Tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách phát triển du

sinh thái tại huyện Cô Tô

3.2.2.1. Bộ máy quản lý du lịch sinh thái

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động du lịch nhằm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện cũng ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, các địa phƣơng tăng cƣờng công tác an toàn trong mùa du lịch hè hằng năm; ban

hành Quyết định thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.

Thành lập “Ban điều hành hoạt động du lịch” do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách khối văn hóa - xã hội làm Trƣởng ban theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Văn bản số 2043/UBND – DL1 ngày 02/5/2013 và Hƣớng dẫn số 1159/SVHTTDL-NVDL ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Thành lập “Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, an ninh trật tự trên địa bàn huyện Cô Tô theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân huyện.

Ủy ban nhân dân huyện thiết lập và xây dựng bảng thông báo số điện thoại đƣờng dây nóng để giải quyết khiếu nại và thắc mắc của du khách; chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các địa phƣơng, đơn vị tăng cƣờng công tác vệ sinh môi trƣờng, thu gom rác thải trên địa bàn huyện; chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng phƣơng án đảm bảo cung cấp điện, nƣớc, thực phẩm, và phòng lƣu trú phục khách du lịch.

3.2.2.2. Tuyên truyền, tổ chức quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch sinh thái

Cô Tô đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để phát triển du lịch một cách sâu, rộng, có hệ thống với nhiều hình thức phong phú nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của DLST trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện, trong thực hiện chƣơng trình hành động của Chính phủ, của Tỉnh uỷ Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (khoá X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020.

Huyê ̣n Cô Tô chủ trƣơng phát đô ̣ng trong toàn dân , nhất là đối tƣợng học sinh, thanh thiếu nhi xây dƣ̣ng văn hóa du li ̣ch , giƣ̃ gìn, phát huy nét đẹp trong ƣ́ng xƣ̉, sƣ̣ thân thiê ̣n của ngƣời Cô Tô

- Ủy ban nhân dân huyện in phát hàng nghìn cuốn lịch tết hàng năm chủ đề về du lịch Cô Tô; in, phát hành hàng chục nghìn tờ gấp "Những điều cần biết về du lịch Cô Tô 2012", 35.000 cuốn “Cẩm nang du lịch Cô Tô 2013”.

- Ủy ban nhân dân huyện mở website phục vụ du lịch "Coto.gov.vn"; đầu tƣ lắp đặt 60 trạm phát sóng wifi, phủ sóng internet không dây toàn bộ địa bàn phục vụ cán bộ, nhân dân và du khách miễn phí.

- Ủy ban nhân dân huyện chủ động làm việc với các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin, tăng cƣờng quảng bá để phát triển du lịch; Năm 2013 UBND huyện chủ trì tổ chức 2 cuộc họp báo tại thành phố Hạ Long để cung cấp thông tin về định hƣớng phát triển du lịch. Các tin, bài, phóng sự về Cô Tô, về tiềm năng du lịch Cô Tô xuất hiện liên tục trên các báo, các kênh truyền hình của Quảng Ninh, của Trung ƣơng và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nƣớc.

- Huyện khuyến khích đội ngũ cán bộ, thanh niên, học sinh của huyện tích cực sử dụng các trang mạng xã hội để quảng bá cho du lịch Cô Tô và nắm bắt các thông tin phản hồi của khách du lịch.

- Tổ chƣ́c ngày hội “ Văn hóa , thể thao, du lịch Cô Tô” truyền thống hằng năm từ 30/4 - 9/5 gắn với kỷ niệm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô với một chuỗi các hoạt động nhƣ : Vũ hội đƣờng phố ; liên hoan lân, sƣ, rồng; cuộc thi “Hƣớng dẫn viên du lịch” Cô Tô; triển lãm ảnh đẹp, ảnh cƣới đẹp về Cô Tô; cuộc thi “Video clip về Cô Tô”; liên hoan “Tiếng hát khu dân cƣ” cấp huyện; cuộc thi “Sáng tác ca khúc về Cô Tô”; liên hoan “Các đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp”…

- Tăng cƣờng giới thiê ̣u , quảng bá các sản phẩm thủy hải sản của địa phƣơng; tổ chƣ́c các mô hình gian trƣng b ày, giới thiê ̣u sản phẩm của đi ̣a phƣơng, chợ đêm, khu ẩm thực trong di ̣p “Tuần thể thao - văn hóa Cô Tô” và

trong cả mùa du lịch ; phối hợp đẩy nhanh tiến đô ̣ xây dƣ̣ng các thƣơng hiê ̣u sản phẩm mực, cá duội, hải sâm, sƣ́a ăn liền, nƣớc mắm Cô Tô…

3.2.2.3. Tổ chức bảo tồn các giá trị tự nhiên, bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái

- Tổ chức bảo tồn các giá trị tự nhiên

Công tác bảo tồn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch sinh thái và nó đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch sinh thái vì vậy công tác bảo tồn phải đƣợc thực hiện tốt để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, hỗ trợ bảo tồn và chia sẻ lợi ích du lịch với cộng đồng địa phƣơng.

Đối với công tác vệ sinh môi trƣờng: Huyện Cô Tô thành lập một đội môi trƣờng chuyên thu gom rác khu tham quan, bãi biển đƣa đến khu tập kết xử lý. Ban quản lý môi trƣờng huyện Cô Tô chỉ đạo công nhân trồng hai hàng phi lao tạo môi trƣờng trong lành cho du khách tham quan. Các hộ dân tham gia hoạt động du lịch tự giác thu gom rác, bảo vệ môi trƣờng nơi tham gia dịch vụ du lịch. Nhƣ vậy, công tác bảo tồn ở đây cũng rất đƣợc coi trọng và mang lại hiệu quả đáng kể.

Đối với cộng đồng địa phƣơng: Hoạt động du lịch tại huyện Cô Tô mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng địa phƣơng. Doanh thu từ hoạt động du lịch đƣợc huyện Cô Tô trích một phần xây dựng, nâng cấp đƣờng, việc đi lại, sinh hoạt của ngƣời dân thuận tiện hơn. Khi hoạt động du lịch sinh thái phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, giảm các tệ nạn xã hội.

- Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Là một khu du lịch sinh thái còn mới mẻ, huyện đảo Cô Tô chƣa bị ảnh hƣởng bởi những tác động tiêu cực của du lịch. Nét văn hóa của cƣ dân bản địa chƣa bị thƣơng mại hóa. Ngƣời dân địa phƣơng mới chỉ bắt đầu làm du lịch, họ vẫn giữ đƣợc bản chất thật thà. Những ngƣời dân nơi đây chƣa có

nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ nghiệp vụ du lịch nhƣng họ luôn làm cho du khách cảm thấy gần gũi, thoải mái bởi tinh thần làm du lịch của họ thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách. Qua đó, những ngƣời dân bản địa giúp du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp cả về tự nhiên và văn hóa của khu vực. Đến đây du khách có cơ hội đƣợc thấy một khu du lịch còn rất nhiều nét hoang sơ chƣa bị biến đổi bởi con ngƣời và cả nét mộc mạc của biển đảo chƣa bị du lịch làm bão hòa, con ngƣời chƣa bị sự tiêu cực của du lịch làm biến đổi. Các tệ nạn xã hội do mặt trái của du lịch gây ra nhƣ trộm cắp, cờ bạc hầu nhƣ không xuất hiện trên đảo. Để đạt đƣợc những thành quả nhƣ vậy, trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái không những do sự cố gắng của chính quyền địa phƣơng mà còn do ý thức của ngƣời dân nơi đây.

- Công tác bảo vệ môi trường sinh thái

Huyện Cô Tô là vùng biển đảo tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Du khách đến Cô Tô không chỉ ấn tƣợng bởi vẻ hoang sơ mà còn ấn tƣợng với sự thân thiện của ngƣời dân, sự quản lý bài bản của chính quyền địa phƣơng. Chính quyền huyện đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ môi trƣờng. Huyện thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện nâng cao ý nhận thức, ý thức chấp hành bảo vệ môi trƣờng. UBND huyện Cô Tô thƣờng xuyên chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội trên địa bàn huyện vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện vệ sinh môi trƣờng, thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cƣ, rác thải ở bãi biển để đƣa vào các khu chôn lấp tập trung.

Từ cuối năm 2011, việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Cô Tô đƣợc UBND huyện giao cho Công ty CP Thƣơng mại và dịch vụ Mạnh Quang. Theo đó, Công ty đã tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn Cô Tô và các tuyến đƣờng thôn, đƣờng xã tại xã Đồng Tiến; bãi biển trƣớc khu tƣợng đài Bác Hồ, bãi biển Vàn Chảy và bãi biển Hồng Vàn. Tính đến hết

năm 2012, Công ty đã thu gom đƣợc 1.213,2 tấn rác thải (trung bình 3,37 tấn/ngày). Lƣợng rác phát sinh đột biến trong các tháng du lịch hè (từ tháng 4 đến tháng 9) với trung bình rác phát sinh khoảng 7-8 tấn/ngày đã đƣợc Công ty tích cực thu gom và xử lý đạt 90%. Công tác xử lý rác thải tại bãi rác Voòng Xi có nhiều chuyển biến tích cực. Rác thải sau khi đƣợc vận chuyển đến bãi rác đã đƣợc phun hoá chất và rắc vôi bột để khử mùi trƣớc khi tiến hành chôn lấp.

Để thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn, Công ty đã đầu tƣ trang thiết bị, vật dụng cần thiết cho ngƣời lao động. Tính đến hết tháng 12-2012, Công ty đã có 30 xe gom đẩy rác, 2 máy cắt cỏ cầm tay, 1 lò đốt rác thải sinh hoạt năng suất 5 tấn/ngày, 1 xe ngựa kéo; ngoài ra, đơn vị còn đầu tƣ 1 xe chở rác tự chế, các vật dụng phục vụ thu gom rác thải nhƣ chổi, xẻng, cuốc…

Năm 2013, UBND huyện đã đề xuất phƣơng án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện. Theo đó, phƣơng án thu gom và xử lý rác thải sẽ đƣợc thực hiện đồng bộ tại 3 địa điểm: Thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến. Việc thu gom và vận chuyển theo hình thức quét, thu gom rác thải tại các trục đƣờng giao thông nhƣ: Đƣờng nội thị, đƣờng xã, đƣờng thôn, đƣờng liên thôn, đƣờng ngõ xóm và các bãi biển trƣớc tƣợng đài Bác Hồ, bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chảy và Chiến Thắng. Việc thu gom bằng xe thô sơ (xe đẩy tay) về các trạm trung chuyển rồi đƣợc vận chuyển bằng xe cơ giới về địa điểm chôn lấp, xử lý. Đối với khu vực thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, rác đƣợc thu gom, vận chuyển về bãi rác Voòng Xi để xử lý. Rác thải tại xã Thanh Lân sau khi thu gom đƣợc vận chuyển về bãi rác tại thôn 3. Toàn bộ rác thu gom đƣợc chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác. Việc quét, thu gom trên trục đƣờng giao thông nội thị đảm bảo tiến hành vào tất cả các ngày trong tháng. Đối với các đƣờng ngõ xóm tại thị trấn đảm bảo thu gom 3 lần/tuần. Đƣờng xã, đƣờng thôn, đƣờng ngõ xóm tại các xã Đồng Tiến, Thanh Lân; tất

cả các bãi biển là 2 lần/tuần. Đảm bảo thu gom, xử lý 90% lƣợng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn Cô Tô và 70% lƣợng rác phát sinh trên địa bàn 2 xã Đồng Tiến và Thanh Lân…Chính nhờ những cách làm sáng tạo, huy động đƣợc sức mạnh xã hội hóa, giữ gìn màu xanh của đảo mà thời gian qua Cô Tô đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

3.2.2.4. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch sinh thái

Cô Tô xây dựng chƣơng trình du lịch cộng đồng bằng nhiều dịch vụ hấp dẫn nhƣ đƣợc tham quan khám phá vẻ đẹp hoang sơ của đảo, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của ngƣời dân nơi đây. Du khách sẽ đƣợc bố trí đến ở tại nhà dân để trải nghiệm cuộc sống, tham gia đánh cá, câu mực... nhƣ những ngƣ dân thực thụ; tham gia các hoạt động tập thể nhƣ đốt lửa trại, hoạt động xã hội, tình nguyện trên địa bàn huyện đảo. Bên cạnh đó, để giúp cho nhân dân hiểu đƣợc về kỹ năng phục vụ khách du lịch khi tham gia vào chƣơng trình du lịch cộng đồng, huyện đã cử các cán bộ của huyện, cán bộ, nhân viên của nhiều công ty lữ hành tới từng hộ gia đình tuyên truyền, hƣớng dẫn cho ngƣời dân các kỹ năng phục vụ nhƣ việc giao tiếp, nấu ăn, vệ sinh, xây dựng đội văn nghệ…

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo tổ chƣ́c thành lâ ̣p các câu la ̣c bô ̣ , hô ̣i nghề nghiê ̣p phu ̣c vu ̣ du li ̣ch nhƣ hô ̣i xe ô tô và ô tô điện , xe ôm, hô ̣i các nhà hàng, nhà nghỉ, hô ̣i gia đình đón khách du li ̣ch…

Cô Tô có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, bởi ngoài tiềm năng vốn có của địa phƣơng, ngƣời dân nơi đây rất thân thiện, hiếu khách. Du lịch cộng đồng sẽ tăng cƣờng tính đoàn kết giữa doanh nghiệp du lịch và ngƣời dân, đem lại cho nhiều gia đình thêm nhiều khoản thu nhập. Nhƣng, điều quan trọng nhất là việc phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn các giá trị văn hoá, vẻ đẹp tự nhiên của địa phƣơng để phát triển bền vững.

Lợi ích của việc phát triển du lịch tại Cô Tô từ chỗ ngƣời dân địa phƣơng không biết “du lịch” là gì, thì nay đã có thể tham gia hoạt động du lịch, cải tạo nhà ở để có thể đón tiếp khách nghỉ đêm, nấu các món ăn phục vụ khách du lịch, kỹ năng đón tiếp khách du lịch và đặc biệt là có thu nhập đáng kể từ các hoạt động dịch vụ du lịch mang lại. Đời sống của cộng đồng cƣ dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, quan trọng hơn cả là chính ngƣời dân đã góp phần giữ gìn bảo vệ huyện đảo theo hƣớng phát triển bền vững.

Một trong những thành công của du lịch cộng đồng đó là năm 2011, chƣơng trình “Hành trình vì biển đảo quê hƣơng” đã đƣợc tổ chức thành công, đem lại kỷ niệm, cảm xúc đáng nhớ cho gần 600 đoàn viên, thanh niên. Tiếp nối thành công đó, năm 2012 Cô Tô trích 1 tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ các đoàn tham gia hành trình “Vì biển đảo quê hƣơng”. Cô Tô kêu gọi các tổ chức, đoàn thể, các trƣờng học trên toàn quốc tham gia hành trình “Vì biển đảo quê hƣơng” với hình thức hỗ trợ 1 lƣợt vé tàu cao tốc.

3.2.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển DLST

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đảo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô khóa III, khóa IV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã xác định nhiệm vụ đƣa dịch vụ du lịch thành trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để thực hiện mục tiêu trên, những năm vừa qua, Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng, trong đó tập trung giải quyết khó khăn 03 lĩnh vực chính là: giao thông, cấp điện và nƣớc sinh hoạt.

- Phát triển nguồn điện ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh (trong đó có kinh doanh du lịch) đời sống nhân dân: Uỷ ban nhân dân huyện đã đầu tƣ nâng cấp hệ thống điện diezen khu vực trung tâm huyện và 2 xã Đồng Tiến, Thanh Lân thực hiện nâng thời gian phát điện lên 23 giờ trên ngày từ tháng 4 năm 2012 thay cho việc phát điện từ 6 đến 12 tiếng nhƣ trƣớc đây. Điê ̣n chiếu

sáng khu vực trung tâm huyện đƣợc thay thế bằng hệ thống pin năng lƣợng mă ̣t trời và đƣợc triển khai đến khu vƣ̣c nông thôn, tất cả các đƣờng làng, ngõ xóm. Ngày 16/10/2013, Dự án Đƣa điện lƣới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)