Kết quả điều tra ý kiến của một số hộ gia đình, cá nhân về tình hình công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

3.2 .Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

3.3. Đánh giá tình hình công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp

3.3.8- Kết quả điều tra ý kiến của một số hộ gia đình, cá nhân về tình hình công

Bảng 3.13. Kết quả điều tra số phiếu hộ gia đình, cá nhân về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh

Mức độ đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá Tốt

Bình

thường Chưa tốt

Thái độ của cán bộ tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ

40 105 35

Trình tự hướng dẫn thủ tục đăng ký 50 96 34

Trình độ chuyên môn của cán bộ 48 97 35

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy, khi đánh giá về trình độ chuyên môn có tới 35/180 người dân nhận xét về trình độ chuyên môn của công chức địa chính cấp xã còn chưa thực sự tốt, một số còn có thái độ không hòa nhã đối với người dân.

Bảng 3.14: Tổng hợp phiếu điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nội dung câu hỏi

Đúng Sai Không biết

Hộ Tỷ lệ

(%) Hộ Tỷ lệ

(%) Hộ Tỷ lệ (%)

Những hiểu biết chung về

GCNQSD đất 116 64,67 64 35,33 0 0

Về điều kiện cấp

GCNQSD đất 29 16 113 62,67 38 21,33

Về trình tự, thủ tục cấp

GCNQSD đât 106 58,67 61 34 13 7,33

Về nội dung ghi trên

GCNQSD đất 163 90,67 17 9,33 0 0

Về ký hiệu 70 39,33 82 45,33 28 15,33

Về cấp mới 26 14,67 154 85,33 0 0

Về thẩm quyền cấp

Thông qua kết quả điều tra đối với 180 phiếu điều tra sự hiểu biết của người dân đã và đang thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai chia đều cho 3 vùng điều tra về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Bảng 3.14, ta có thể rút ra một số nhận xét sau.

*Những hiểu biết chung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân

Một bộ phận người dân tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm và vùng miền núi, là cán bộ trong các lĩnh vực khác hoặc các doanh nghiệp tư nhân có sự hiểu biết tương đối chính xác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính cần thiết của việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 64,67%). Tuy nhiên đối với bộ phận còn lại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được hiểu nôm na thường gọi là trích lục hay sổ đỏ và có tác dụng thế chấp ngân hàng để vay vốn xây nhà, mua xe hoặc làm kinh tế.

*Những hiểu biết về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân

Đa số những người được điều tra đều hiểu chưa đúng về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ không quan tâm đến việc để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải đảm bảo điều kiện gì, căn cứ pháp lý ra sao. Chỉ cần biết mình là người quản lý sử dụng đất, khi cần thì lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận dẫn đến chất lượng của hồ sơ thấp, chưa đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xẩy ra tình trạng phải chuyển trả hồ sơ để bổ sung, hoàn thiện lại. Bên cạnh đó còn một số thành phần cố tình không hiểu gây rất nhiều khó khăn và vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.

*Những hiểu biết về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tuy tất cả các thủ tục hành chính về đất đai được UBND tỉnh Phú Thọ ban hành đã được niêm yết công khai tại địa phương cũng như tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND huyện Phù Ninh nhưng vẫn còn rất nhiều

người dân đến liên hệ làm thủ tục không dành thời gian để đọc và nghiên cứu hay tham khảo ý kiến của cán bộ tiếp nhận hồ sơ trước khi làm thủ tục dẫn đến những nhận định sai lầm về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 34,00%). Không chuẩn bị trước các giấy tờ liên quan để bổ túc kèm theo hồ sơ gây ra không ít khó khăn cho cán bộ chuyên môn trong công tác phối hợp với địa phương để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công dân.

*Những hiểu biết về nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Không có gì là bất ngờ khi những người hiểu đúng về các nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỉ lệ rất cao (đạt 90,67%). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể coi như một loại Văn bản ban hành cho người dân được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu với 3 nội dung chính rất dễ để một người dân biết đọc biết viết có thể nắm bắt được. Thứ nhất là thông tin về người sử dụng đất tại trang 01 giấy chứng nhận, thứ hai là thông tin chi tiết về thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại trang 02 giấy chứng nhận, cuối cùng là phần hình thể thửa đất để xác định vị trí, ranh giới mốc giới thửa đất tại trang 03 giấy chứng nhận. Số còn lại chiếm 9.33% vì lí do gần như sau khi nhận giấy chứng nhận về chỉ quan tâm xem có đúng tên mình không rồi sẽ ép Plastic và cất vào tủ.

*Những hiểu biết về các ký hiệu ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Các ký hiệu chuyển môn được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không nhiều, theo đó tỷ lệ những nhận định đúng, sai hay không biết về các ký hiệu đó của người dân không chênh lệch nhau quá lớn.

*Những hiểu biết về việc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cũng như đối với sự hiểu biết về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu hết mọi người dân đề có suy nghĩ rât mơ hồ về việc đăng ký đất đai và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có đến 85,33% người được điều tra đều có cùng câu trả lời rằng đất cát ở từ xưa đến nay ông

bà để lại, cứ xây nhà ở rồi đến khi lớn lên cần tiền làm ăn hoặc những việc khác mới đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng. Tuy ở thời điểm hiện tại, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thiện, chiếm tỷ lệ cao nhưng những suy nghĩ của người dân về vấn đề này đã khiến việc quản lý, cập nhập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai trước đây găp rất nhiều khó khăn.

*Những hiểu biết về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại trang 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện người ký giấy chứng nhận, ghi rõ họ tên và được đóng dấu. Vậy nên không khó để người dân có thể nhận ra rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ký bởi lãnh đạo huyện. Tuy nhiên cũng vì lẽ đó nên dẫn đến việc vẫn còn 19,33% số người dân được điều tra đã nhầm lẫn cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Chủ tịch UBND (hoặc Phó Chủ tịch UBND) cấp cho hay do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp.

Về cơ bản, mỗi người dân đều có những quan điểm nhất định đối với những nội dung nêu trên, có đúng có sai tuy nhiên vẫn còn không ít người dân không ngần ngại trả lời không biết, một phần vì không quan tâm nhiều đến lĩnh vực đất đai, một phần vì không muốn trả lời những nội dung trong phiếu điều tra. Tuy nhiên nhìn chung thì nhận thức của người dân đến thời điểm hiện tại đã được nâng lên khá cao so với các giai đoạn trước, điều này giúp ích tương đối nhiều trong công tác thiết lập và xử lý hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, góp phần không nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)