Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 33)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3.Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Theo tác giả Bùi Thị Thúy Hường (2015), kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, như sau: Đăng ký lần đầu:Số hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 10.057 hộ, trong đó: Số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 8.796 hộ, đạt 87,5% so với số hộ đã đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.261 hộ, chiếm 12,5% so với số hộ đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất.

Theo tác giả Bùi Thị Thúy Hường, để nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả đã đưa ra một số giải pháp sau: giải pháp về pháp luật, pháp chế, chính sách,giải pháp về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, giải pháp về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, giải pháp nâng cao

trình độ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và giải pháp về tài chính.

* Theo tác giả Đặng Đình Linh (2016), kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

- Đối với đất nông nghiệp:Từ năm 2011-2015, đã cấp được GCN cho 1.261 trường hợp, đạt tỷ lệ 89,55% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai, Trong đó: Giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 (tức 03 năm 06 tháng): cấp được 949 giấy/ 1.054 hồ sơ đề nghị. Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015 (tức 01 năm 06 tháng): cấp được 312 giấy/ 353 hồ sơ đề nghị cấp. Cả giai đoạn 2011-2015, còn 146 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 10,45% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN. Đối với đất lâm nghiệp: Giai đoạn 2011-2015, toàn huyện cấp được tổng số 3.654 giấy chứng nhận chiếm 96,0% tổng số hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận, trong đó: Giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 (tức 03 năm 06 tháng): cấp được 3.389 giấy/ 3.525 hồ sơ đề nghị. Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015 (tức 01 năm 06 tháng): cấp được 265 giấy/ 281 hồ sơ đề nghị cấp.

- Đối với đất phi nông nghiệp: Từ năm 2011 - 2015, đã cấp được GCN cho 2.699 trường hợp, đạt tỷ lệ 93,42% so với tổng số trường hợp đã đăng ký kê khai. Trong đó: Giai đoạn từ 2011- hết tháng 6/2014, cấp được tổng số 2.079 giấy chứng nhận so với 2.217 hồ sơ kê khai đăng ký, đạt tỷ lệ 93,78% về số giấy chứng nhận và đạt 89,39% về diện tích so với kế hoạch.

Giai đoạn từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015, cấp được tổng số 620 giấy chứng nhận so với 672 hồ sơ kê khai đăng ký, đạt tỷ lệ 92,26% về số giấy chứng nhận và đạt 88,45% về diện tích so với kế hoạch. Còn lại các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN chiếm 10,89% so với tổng số trường hợp kê khai đăng ký đề nghị cấp GCN, với diện tích 7,09 ha. Các trường hợp này chưa được cấp GCN do nhiều nguyên nhân khác nhau: do tranh chấp, khiếu nại tố cáo, do không phù hợp quy hoạch, do không đủ điều kiện pháp lý…

Theo tác giả Đặng Đình Linh, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trên địa bàn gồm: Yếu tố về nhu cầu cấp giấy chứng nhận và trách nhiệm của người dân, yếu tố chính sách, pháp luật về đất đai, yếu tố việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gồm: giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ, giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, giải pháp về nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân.

Theo Phạm Thị Thảo (2019), khi nghiên cứu quá trình thực thi luật pháp trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho thấy: Còn có nhiều vấn đề bất cập trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, xác định nguồn gốc đất dẫn đến làm chậm tiến dộ cấp giấy cũng như gây hiểu nhầm cho người dân.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1- Đối tượng nghiên cứu

- Hộ gia đình, cá nhân đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

2.2.2- Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu được thu thập từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2018.

- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh. - Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh.

+ Thực trạng đăng ký đất đai + Thực trạng hồ sơ địa chính

+ Kết quả cấp giấy từ 01/01/2016 đến ngày 31/12/2018. + Phân tích ưu điểm, nhược điểm

- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua ý kiến cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ làm công tác chuyên môn cấp huyện, xã trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

+ Đánh giá qua ý kiến người dân

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

2.4- Phương pháp nghiên cứu

2.4.1- Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

2.4.1.1- Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, số liệu thu thậptại Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh.

- Kết quả công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Phù Ninh từ 01/01/2016 đến 30/12/2018, số liệu thu thập tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phù Ninh.

2.4.1.2- Thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra phỏng vấn 180 người dân đã đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc các xã, thị trấn. Chia thành 3 vùng (miền núi, trung tâm và vùng hạ huyện). Số người điều tra bao gồm các nhóm: công chức, viên chức nhà nước; người làm nghề tự do và người làm nông nghiệp. Mỗi vùng chọn 2 xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn điều tra 30 người.

+ Vùng trung tâm chọn: Thị trấn Phong Châu, xã Phù Ninh + Các xã miền núi chọn: xã Trạm Thản, xã Phú Mỹ

+ Các xã vùng hạ huyện chọn: xã An Đạo, xã Bình Bộ

Việc lựa chọn số người đồng đều giữa các xã đảm bảo yếu tố khách quan, trung thực khi tiến hành điều tra.

- Điều tra phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng phiếu điều tra.

- Điều tra phỏng vấn cán bộ 30 người, trong đó: cán bộ làm công tác quản lý (8 người), công chức địa chính xã, thị trấn (12 người), cán bộ công chức, viên chức làm công tác chuyên môn tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường (10 người) về yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.4.2- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh cho thấy các mối tương quan giữa các mặt trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật và thực tế, các số liệu về diện tích biến động các loại đất hay cơ cấu phần trăm….

2.4.3- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.

- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

2.4.4- Phương pháp thống kê số liệu

Phương pháp này để sắp xếp các số liệu thu thập được theo các nhóm, các tiêu chí nhất định của mục đích nghiên cứu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đất tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

3.1.1- Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1- Vị trí địa lý

Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ 12km. Có địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và thị xã Phú Thọ. - Phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì.

- Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2 nằm trên tọa độ từ 22019’ đến 22024’ vĩ độ Bắc, 10409’ đến 104028’ kinh độ Đông. Gồm có 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã).

3.1.1.2- Địa hình địa mạo.

Huyện Phù Ninh có địa hình dốc, bậc thang và lòng chảo; được phân thành 6 cấp độ dốc với diện tích tương ứng như sau:

- Cấp I (dưới 30): có diện tích 6559,17 ha, chiếm 39,22% tổng diện tích tự nhiên được phân bố ở các xã và thị trấn trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Mỹ, Trạm Thản và Phù Ninh.

- Cấp II (từ 30 - 80): có diện tích 1072,01 ha, chiếm 6,41% tổngdiện tích tự nhiên được phân bố ở các xã như An Đạo, Phù Ninh.

- Cấp III (từ 80 - 150): có diện tích 3846,53 ha, chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên đươc phân bổ nhiều nhất ở xã Phù Ninh và Trạm Thản.

- Cấp IV (từ 150 – 200): có diện tích 4348,25 ha, chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như Phú Mỹ, Tiên Phú và Trung Giáp.

- Cấp V (từ 200 - 250): có diện tích 667,29 ha, chiếm 3,99% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở các xã như xã Phú Mỹ, Phù Ninh.

- Cấp VI ( trên 250): có diện tích 92,79 ha, chiếm 1,38% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ ở một số ít các xã như Phú Mỹ, Phù Ninh, Phú Nham, thị trấn Phong Châu và Phú Lộc.

3.1.1.3- Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu.

Huyện Phù Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 1). Biên độ nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt nhất là 2,90C.

- Thủy văn.

Phù Ninh có sông Lô chạy dọc theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam; là ranh giới giữa huyện Phù Ninh với các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Tổng chiều dài phần sông chảy qua địa bàn huyện Phù Ninh là 32km, chảy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú. Phù sa sông Lô góp phần bồi đắp chủ yếu cho đồng ruộng thuộc các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà và xã Vĩnh Phú. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp, tạo nguồn nước tưới tieu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.4- Các nguồn tài nguyên.

a- Tài nguyên đất đai.

Tiềm năng đất đai của huyện Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp; đất có tầng dày canh tác, chất

lượng đất khá tốt. Quỹ đất hiện có của huyện Phù Ninh cũng rất thuận lợi cho việc quy hoạch các khu, các trung tâm xã. Tuy nhiên, do địa hình không bằng phẳng, nằm xen lẫn với đồi núi thấp nên huyện Phù Ninh không có mặt bằng rộng để xây dựng các khu công nghiệp lớn, tập trung như các huyện đồng bằng.

b- Tài nguyên nước.

Nguồn nước mặt: là toàn bộ diện tích đất mặt nước sông, ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện. Nguồn nước tương đối dồi dào, hàng năm được bổ sung thường xuyên từ lượng mưa, có vai trò quan trọng cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống.

Phù Ninh là huyện có sông Lô chạy qua, trữ lượng nước rất lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Ngoài ra, nguồn nước hồ đầm của huyện Phù Ninh chiếm diện tích khá lớn, bao gồm các đầm tự nhiên, hồ đầm nhân tạo. Nguồn nước này có trữ lượng hàng triệu mét khối. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghiệp, một số nhà máy gần thị trấn Phong Châu đã và đang đe dọa gây ô nhiễm, vì vậy, cần có các biện pháp xử lý chất thải tốt hơn để bảo vệ các nguồn nước.

Nguồn nước ngầm: Hiện đang được khai thác sử dụng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thông qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có trữ lượng lớn, ít bị ô nhiễm, dễ dàng khai thác.

Nguồn nước mưa: Với tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.717 mm. Đây thực sự là nguồn nước lớn, cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; bổ sung lượng nước cho các sông, ngòi, hồ, đầm, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện.

c- Tài nguyên rừng.

Tổng diện tích toàn huyện là 3.197,90 ha, trong đó quỹ đất rừng sản xuất là 3.096,96 ha, rừng phòng hộ là 76,90 ha, rừng đặc dụng là 24,04 ha. Hầu hết rừng của huyện Phù Ninh là rừng bạch đàn, keo, tràm… làm nguyên liệu giấy, cung cấp cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Ngoài ra, rừng còn có vai trò trong

việc cung cấp nguồn lâm sản cho ngành xây dựng cơ bản, nguồn chất đốt cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn đất.

Hiện nay, rừng và đất rừng của huyện Phù Ninh góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông, lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và làm cho sản phẩm xã hội ngày càng thêm phong phú.

d- Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng.

Huyện Phù Ninh tuy chưa có khảo sát quy mô dưới lòng đất, nhưng trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, trữ lượng khá, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và công nghiệp của địa phương.

Ngoài ra, còn có nguồn cát sỏi dồi dào trên tuyến sông Lô ở các xã Trị Quận, Phú Mỹ, Hạ Giáp, Tiên Du, Bình Bộ, Tử Đà. Sản lượng khai thác hàng năm của nguồn cát sỏi khoảng 24.000 m3, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong huyện.

3.1.1.5- Thực trạng môi trường.

Nguồn nước thải từ các khu dân cưhiện nay phần lớn chưa qua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt tiếp nhận là sông, hồ, kênh mương; nhiều sông, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải do vậy đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 33)