Thực trạng cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Thực trạng cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du

3.2.1. Thực trạng cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô lịch sinh thái tại huyện Cô Tô

3.2.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

- Du lịch sinh thái Cô Tô trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nhiều mục tiêu cụ thể đã đƣợc đặt ra, với mong muốn đƣa Cô Tô trở thành một vùng đảo có kinh tế năng động, một trọng điểm phát triển trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển đảo nói chung, du lịch sinh thái nói riêng của tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ chiến lƣợc biển cả nƣớc. Trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh xác định: đến năm 2020 Cô Tô trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng biển đảo cấp quốc gia. Cô Tô là địa phƣơng đầu tiên trên địa bàn tỉnh đƣợc công nhận Khu du lịch.

- Du lịch sinh thái trong Quy hoạch phát triển du lịch của huyện Cô Tô

Cô Tô đã và đang tập trung phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch, trong đó, tiếp tục phát triển hình thức du lịch cộng đồng với sự tham gia của đông đảo ngƣời dân, đi đôi với việc kêu gọi đầu tƣ xây dựng để đến năm 2020, Cô Tô trở thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dƣỡng biển đảo cấp quốc gia. Từ năm 2014, Cô Tô đã hoàn thành các quy hoạch quan trọng nhƣ: Quy hoạch phát triển du lịch, Quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng trên địa bàn huyện, phục vụ xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch. Mục tiêu đặt ra tại quy hoạch phát triển du lịch của huyện Cô Tô là đến năm 2030, huyện Cô Tô sẽ có 3 khu nghỉ dƣỡng cao cấp. Các dự án này góp phần tác động rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành du lịch của địa phƣơng. Phấn đấu từ năm 2015 đến năm 2020, ngành du lịch huyện Cô Tô thu hút ổn định khoảng 100.000 lƣợt khách du lịch mỗi năm, trong đó có 5.000 – 6.000 lƣợt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 150 – 200 tỷ đồng mỗi năm; tốc độ

tăng trƣởng của ngành du lịch bình quân khoảng 25%/năm. Quy hoạch phát triển du lịch của huyện Cô Tô cũng chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để du lịch Cô Tô phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đó là: Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón khách du lịch một cách hiệu quả, chất lƣợng; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch; Xây dựng các giải pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch để đảm bảo phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.

3.2.1.2. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cô Tô a) Các chính sách của Quảng Ninh về phát triển du lịch sinh thái

Để thực hiện phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã đƣa ra các chính sách thông qua hàng loạt Quyết định, Nghị quyết trong đó có Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 24/05/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hƣớng đến năm 2030. Nghị quyết đã chỉ rõ đƣợc những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ các hạn chế yếu, yếu kém của toàn tỉnh về phát triển du lịch. Trong nghị quyết đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ để phát triển du lịch toàn tỉnh, trong đó Cô Tô là tuyến du lịch mới cần đƣợc chú trọng và hoàn thiện phát triển, phấn đấu đến năm 2020 Vân Đồn-Cô Tô trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển chất lƣợng cao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế.

Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Quyết định đã chỉ rõ các quan điểm, mục tiêu để phát triển du lịch của toàn tỉnh. Định hƣớng các loại hình sản phẩm du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long, rừng hồ Yên lập, núi Chùa Lôi, rừng núi Đồng Sơn, Kỳ Thƣợng…Và định hƣớng các loại hình du lịch chủ yếu tại

huyện đảo Cô Tô: Du lịch nghỉ dƣỡng; Du lịch tắm biển, vui chơi giải trí cao cấp; Du lịch sinh thái, trải nghiệm; Du lịch văn hóa-lịch sử-tâm linh; Du lịch phi truyền thống.

b) Các chính sách của huyện Cô Tô về phát triển du lịch sinh thái * Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

Trƣớc hết là các chính sách phát triển hạ tầng phục vụ du lịch: Cô Tô tập trung giải quyết 3 vấn đề là Nƣớc ngọt, Giao thông, Lƣu trú:

Nƣớc ngọt: Huyện đảo trƣớc đây vốn thƣờng xảy ra hiện tƣợng thiếu nƣớc ngọt. Để khắc phục tình trạng này, Cô Tô đã có các chính sách tập trung cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nƣớc hiện có trên địa bàn, đồng thời nâng cấp 10 hồ chứa nƣớc khác đảm bảo đủ nguồn nƣớc ngọt sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong toàn huyện. Cùng với đó, huyện tập trung đầu tƣ xây dựng các trung tâm cấp nƣớc sinh hoạt ở các hồ.

Giao Thông: Chia làm 2 mục là giao thông từ đất liền lên đảo và giao thông trên đảo

Trƣớc đây, các tàu khách đến Cô Tô đều là các tàu vỏ gỗ, công suất thấp, thời gian chuyên chở khách lâu, khiến nhiều du khách bị say sóng khi đi tàu đến đảo. Để khắc phục tình trạng này, Cô Tô đã có chính sách tập trung phát triển các đội tàu cao tốc vận tải hành khách có chất lƣợng cao, rút ngắn thời gian từ đất liền ra đảo so với trƣớc đây.

Hệ thống giao thông trên đảo đƣợc đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và nguồn đầu tƣ xã hội hóa để nâng cấp gồm tuyến xuyên đảo Cô Tô 10,5km, đảo Thanh Lân 11km và hơn 10km các tuyến giao thông nông thôn. Đặc biệt, Cô Tô chú trọng xây dựng và bảo dƣỡng thƣờng xuyên tuyến “đƣờng tình yêu” ven biển, là một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch. Phƣơng tiện vận tải cũng đƣợc đặc biệt chú ý, đảm bảo nhu cầu vận chuyển đồng thời bảo vệ môi trƣờng, vì thế Cô Tô đã hỗ trợ cho các hộ kinh

doanh vay vốn mua xe điện phục vụ du lịch, tiểu ban quản lý du lịch đƣợc UBND huyện giao quản lý 1 đội xe điện vừa để phục vụ du khách vừa làm đối chứng thuyết phục những nhà làm du lịch trên đảo đầu tƣ mua xe điện.

Lƣu trú: Dịch vụ lƣu trú trên đảo hiện nay bao gồm 04 loại hình chính đó là Nhà nghỉ, Homestay, cắm trại, phòng nghỉ lƣu động ven biển.

Cô Tô chú trọng tuyên truyền khuyến khích nhân dân tham gia làm du lịch cộng đồng, tham gia dịch vụ Homestay với những nét đặc sắc riêng của cƣ dân trên đảo, tạo nên những ấn tƣợng rất riêng đối với du khách về kỳ nghỉ của mình. Huyện cũng có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhân dân vay vốn để xây dựng nhà nghỉ, nâng cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Về quy hoạch, Cô Tô đặc biệt chú trọng với việc xây dựng quy hoạch tổng thể và thực hiện từng hạng mục. Đối với lƣu trú nói riêng, tiểu ban phụ trách du lịch giám sát chặt chẽ hệ thống phòng nghỉ lƣu động, đảm bảo thực hiện đúng cam kết nhƣ vị trí, thời gian, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn cho du khách.

*Chính sách vay vốn đầu tư

Nhằm giúp các hộ dân trên địa bàn tham gia hoạt động du lịch, huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng, mức vay 200 triệu đồng/hộ để xây nhà mới đón khách du lịch, hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ xây dựng nhà vệ sinh khép kín để phục vụ sinh hoạt gia đình và đón khách du lịch, hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngƣời dân đóng mới tàu cao tốc, kinh doanh xe bus trên địa bàn. Huyện cũng hỗ trợ ngƣ dân sửa chữa cải hoán, đóng mới tàu, thuyền đánh bắt hải sản kết hợp với dịch vụ đƣa đón khách du lịch với mức hỗ trợ 15-30 triệu đồng/hộ, khuyến khích đầu tƣ chế biến thuỷ sản, xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá sản phẩm có lợi thế của địa phƣơng nhƣ: Sứa ăn liền, nƣớc mắm, cá khô, rƣợu cầu gai, bào ngƣ… với mức hỗ trợ 100 triệu

đồng/cơ sở. Tƣ vấn, giúp đỡ các cơ sở đảm bảo các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm để đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm sản xuất tại huyện.

* Chính sách quảng bá du lịch

Khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn gắn kết giữa Cô Tô với Vân Đồn, Móng Cái, Hạ Long tạo thành tứ giác kinh tế phát triển thì trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, huyện Cô Tô lấy việc phát triển du lịch là thế mạnh.

UBND huyện Cô Tô đã ban hành những kế hoạch trong mùa du lịch hàng năm, trong đó tổ chức lễ hội đƣờng phố, giải đua xe đạp, cuộc thi video clip những cảnh đẹp của Cô Tô, tuyên truyền vận động các bạn trẻ ra đảo chụp ảnh cƣới… Những hoạt động trên đã thu hút đông đảo du khách đến với Cô Tô và đã có đƣợc những kết quả tốt. Trong năm 2015 đã có 167.000 lƣợt du khách đến với đảo, tăng 30 lần so với 2010. Đây là tiền đề để Cô Tô phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. Để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, UBND huyện Cô Tô đã có những giải pháp về vệ sinh môi trƣờng, nhất là những nơi cộng cộng, bãi tắm. UBND huyện đã thành lập và giao một đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý chất thải để bảo đảm vệ sinh môi trƣờng. Cô Tô đã lắp hệ thống kết nối Internet vô tuyến miễn phí trên toàn địa bàn để cung cấp dịch vụ internet phục vụ du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)