Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 86)

3.2 .Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

3.4- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm

huyện Phù Ninh

3.4.1. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh

Qua công tác điều tra cho thấy có một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Chính sách pháp luật về đất đai; Trình độ dân trí; Nguồn gốc đất; Hồ sơ địa chính; Thủ tục hành chính; Cơ sở vật chất, kỹ thuật; Nghĩa vụ tài chính.

Trong các yếu tố nêu trên thì yếu tố có ảnh hưởng nhất tới công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nguồn gốc đất. Đối với thửa đất có nguồn gốc, tính pháp lý rõ ràng, thửa đất không có tranh chấp thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có vướng mắc gì. Tuy nhiên đối với các thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ pháp lý liên quan tới thửa đất thì công tác cấp giấy chứng nhận cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

Đối với các thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy tờ pháp lý liên quan tới thửa đất thì khi xác định nguồn gốc đất chúng ta cần lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai. Xác định chính xác thời điểm là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Nếu xác định không chính xác thì gây nên thất thu tiền sử dụng đất, khiếu nại khiếu kiện liên quan đến đất đai...

3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh

- Về cơ sở vật chất: Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường đầu tư trang thiết bị máy móc để phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính dạng số.

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Đề nghị Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm rõ ràng, đồng thời có cơ chế để quy trách nhiệm cho người đứng đầu nếu để tình trạng chậm lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; lấy chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tiêu chí đánh giá, phân xếp loại cán bộ, công chức hàng năm.Tiếp tục triển khai công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất chưa giao.

Làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến đất đai.

- Về chính sách pháp luật: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành các hướng dẫn về theo dõi, chỉnh lý biến động đất đai, hướng dẫn lập hồ

sơ địa chính, đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các địa phương có căn cứ thực hiện (nhất là văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất ở do ủy ban nhân dân cấp xã giao đất trái thẩm quyền sau ngày 15/10/1993 nhưng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện Nghị định 64/CP ghi là đất vườn, hiện nay người sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh việc đã nộp tiều sử dụng đất cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất).

- Về đội ngũ cán bộ: Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ công chức địa chính cấp xã và cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

- Về xây dựng và chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính:Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các đơn vị tư vấn sớm hoàn thành việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính để bàn giao cho các xã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng (MicroStation, Vilis,...) để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trên phạm vi toàn huyện nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý đất đai và yêu cầu công khai hóa thông tin đất đai trong thị trường bất động sản hiện nay.

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác quản lý đất đai, đặc biệt là việc chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn. Giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài "Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ" và những vấn đề lý luận tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào vấn đề này. Thông qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, có thể đi đến một số kết luận chung như sau:

Một là, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai nói riêng. Trong hệ thống quản lý đất đai hiện đại, chỉ có duy nhất một điểm tiếp xúc với công dân đó là cơ quan đăng ký đất đai. Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu đăng ký đất đai và sử dụng, tra cứu hệ thống hồ sơ địa chính, được hình thành trong quá trình đăng ký đất đai phục vụ cho các mục tiêu nhà nước ngày càng cao và có nhiều thay đổi đòi hỏi hồ sơ địa chính phải luôn được cập nhật, hoàn thiện, muốn vậy công tác đăng ký đất đai cần phải được quan tâm, chú trọng để theo kịp với sự thay đổi, biến động đất đai nhằm đáp ứng sự mong đợi, yêu cầu của công dân, tổ chức.

Hai là, thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Phù Ninh trong những năm qua đã được những thành tựu đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2018 tổng lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn toàn huyện đạt: 2860 giấy, đạt tỷ lệ 91,22% . Các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 275 thửa đất với diện tích 25,75 ha. Số hồ sơ kê khai, được tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đã đi vào nề nếp, tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra ngày càng mạnh, các chính sách đất đai thay đổi, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trong những năm qua còn xảy ra nhiều. Việc đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý các biến

động về đất đai vào hồ sơ địa chính không theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai được cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính chưa đồng bộ, không phản ánh chính xác được thực tế sử dụng đất.

Ba là, từ các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Yếu tố nguồn gốc đất (tính pháp lý thửa đất) chiếm tỷ lệ cao nhất (100 % ý kiến được phỏng vấn), các yếu tố thủ tục hành chính, chính sách pháp luật về đất đai (chiếm 46,67%), cơ sở dữ liệu có ảnh hưởng lớn đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. Đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu về qui định pháp luật, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

Bốn là cần đầy nhanh tiến độ thực hiện dự án hoàn thiện hồ sơ địa chính tổng thể trên địa bàn huyện Phù Ninh theo hướng điện tử hóa phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại là cần thiết, là điều kiện cần để triển khai việc thực hiện đăng ký đất đai điện tử trong những năm tiếp theo.

2. KIẾN NGHỊ

Từ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được nghiên cứu, đề tài có những kiến nghị sau:

- Với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ:

+ Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hàng quý làm việc với một số UBND quận, huyện để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các trường hợp đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận có nhiều vướng mắc, còn tồn lại trong thời gian qua.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền trên truyền hình, các trang mạng xã hội để vận động người sử dụng đất thực hiện đăng ký đất đai.

+ Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai Dự án tổng thể xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2015- 2020 và định hướng đến năm 2030 huyện Phù Ninh.

- Với Uỷ ban nhân dân huyện Phù Ninh:

- Tiếp tục rà soát các hồ sơ tồn đọng, đang còn vướng mắc về thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức địa chính cấp xã và cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Xem xét luân chuyển vị trí công tác (kể cả cấp huyện và cấp xã) những cán bộ trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất đạo đức kém; thanh lý hợp đồng lao động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất những cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn để xây dựng lại bộ hồ sơ địa chính mới, đồng bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng quyền sử dụng đất và để phục tốt hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

+ Đề nghị UBND huyện thường xuyên tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc.

+ Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và kịp thời xem xét chỉ đạo tháo gỡ các trường hợp vướng mắc.

+ Chỉ đạo các ngành chức năng của huyện và UBND cấp xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động các chủ sử dụng đất về chính sách đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn.

- Với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:

+ Chủ động thực hiện tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về đăng ký đất đai tại các thôn, xóm, cụm dân cư dưới nhiều hình thức như: truyền thanh, bảng tin, công khai tại nhà văn hoá các thôn, xóm.

+ Đôn đốc, giám sát ban địa chính xã, bộ phận một cửa của UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND xã kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch để phục vụ công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận..

Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả đã rất cố gắng để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận tại địa bàn huyện Phù Ninh chỉ dừng ở mức độ khái quát nhất định, chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đối với từng xã, thị trấn. Vì vậy, những giải pháp kiến nghị mang tính tổng quát và gợi mở, cần được nghiên cứu sâu hơn. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1987), Luật Đất đai năm 1987, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến Pháp năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Chính phủ (1993), Nghị định 64/CP về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, Hà Nội.

9. Chính phủ (1994), Nghị định 60/CP về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, Hà Nội.

10. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. 11. Chính phủ (2004), Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

12. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP về việc cấp giấy CN-QSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

13. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội

14. Chính phủ (2010), Nghị định 120/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ – CP về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

15. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Đất đai năm 2013.

16. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất. 17. Chính phủ (2014), Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất.

18. Chính phủ (2014), Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

19. Chính phủ (2017), Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định qui định chi tiết thi hành luật đất đai

20. Bộ Tài nguyên và môi trường, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Qui định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

21. Bộ Tài nguyên và môi trường (2019), kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc đến năm 2018, Thông tin Bộ Tài Nguyên và MT tháng 9/2019

22. Bùi Thị Thúy Hường (2015), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)