3.2 .Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất
3.3. Đánh giá tình hình công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
3.3.9- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhậnquyền
quyền sử dụng đất
* Những ưu điểm.
- Về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, cấp Giấy chứng nhận, đã cơ bản đầy đủ từ hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ban hành có hệ thống, hướng dẫn chi tiết rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện đặc biệt là hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
- Về tài chính của bộ máy dịch vụ công: Lương của các cán bộ viên chức trong biên chế Nhà nước do ngân sách Nhà nước chi trả. Tiền công của cán bộ hợp đồng chi trả, các khoản chi phí cho công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như Giấy tờ, mực in, photo tài liệu, sổ sách, văn bản hành chính,...
- Về công tác tuyên truyền: Đài phát thanh, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh rất tích cực phổ biến tuyên truyền các chế độ, chính sách, hồ sơ, trình tự, thủ tục trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Về cải cách hành chính: Ủy ban nhân dân huyện đã đưa công tác đăng ký đất đai, xử lý tồn tại và cấp Giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ, chính quyền và cần được cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện. Đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính theo cơ chế “một cửa”, Tạo điều kiện để hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận được công khai, công bằng, dân chủ, với mọi tầng lớp nhân dân.
- Về công tác chỉ đạo: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện luôn luôn quan tâm chỉ đạo công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận. Kịp thời có những chỉ
đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ đúng thời gian, đúng pháp luật.
2.4.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn Huyện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là:
- Một số quy định pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành quy định chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng, thực hiện ở địa phương như: Một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật đất đai 2013 là Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng trong các văn bản hướng dẫn dưới Luật hiện hành chưa quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký đất đai mà lồng vào hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận (như Nghị định 43/2014/NĐ- CP, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ).
- Do lịch sử công tác quản lý, sử dụng đất đai để lại, thực tế tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tồn tại nhiều dạng giao đất trái thẩm quyền, người dân tự chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm đất...
- Do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đợn vị khác như cơ quan thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường nên văn phòng đăng ký đất đai không chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình phụ trách, nhiều hồ sơ quá hạn, chậm, muộn thời gian hẹn trả kết quả, lỗi do các đơn vị khác nhưng văn phòng đăng ký đất đai lại thường xuyên phải trả lời thắc mắc, giải quyết khiếu nại của công dân.
- Do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số nơi, chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận.
- Chất lượng hồ sơ do cán bộ địa chính xã tham mưu giúp cho Ủy ban nhân dân xã lập hiện còn thấp. Đặc biệt là hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu (còn gọi là cấp mới) khi chuyển về văn phòng đăng ký, số hồ sơ phải bổ sung, hoàn thiện đến 70% gây khó khăn cho công tác cập nhật, thông báo thông tin cho công dân, nhiều chủ sử dụng đất phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, nếu không kịp thời gây bức xúc cho công dân.
- Việc nhiều xã, trình độ cán bộ chuyên môn yếu, cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự vào cuộc, nên hồ sơ gần như phải kiểm tra lại từ đầu, có phần hạn chế, dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai.
3.4- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn