Tình hình lao động, việc làm của huyệnPhù Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 51)

giai đoạn 2016– 2018

TT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1

Tổng số lao động đang làm việc trong

nền kinh tế

Người 68.400 70.000 72.200

2 Tổng số hộ Hộ 32.738 33.624 34.456

3 Xuất khẩu lao động Người 153 180 165

4 Giải quyết việc làm Người 753 864 968

5 Tỷ lệ lao động qua

đào tạo % 33,2 34,8 36,0

( Nguồn: UBND huyện Phù Ninh)

- Năm 2018, địa bàn huyện đã giải quyết việc làm cho 968 lao động (KH 1650 lao động), (trong đó việc làm mới 671 lao động [KH 1200 lao động]); số lượt người đi xuất khẩu lao động 165 người (KH 250 người).

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ước đạt 90% (KH ≥ 90%). - Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề ước đạt 69% (KH 68-70%) (trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 36% [KH 36-37%]).

- Ước cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 38% (KH 38%), công nghiệp và xây dựng 35,8% (KH 35,5%), các ngành dịch vụ 26,2% (KH 26,5%).

3.1.2.4- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

Thị trấn Phong Châu là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Phù Ninh, là trung tâm dịch vụ thương mại - du lịch nằm trên Quốc lộ 2 và vùng phía Bắc tỉnh Phú Thọ. Thị trấn có diện tích 922.69 ha, 22 khu, trong đó có 12 khu đường phố và 10 khu nông thôn; tổng dân số đô thị hiện tại là 9.927 khẩu với 2.407 hộ.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Năm 2018, dân số nông thôn có 110.011 người, chiếm 92,21% dân số toàn huyện. Khu dân cư nông thôn tập trung thành các khu, bình quân mỗi xã 10 - 12 điểm dân cư, phân bố tập trung theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và gắn liền với đồng ruộng thuận tiện cho sản xuất. Một số xã đã hình thành các thị tứ, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, do kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được khang trang hơn, môi trường vệ sinh hơn, bộ mặt nông thôn đang dần được đổi mới.

3.1.3- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

3.1.3.1- Giao thông

Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô (chạy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú dài 32 km); tuyến đường quốc lộ 2 dài 18 km chạy qua các xã Phù Ninh, thị trấn Phong Châu, Phú Lộc, Tiên Phú và Trạm Thản; đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai dài 4,18 km chạy qua xã Phù Ninh; các tuyến đường tỉnh lộ 323, 323C, 323D, 323E, 325B… là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ và thu hút thông tin, công nghệ, vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.1.3.2- Thủy lợi.

Phù Ninh là huyện có sông Lô chạy qua, trữ lượng nước rất lớn kể cả mùa đông và mùa hè. Con sông Lô chảy qua 8 xã của huyện. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nước cho

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nguồn nước hồ đầm của huyện Phù Ninh chiếm diện tích khá lớn, bao gồm các đầm tự nhiên, hồ đầm nhân tạo.

Ngoài hệ thống kênh mương nội đồng hàng năm được tu sửa cải tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp thì năm 2018, UBND tỉnh Phú Thọ đã đầu tư xây mới 4 km kênh tiêu thuộc dự án trạm bơm tiêu Bình Bộ đảm bảo tiêu úng cho 5 xã phía Nam của huyện Phù Ninh.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Thuận lợi

Phù Ninh là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Việt Trì, có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 2 và các tuyến đường tỉnh lộ đi qua. Vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư.

Là một huyện tài nguyên đất và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường còn nhiều phục vụ cho phát triển kinh tế các ngành. Vùng bãi sông Lô đất đai phì nhiêu thuận lợi cho trồng nhiều loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Có nhiều cụm, điểm công nghiệp như cụm Công nghiệp Tử Đà, Đồng Lạng, Phú Gia, Rừng Xanh... được phát triển, thu hút vốn đầu tư.

Phù Ninh có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, dân cư có trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.

- Hạn chế:

Thời tiết có những biến động thất thường vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa Đông, thường thiếu nước tưới lại có những đợt gió mùa Đông Bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột, gây ảnh hưởng tới vật nuôi và cây trồng.

đô thị hóa và dân số gia tăng. Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng không còn nhiều. Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít lại canh tác chủ yếu là cây lúa, nên tính ổn định trong bố trí sản xuất còn hạn chế. Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Chất lượng lao động chưa cao.

Chuyển đổi kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện cơ bản đã thực hiện xong nhưng một số xã còn tình trạng khiếu kiện như xã An Đạo, xã Liên Hoa. Chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa đa dạng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chăn nuôi phát triển song vấn đề môi trường và phòng chống dịch bệnh luôn tiềm ẩn những bất lợi. Vùng nuôi trồng thuỷ sản gần với vùng trồng cây ăn quả, cây lương thực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước do dư lượng chất bảo vệ thực vật chưa được phân huỷ hết chảy vào hệ thống thuỷ lợi nội đồng. Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng công nghệ mới thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

3.2.Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.4.Diện tích đất đai của huyện Phù Ninh theo đơn vị hành chính năm 2018 STT Xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (ha) Trong đó Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 1 Phong Châu 922.69 605.57 315.35 1.78 2 Phú Mỹ 1042.33 799.39 228.42 14.52 3 Lệ Mỹ 745.75 600.73 136.56 8.46 4 Liên Hoa 948.35 813.10 132.70 2.55 5 Trạm Thản 1142.99 950.67 181.62 10.69 6 Trị Quận 1023.01 768.61 251.28 3.12 7 Trung Giáp 1094.82 875.70 205.64 13.48 8 Tiên Phú 1022.28 859.92 150.74 11.62 9 Hạ Giáp 680.63 484.65 195.44 0.54 10 Bảo Thanh 643.57 509.62 133.19 0.76 11 Phú Lộc 1130.30 938.98 188.52 2.81 12 Gia Thanh 637.35 525.68 111.67 1.06 13 Tiên Du 625.60 403.18 222.42 2.10 14 Phú Nham 577.54 442.88 132.55 2.10 15 Bình Bộ 464.60 327.07 137.36 0.17 16 An Đạo 696.36 482.68 213.62 0.07 17 Tử Đà 641.82 421.82 218.70 1.30 18 Phù Ninh 1297.14 1012.30 284.65 0.19 19 Vĩnh Phú 399.84 293.14 106.70 0.34 Tổng số 15736.99 12115.68 3547.13 74.17

Số liệu bảng 3.4 cho thấy tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phù Ninh tính đến ngày 31/12/2018 là: 15736,99 ha, trong đó: đất nông nghiệp là: 12115,68 ha, đất phi nông nghiệp là: 3547,13 ha, đất chưa sử dụng là: 74,17 ha.

3.2.2. Biến động sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)