Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Cô Tô ảnh hƣởng đến

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý đƣợc giới hạn từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc, từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông. Phía Đông tiếp giáp hải phận Quốc tế với chiều dài đƣờng hải phận hơn 200km, từ ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ (Thành phố Hải Phòng). Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành phố Móng Cái). Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ (Thành phố Hải Phòng). Phía Tây giáp huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Huyện đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 25 hải lý (tính từ cảng Vân Đồn).

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Cô Tô

(Nguồn: Ủy ban nhân dân Huyện Cô Tô) 3.1.1.2. Địa hình, địa chất:

* Địa hình:

- Quần đảo Cô Tô kéo dài theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam và hợp thành một vòng cung quay chiều ra khơi Vịnh Bắc Bộ. Địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sƣờn dốc, bất đối xứng, chia cắt mạnh; đồng bằng phân bố xen kẽ giữa khu vực đồi núi, Bãi biển có những bãi cát dài tƣơng đối bằng phẳng có độ cao từ 2 - 6m, độ dốc trung bình 00 - 30 đƣợc thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển.

- Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn xuất hiện ở khắp nơi, diện tích khá rộng. Do dao động thủy triều khá cao nên thƣờng có sự lẫn lộn giữa đá nổi và đá ngầm. Dạng địa hình này phát triển ở phía nam đảo Cô Tô lớn, phía bắc đảo Thanh Lân, đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thu hút sự hiếu kỳ của du khách trong các hoạt động du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học.

- Quần đảo Cô Tô đƣợc cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, thành phần đá nền là các loại đá trầm tích biến chất và đá trầm tích phun trào. Các lớp đất đá có chiều dày rất khác nhau, bề mặt các đảo đƣợc phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển.

- Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành một dải ở Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Ocdovic - Silua của hệ tầng Cô Tô.

Hình 3.2. Bản đồ quần đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Ủy ban nhân dân Huyện Cô Tô) 3.1.1.3. Diện tích, khí hậu - thủy văn, hải văn:

Huyện Cô Tô là một quần đáo với hơn 50 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên của huyện là 47,5 km2 chiếm 0,8 diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đƣn vị hành chính gồm 2 xã: Thanh Lân, Đồng Tiến và 1 thị trấn: Cô Tô.

* Khí hậu:

Cô Tô có khí hậu đặc trƣng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 22 - 23oc, lƣợng mƣa trung bình 1700 - 1900 mm/năm, khí hậu đƣợc huyện Cô Tô có đặc điểm sau:

- Mùa mƣa từ tháng 5 - 10, mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. - Chế độ gió: thƣờng thịnh hành 2 loại gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam: Xuất hiện vào mùa hè

+ Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô (tháng 10 - 4 năm sau). - Bão: Hàng năm, huyện Cô Tô thƣờng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của 5 - 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 - 12. Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9 kèm theo gió mạnh và mƣa lớn.

- Sƣơng: Sƣơng muối ít xảy ra, thƣờng xuất hiện vào cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Sƣơng mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày.

Nhƣ vậy các yếu tố thời tiết đáng lƣu ý nhất trên huyện đảo là mƣa, gió, bão, sƣơng mù. Vì vậy, khi bố trí các ngành sản xuất, các hoạt động du lịch và xây dựng cần tính tới thời kỳ mƣa, gió, bão và sƣơng mù trên đảo và biển.

* Thủy văn, hải văn:

- Thủy văn: Chế độ thủy văn có sự phân hóa theo mùa: Mùa mƣa lƣợng nƣớc khá dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô lại ít nƣớc.

- Hải văn:

+ Chế độ thuỷ triều: chịu ảnh hƣởng chung của chế độ nhật triều đều và thuần nhất của Vịnh Bắc Bộ. Biên độ triều vùng này cao nhất Việt Nam từ 3 - 4 m.

+ Chế độ sóng: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh Bắc Bộ. Chế độ hải văn khu vực quần đảo Cô Tô phụ thuộc vào hoàn lƣu của hai loại gió mùa (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam).

3.1.1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái

a) Các đảo:

Quần đảo Cô Tô bao gồm bốn đảo lớn: Cô Tô lớn, Cô Tô con, Thanh Lân, đảo Trần và khoảng 50 đảo nhỏ khác có tên và không tên. Quần thể đảo Cô Tô cơ bản còn nguyên vẻ hoang sơ, chỉ có 3 đảo có ngƣời ở (đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân và đảo Trần). Các đảo đều có bãi cát và những bãi đá có giá trị về mặt địa chất với những hình thù và sự kiến tạo độc đáo của tự nhiên.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái khá lớn từ các đảo, tuy nhiên vẫn tập trung ở 4 đảo lớn nói trên với bờ biển đủ dài và thảm thực vật phong phú trên bờ. Năm 2014 Cô Tô mới có chính sách di dân lên đảo Trần, mỗi hộ gia đình di cƣ tới đƣợc cấp 1 căn nhà có giá trị 750 triệu đồng, hiện nay dân cƣ trên đảo Trần có khoảng 100 hộ gia đình, chủ yếu khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch.

b) Bãi biển:

Bãi biển Cô Tô hoang sơ, sạch, đẹp với cát trắng mịn, nƣớc trong lại có sóng biển khá lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. Các bãi biển còn có đặc điểm độc đáo là sƣờn ngầm khá sâu hợp với nhu cầu tắm biển và khám phá.

(Bãi Nam đảo Cô Tô Con) (Bãi biển Vàn Chảy)

Thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lƣớt ván, lƣớt sóng và bơi lặn. Cô Tô có nhiều bãi biển đẹp, tập trung ở 2 đảo Cô Tô lớn và Cô Tô con, trong đó có 6 bãi biển có sức chứa lớn, đã đƣợc khai thác cho du khách tắm biển.

Theo số liệu điều tra khách du lịch, tỷ lệ khách đến với Cô Tô vì bãi biển đẹp, còn đậm nét thiên nhiên chiếm tỷ lệ khá cao (50% do bãi tắm đẹp, 25% do sinh thái còn đậm dấu ấn tự nhiên). Những số liệu thống kê sau đây sẽ cho thấy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái Cô Tô rất lớn.

Bảng 3.1: Diện tích bãi biển của huyện Cô Tô

Dài (km) Rộng (km) Diện tích (km2)

Diện tích bãi biển 13 0,42 0,78 1. Hồng Vàn 4,00 0,06 0,240 2. Vàn Chảy 3,5 0,06 0,210 3. Bắc Vàn 1,5 0,06 0,090 4. Vòong Si 1,0 0,06 0,060 5. Vụng Ông Viên 1,0 0,06 0,060 6. Bãi Tàu đắm 1,0 0,06 0,060

Bảng 3.2: Sức chứa bãi biển của huyện Cô Tô Sức chứa Ti êu chu ẩn khô ng gi an m 2/ ng ƣờ i Số kh ách / n y Số kh ách / th án g Số kh ách / n ăm Số ng ày lƣu tr ú Số ợt khá ch Tỷ tr ọng Sức chứa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nghỉ dƣỡng biển 35 22286 445720 4011480 5,0 802296 0,45 361033 Cắm trại (Picnic) 55 14182 283640 2552760 2,0 1276380 0,10 127638 Thể thao 300 2600 52000 468000 3,0 156000 0,05 7800 Thăm quan 150 5200 104000 936000 1,0 936000 0,40 374400 Sức chứa trung bình 3,0 1,00 870.871

(Nguồn: UBND huyện Cô Tô)

Cột 2 là định mức sử dụng bãi biển cho một khách du lịch, có nghĩa là khách du lịch nghỉ dƣỡng cần 35m2/ngƣời, thăm quan cần 150m2/ngƣời. Nếu giả thiết, 100% khách du lịch đi nghỉ dƣỡng biển, và lƣu trú 5 ngày, thì diện tích bãi biển đủ để đáp ứng cho 802.296 lƣợt khách du lịch/ năm. Suy luận tƣơng tự cho các trƣờng hợp còn lại. Theo số liệu thống kê các năm gần đây, tỷ trọng các loại khách trình bày trong cột 8, thì sức chứa bãi biển trình bày trong cột 9 bằng cột 7 nhân với cột 8. Nhƣ vậy, sức chứa bãi biển về lƣợt khách du lịch mà đảo Cô Tô có thể tiếp đón một năm khoảng 870.871 lƣợt khách du lịch lớn gấp gần 15 lần lƣợt khách du lịch năm 2013.

c) Hệ sinh thái

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Cô Tô là 2.382ha, trong đó đất có rừng là 2.200ha, độ che phủ của rừng là 82,2%. Rừng trên đảo có nhiều loại cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long lão, lim, giao, bồ hòn, thông, keo,... nhiều loại cây dƣợc liệu quý nhƣ: sâm sắn, chè khe, chè vằng,… có chức năng phòng hộ hiệu quả, tạo cảnh quan đẹp nhƣ cây Chõi (Trâm bầu) và những loại cây có thể khai thác, phát triển làm cây cảnh đẹp và giá trị kinh tế cao: Tùng La hán, cây Cứt chuột (tên địa phƣơng cây Thèn đen), nguyệt quế, si, sộp,…

Sự đa dạng của hệ hệ sinh thái rừng với thảm thực vật phong phú và những loại cây trồng tại những khu dân cƣ ...tạo nên cảnh đẹp tự nhiên, phong phú không chỉ là chức năng phòng hộ mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên với nhiều loại động vật hoang dã là điểm đến lý tƣởng cho những du khách ƣa mạo hiểm và nghiên cứu khoa học, thực hiện những trải nghiệm khám phá.

* Hệ sinh thái biển

Cũng nhƣ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển Cô Tô cũng tƣơng đối đa dạng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu khoa học biển. Vùng biển quanh đảo Cô Tô có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặc biệt là rong biển, thực vật phù du, động vật phù du khá đa dạng và những động vật tầng đáy có giá trị kinh tế cao (bào ngƣ, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm, móng tay, mực, sứa đỏ…).

Sự đa dạng về tài nguyên biển và hệ sinh thái biển là điều kiện, tiềm năng và thế mạnh quan trọng nhất để Cô Tô phát triển du lịch sinh thái biển với những sản phẩm du lịch tiêu biểu:

+ Du lịch nghỉ dƣỡng biển + Du lịch tắm biển

+ Du lịch khám phá, lặn biển ngắm San hô + Du lịch trải nghiệm làm ngƣ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)