Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ tài chính tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề đánh giá các hạn chế của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại VNFF tác giả tiến hành nghiên cứu báo cáo tài chính của đơn vị trong 3 năm và tìm hiểu các hoạt động của VNFF trong 3 năm đó, từ đó phân tích các bộ phận cấu thành nguyên nhân và các giải pháp hạn chế tại VNFF.

Nhƣ vậy, nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính. Tác giả sử dụng thông qua phân tích so sánh, tổng hợp (phân tích mô tả) để rút ra các kết luận, đánh giá có tính định tính về nguyên nhân và biện pháp hạn chế tính tự chủ của đơn vị.

Tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau: *Phƣơng pháp so sánh:

Để áp dụng phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích hoặc điểm điểm phân tích. Các trị số của chỉ tiêu phân tích tính ra ở từng thời kỳ tƣơng ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Để phục vụ cho mục đích phân tích có thể so sánh bằng cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy đƣợc sự cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp các chỉ tiêu của các báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và tuyệt đối của các khoản mục nào đó qua niên độ kế toán tiếp theo.

*Phƣơng pháp thống kê:

Là phƣơng pháp nghiên cứu, tổng hợp và các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại VNFF.

*Phƣơng pháp phân tích tổng hợp:

Đƣợc sử dụng trong luận văn để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của đơn vị thông qua các tiêu chí về cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của đơn vị, các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực, đến các nguồn thu, nguồn chi, các kết quả đạt đƣợc, tồn tại và các nguyên nhân.

Việc kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức đƣợc thực trạng cơ chế tự chủ tài chính cũng nhƣ giúp cho thông tin thu thập đƣợc đầy đủ, chính xác, phong phú ... phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.

Các bƣớc phân tích đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1. Các bƣớc thực hiện đề xuất các giải pháp hoàn thiện tự chủ tài chính tại VNFF

Tìm hiểu hoạt động của VNFF trong giai đoạn 2012-2014 thông qua các báo cáo tài

chính và các tài liệu liên quan

Tiến hành tìm hiểu đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ tài chính tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)