3.2 .Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất
3.3. Đánh giá tình hình công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
3.3.4- Tình hình về công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyệnPhù Ninh
a. Công tác lập hồ sơ địa chính
Hiện nay, trên địa bàn huyên Phù Ninh việc lập hồ sơ cơ bản đã thực hiện đầy đủ; công tác cập nhật hồ sơ địa chính của các thửa đất và biến động đất đai đều được Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện khá kịp thời, đúng quy định.
Từ khi nhận chuyển giao bản đồ địa chính dạng số của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, thì công tác quản lý và cập nhật hồ sơ địa chính có phần được thuận lợi hơn, đặt biệt là hiện nay các xã đang triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
b. Công tác quản lý hồ sơ địa chính
Do điều kiện nơi làm việc còn chật hẹp, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chưa bố trí phòng và cán bộ chuyên trách làm công tác lưu trữ hồ sơ địa chính nên hồ sơ chưa được phân loại rõ ràng, chưa sắp xếp được theo từng năm cụ thể, việc sao lục, cung cấp thông tin cũng gặp nhiều khó khăn.
c. Những khó khăn trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
- Phần lớn cán bộ, viên chức, người lao động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không được đào tạo đúng chuyên ngành, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Hầu hết cán bộ địa chính cấp xã và cấp huyện vẫn chưa sử dụng được các phần mềm hiện hành như TK2015, MicroStation SE,... đã gây khó khăn và cản trở không ít trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Để bảo quản hồ sơ khỏi hư hỏng, hằng năm Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện tổ chức phun thuốc diệt mối mọt, nấm mốc, trong khi chưa có kho lưu trữ riêng nên thuốc bảo vệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ đang làm việc chung tại kho lưu trữ hồ sơ.
Người sử dụng đất khi được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất, được giao đất, cho thuê đất từ đất chưa sử dụng hoặc đất đã thu hồi thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo đất mới và các thửa đất có liên quan thì thực hiện các công việc sau:
Chỉnh lý bổ sung ranh giới, loại đất, mục đích sử dụng đất, diện tích của các thửa đất mới trên bản đồ địa chính.
Cập nhật thông tin về thửa đất mới vào hồ sơ địa chính. Cập nhật chỉnh lý biến động vào bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định hiện hành.
Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo thửa đất gửi đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và UBND các xã, thị trấn nơi có thửa đất đã được đăng ký cập nhật biến động.
3.3.4.2- Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Phù Ninh
Trong giai đoạn 2016 – 2018 huyện đã lập được 810 tờ bản đồ với 166 quyển sổ địa chính, 67 quyển sổ lục kê, 19 quyển số theo dõi biến động đất đai, 19 quyển sổ cấp GCNQSDĐ. Hiện nay trên địa bàn 19 xã, thị trấn của huyện đã có đầy đủ các loại sổ hồ sơ địa chính, cho thấy công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện đã được quan tâm đúng mức.
Bảng 3.8. Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Phù Ninh TT TT Xã, Thị trấn Bản đồ (tờ) Sổ địa chính (quyển ) Sổ mục kê (quyển ) Sổ theo dõi biến động đất đai (quyển ) Sổ cấp GCNQ SDĐ (quyển ) Loại bản đồ Số lượng Tỷ lệ 1/ 1000 1 Phong Châu BĐĐC 62 62 14 06 01 01 2 Phú Mỹ 60 60 12 05 01 01 3 Lệ Mỹ 54 54 10 04 01 01 4 Liên Hoa 53 53 10 04 01 01 5 Trạm Thản 62 62 12 05 01 01 6 Trị Quận 62 62 12 04 01 01 7 Trung Giáp 63 63 13 05 01 01 8 Tiên Phú 62 62 14 06 01 01 9 Hạ Giáp 48 48 10 04 01 01 10 Bảo Thanh 48 48 10 04 01 01 11 Phú Lộc 60 60 12 05 01 01 12 Gia Thanh 50 50 10 04 01 01 13 Tiên Du 50 50 11 05 01 01 14 Phú Nham 45 45 08 03 01 01 15 Bình Bộ 40 40 08 03 01 01 16 An Đạo 48 48 10 04 01 01 17 Tử Đà 45 45 08 03 01 01 18 Phù Ninh 64 64 14 06 01 01 19 Vĩnh Phú 20 20 04 02 01 01
Toàn huyện 810 810 166 67 19 19
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Phù Ninh)
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy rằng tình hình lập hồ sơ địa chính của huyện Phù Ninh đạt kết quả như sau:
Bản đồ: Toàn huyện có 830 tờ bản đồ được lập, quản lý, sử dụng. Trong đó có 04 xã thị trấn có đồng thời cả bản đồ số và bản đồ giấy là xã Phù Ninh, An Đạo, Phú Nham, Phú Lộc và thị trấn Phong Châu. Các xã còn lại là bản đồ giấy. Xã Phù Ninh có số lượng tờ bản đồ nhiều nhất 64 tờ, xã Vĩnh Phú có số lượng tờ bản đồ ít nhất là 30 tờ.
Sổ địa chính: Toàn huyện có 66 quyển, xã Phù Ninh có số lượng nhiều nhất 14 quyển, xã Vĩnh Phú có số lượng ít nhất chỉ 04 quyển.
Sổ mục kê: Toàn huyện có 183 quyển, xã Phù Ninh có số lượng nhiều nhất 06 quyển, xã Vĩnh Phú có số lượng ít nhất chỉ 02 quyển.
Sổ đăng ký biến động: Toàn huyện có 19 quyển, mỗi xã, thị trấn 01 quyển.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Toàn huyện có 19 quyển, mỗi xã, thị trấn 01 quyển.
Trong những năm qua, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phù Ninh đã ứng dụng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm MicroStation SE để quản lý hồ sơ địa chính. Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính của huyện chưa được lập đầy đủ và thống nhất, việc cập nhật cơ sở dữ liệu chưa thường xuyên và thiếu kịp thời. Chất lượng hồ sơ địa chính không cao nên việc sưu tra, sưu lục giải quyết các quan hệ về đất đai chưa đạt yêu cầu đề ra.
Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và công chức địa chính cấp xã còn hạn chế, nhất là các phần mềm chuyên ngành MicroStation SE, Autocad,…dẫn đến việc tích hợp cơ sở dữ liệu chung cho toàn huyện không đồng bộ gặp nhiều khó khăn.
3.3.5- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn từ 01/7/2016 đến 30/6/2018