong phú ... phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

Các bƣớc phân tích đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1. Các bƣớc thực hiện đề xuất các giải pháp hoàn thiện tự chủ tài chính tại VNFF

Tìm hiểu hoạt động của VNFF trong giai đoạn 2012-2014 thông qua các báo cáo tài

chính và các tài liệu liên quan

Tiến hành tìm hiểu đơn vị

2.3 Tổ chức thu thập số liệu

Bên cạnh việc thu thập dữ liệu thông qua báo cáo tài chính, tác giả thu thập số liệu thực tế (qua báo cáo của các địa phƣơng, báo cáo của các tƣ vấn độc lập và các tổ chức đã tiến hành đánh giá VNFF trong thời gian qua) về nguyên nhân và biện pháp về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại VNFF đồng thời tác giả tiến hành thu thập những thông tin, số liệu sơ cấp cũng nhƣ thứ

cấp tại VNFF nhƣ báo cáo thƣờng niên, số liệu phòng kế toán, phòng truyền thông... cũng nhƣ hƣớng dẫn của các cán bộ nhân viên của VNFF.

Quan sát, trao đổi và ghi chép những thông tin bổ sung phục vụ cho yêu cầu phân tích thông tin của đề tài.

2.4. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Luận văn đƣợc hình thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm tài liệu thống kê, báo cáo tài chính đã đƣợc công bố của VNFF. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu cơ chế tự chủ tài chính, kế thừa các tác giả khác để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ định hƣớng của họ từ đó có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp hơn với quá trình nghiên cứu của tác giả.

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chi tiêu phù hợp cho việc phân tích. Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng năng lực của đơn vị thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM

3.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam triển rừng Việt Nam

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) đƣợc thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ.

Một trong những mục đích thành lập Quỹ là Huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa nghề rừng.

Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nƣớc, đƣợc mở tài khoản ngân hàng hoặc Kho bạc. Một trong những nhiệm vụ của Quỹ là thực hiện ủy thác của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc.

Về tổ chức của Quỹ, Nghị định 05 quy định có 2 cấp Quỹ là cấp trung ƣơng và cấp tỉnh theo sơ đồ 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ tài chính tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)