CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
3.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam triển rừng Việt Nam
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) đƣợc thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ.
Một trong những mục đích thành lập Quỹ là Huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa nghề rừng.
Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nƣớc, đƣợc mở tài khoản ngân hàng hoặc Kho bạc. Một trong những nhiệm vụ của Quỹ là thực hiện ủy thác của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc.
Về tổ chức của Quỹ, Nghị định 05 quy định có 2 cấp Quỹ là cấp trung ƣơng và cấp tỉnh theo sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Quỹ BV&PTR Việt Nam
(VNFF) Quỹ BV&PTR cấp tỉnh
Hội đồng quản lý Quỹ
Ban Kiểm
soát Quỹ Bộ máy quản lý, điều hành
Qũy do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định
Quỹ cấp Trung ƣơng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Quỹ các tỉnh trực thuộc UBND tỉnh hoặc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh.
Tổ chức bộ máy Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát; và Ban Điều hành Quỹ (xem sơ đồ 3.2).
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy của VNFF
a) Hội đồng quản lý Quỹ (HĐQL) có 9 thành viên, do Thứ trƣởng Bộ NN&PTNT là Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên là đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp, các Vụ, Cục của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính.
HĐQL Quỹ do Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT quyết định thành lập. HĐQL Quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của mình trƣớc pháp luật và trƣớc Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT.
b) Ban Kiểm soát Quỹ gồm 3 thành viên, làm việc kiêm nhiệm, do Hội đồng Quản lý Quỹ quyết định.
c) Ban Điều hành Quỹ đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp gồm Giám đốc Quỹ, 01 Phó Giám đốc Quỹ, Kế toán trƣởng và các bộ phận nghiệp vụ (xem sơ đồ 3.3).
Hội đồng Quản lý Quỹ Bộ NN&PTNT
Ban Kiểm soát Quỹ Ban Điều hành VNFF Quỹ BV&PTR các tỉnh
Các bộ phận nghiệp vụ của VNFF
Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức của Ban Điều hành VNFF
* Nhiệm vụ và Quyền hạn của VNFF:
VNFF có nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 6, Nghị định 05, cụ thể nhƣ sau:
- Nhiệm vụ của VNFF:
+ Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, uỷ thác của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc;
+ Tổ chức thẩm định, xét chọn chƣơng trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tƣ;
Làm việc kiêm nhiệm
Giám đốc Phó Giám đốc Cán bộ Tài chính Cán bộ Truyền thông Cán bộ Kế toán Cán bộ Hành chính Làm việc chuyên trách Cán bộ Hợp tác quốc tế Cán bộ kỹ thuật Cán bộ Chính sách Kế toán trƣởng
+ Hỗ trợ tài chính cho các chƣơng trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án;
+ Chỉ đạo, hƣớng dẫn các đối tƣợng đƣợc hƣởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và kiểm toán; + Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao hoặc quy định.
- Quyền hạn của Quỹ
+ Phân bổ kinh phí cho từng chƣơng trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo kế hoạch hàng năm đƣợc phê duyệt;
+ Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện chƣơng trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án đƣợc Quỹ hỗ trợ;
+ Đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan;
+ Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tƣợng, hoạt động đƣợc hỗ trợ từ Quỹ.
Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao, trong những năm gần đây, VNFF đã tổ chức các hoạt động chủ yếu sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành:
+ Tham mƣu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản về triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR;
+ Có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ giải quyết vƣớng mắc của địa phƣơng.
+ Hàng năm phối hợp hợp với các địa phƣơng tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch tại các vùng. Qua hội nghị phát hiện những hạn chế, vƣớng mắc,
kịp thời thống nhất biện pháp giải quyết và chia sẻ những cách làm hay trong triển khai chính sách.
- Tổ chức triển khai thực hiện:
+ Tổ chức rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng trong các lƣu vƣc: VNFF lập và thực hiện các dự án xác định diện tích rừng các lƣu vực liên tỉnh;
+ Ký kết hợp đồng với các cơ sở sử dụng DVMTR: Đến hết năm 2014 ký đƣợc 52 hợp đồng ủy thác với các cơ sở sử dụng DVMTR.
+ Hƣớng dẫn lập và trình phê duyệt kế hoạch thu chi: hàng năm, VNFF xây dựng, trình kế hoạch thu, chi trình Bộ NN&PTNT.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đào tạo nâng cao năng lực: VNFF phối hợp với các đối tác liên quan (GIZ, VFD, CIFOR, ADB, và một số tổ chức phi Chính phủ khác) tổ chức các hội thảo, hội nghị, mở các khóa đào tạo, tập huấn tăng cƣờng năng lực, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến chính sách thông qua các bài báo, phóng sự truyền hình, điểm tin… nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức về Chính sách của các cấp, các ngành, bên cung ứng, bên sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân.
- Kiểm tra, giám sát: Định kỳ hàng tháng, quý và cuối năm, VNFF thành lập các đoàn công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về quản lý, vận hành Quỹ.
Mục tiêu hoạt động: VNFF phấn đấu trở thành một Tổ chức tài chính tiên phong tại Việt Nam cũng nhƣ trong khu vực với mục tiêu hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam một cách hiệu quả thông qua việc huy động các nguồn lực xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động bất lợi và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cƣ và ngƣời dân sống gắn bó với rừng.
3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam thời gian qua
3.2.1. Tổng quan cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam
Có thể khẳng định rằng việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng theo Nghị định 10/2002/Nđ- CP ngày 16/01/2002 và Nghị định số 43/2006/Nđ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tách chức năng quản lý Nhà nƣớc với các chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công theo cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả, xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo cơ chế “xin - cho”. Sau gần 10 năm xây dựng, ban chấp hành và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công đã thu đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng tồn tại những hạn chế bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan cần quan tâm khắc phục.
So với NĐ10, Nghị định 43 đã mở rộng thêm quyền và trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, khắc phục những tồn tại của Nghị định 10, nổi bật trong các thay đổi là liên quan đến chế độ trả thu nhập tăng thêm. Theo Nghị định 43, các đơn vị chỉ đƣợc trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, và sau khi trích tối thiểu 25% từ chênh lệch đó để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Theo NĐ10 cơ quan có thể trích luôn từ nguồn thu, trƣớc khi trang trải các khoản chi.
Một sự thay đổi lớn khác liên quan đến cách huy động vốn đầu tƣ. Theo Nghị định 43, các đơn vị đƣợc phép sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2013, VNFF chính thức đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Để có đƣợc cái nhìn thực tế về tác động của việc thực hiện tự chủ tài chính đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ cần phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính ở VNFF trong các năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ.
3.2.2. Một số ƣu điểm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam
- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là một bƣớc cải cách, làm thay đổi căn bản nhận thức, phƣơng thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với sự nghiệp có thu từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, chuyển từ cơ chế “bao cấp” sang cơ chế “thị trƣờng”, xác định trách nhiệm đầy đủ của chủ thể sử dụng NSNN là các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí (bao gồm nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp…) đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính.
- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu là cơ chế mới nhằm tạo sự chủ động cho thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp có thu. Thủ trƣởng đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đƣợc quyền chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm; tăng cƣờng trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc và tăng nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt động sự nghiệp; tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo hƣớng đa dạng hoá các loại hình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
- Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu đã xác lập và tăng cƣờng quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho thủ trƣởng đơn vị sự
nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Đơn vị dự toán sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, đƣợc giao kinh phí chi thƣờng xuyên từ NSNN ổn định trong 3 năm và hằng năm đƣợc tăng lên theo tỷ lệ phần trăm do Thủ trƣởng Chính phủ quyết định, đây là bƣớc đầu thử nghiệm áp dụng “khuôn khổ chi tiêu trung hạn” của các cấp ngân sách.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp, vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, từ nhà đầu tƣ thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết. Do đó cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp đƣợc tăng cƣờng, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú và đa dạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động mở rộng hoạt động và khai thác nguồn thu sự nghiệp. Ngoài ra các đơn vị cũng có nhiều giải pháp về quản lý nội bộ, thực hành tiết kiệm chi phí nhƣ xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý, khoa học hơn, nhiều đơn vị sử dụng tiết kiệm chi thƣờng xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.
- Cơ chế tự chủ tài chính đã mở ra hƣớng tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong việc chủ động sử dụng kinh phí NSNN, phí, lệ phí, tài sản cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ sở đã chủ động khai thác nguồn tài chính, bố trí chi tiêu một cách hợp lý, tiết kiệm, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, chất lƣợng đào tạo ngày càng cao, đời sống cán bộ viên chức đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Sau mỗi năm, tổng kết hoạt động tài chính, xác định mức thu lớn hơn chi, đơn vị đã chủ động trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; một số đơn vị đã tổ chức huy động vốn của cán bộ, viên chức hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tƣ xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học làm cơ sở vật chất trở nên khang trang, hiện đại hơn. Đây là một trong
những giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng và cũng là điều kiện để nâng cao thƣơng hiệu của các đơn vị, là cơ sở để phát triển dịch vụ đào tạo tăng nguồn thu ngày càng nhiều, mức thu nhập cho ngƣời lao động ngày càng cao.
Nhiều đơn vị mở rộng quy mô, đa dạng hoá nguồn thu nhằm khai thác và phát triển nguồn thu. Ngoài ra các đơn vị có nhiều giải pháp để quản lý chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhƣ xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, … đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong việc sử dụng nguồn tài chính trong đơn vị, phục vụ nhiệm vụ đƣợc giao ngày càng hiệu quả cao hơn.
Trách nhiệm của các đơn vị tự chủ ngày càng đƣợc nâng cao, hầu hết các đơn vị đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công khai thu, chi tài chính, chi trả thu nhập tăng lên cho ngƣời lao động, chế độ công tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, mua sắm tài sản, hoạt động dịch vụ, trích lập và sử dụng các quỹ,… đƣợc thống nhất trong các kỳ hội nghị cán bộ, viên chức, ngƣời lao động của đơn vị.
3.3. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại VNFF
3.3.1. Nguồn thu và thực trạng thực hiện các nguồn thu của VNFF 3.3.1.1. Thực trạng thực hiện các nguồn thu
Nguồn thu tài chính của VNFF chủ yếu hiện nay là Nguồn vốn ngân sách cấp ban đầu (100 tỷ), thu ủy thác và các khoản thu dịch vụ khác.
* Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ ban đầu khi thành lập là 100 tỷ đồng và cấp