Rà soát và xây dựng quy hoạch đô thị huyện lị ven biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 102 - 106)

4.4.5 .Xác định phƣơng án chiến lƣợc

4.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC

4.3.2. Rà soát và xây dựng quy hoạch đô thị huyện lị ven biển

Huyện Lộc Hà đặc biệt phù hợp với tính chất đặc biển trở thành đô thị ven biển: Sự phát triển của loại hình đô thị này chủ yếu là nhờ vào các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy, hải sản và các hoạt động du lịch. Sự phát triển của kinh tế địa phƣơng và các khu công nghiệp mới sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng các khu du lịch. Việc xây dựng các con đƣờng ven biển sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các thành phố này.

Vị trí: Tại khu vực các xã Thạch Bằng, Thạch Mỹ.

Tính chất đô thị: Thị trấn huyện lị của huyện Lộc Hà, trung tâm dịch vụ hậu cần, công nghệ đánh bắt xa bờ của tỉnh.

Quy mô dân số 23.000 mƣời năm 2020 và 25.000 ngƣời năm 2030. Đất xây dựng đô thị khoảng 644 - 800 ha.

Tiền đề phát triển: Hình thành thị trấn Lộc Hà tạo ra cơ hội hết sức thuận lợi để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, bờ biển, cửa biển, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sự phát triển của các vùng phụ cận, nhất là của thành phố Hà Tĩnh, Khu kinh tế Vũng Áng... trong tƣơng lai gần mở ra hƣớng phát triển có tính đột phá về kinh tế - xã hội của vùng hạ Can Lộc, vùng cửa biển Thạch Hà. Đô thị Lộc Hà sẽ trở thành một trong các đô thị động lực cửa biển theo cơ cấu kinh tế: Du lịch, dịch vụ, trung tâm công nghệ nghề truyền thống và nông nghiệp hàng hóa hiện đại và bền vững của tỉnh.

Tiềm năng, độc lực phát triển: Thị trấn Lộc Hà có tiềm năng về vị trí, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và con ngƣời để phát triển 02 lĩnh vực chính là trung tâm dịch vụ hậu cần hỗ trợ cho nông dân, ngƣ dân đánh bắt thủy hải sản với trung tâm công nghệ đánh bắt xa bờ. Ngoài ra phát triển du lịch biển gắn với quốc lộ ven biển đang đƣợc xây dựng.

Hƣớng phát triển không gian: Trên cơ sở phân tích về vị trí, quy mô và quỹ đất xây dựng các khu chức năng thị trấn, thị trấn đƣợc xây dựng với cấu trúc đô thị ven biển, phát triển tập trung về phía Nam núi Bằng Sơn, thuộc địa phận hành chính xã Thạch Bằng, Thạch Kim, phần nền đỉnh núi xã Thạch Mỹ, phần đất thôn 4 ven biển xã Thinh Lộc. Hƣớng phát triển trung hạn đƣợc mở rộng đô thị về phía Tây núi Bằng Sơn phục vụ cho nhu cầu quỹ nhà ở, văn phòng. Hƣớng phát triển đô thị dài hạn đến lúc địa hình với tiêu chí là đô thị lại IV - thành phố ven biển tƣơng lai mở rộng thêm về phía Bắc núi Bằng Sơn. Bên cạnh Lộc Hà còn có những khu vực khác nhƣ Thạch Châu ở phía Nam theo hƣớng Tỉnh lộ 9 đi thành phố Hà Tĩnh - là điểm dân cƣ có nhiều

điều kiện thuận lợi và tiềm năng trở thành phần mở rộng của Lộc Hà trong tƣơng lai.

- Quy hoạch và xây dựng đô thị trung tâm huyện lỵ cần huy động nội lực, tranh thủ nguồn đầu tƣ nâng cấp hạ tầng Du lịch, hạ tầng đô thị huyện lỵ mới. Tạo điều kiện tốt nhất và chủ động tranh thủ chủ trƣơng đẩy nhanh tiến độ triển khai các tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh của quốc gia, nhƣ: Trục Quốc lộ 2 A ven biển, tuyến giao thông ven biển từ cảng Hộ độ, cửa sót đến chân tiên. Nâng cấp tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 7, đƣờng 22/12 ... là những điều kiện hết sức quan trọng cho huyện Lộc Hà đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh và phát triển đô thị biển.

- Quy hoạch hệ thống cảng Cửa Sót - Hộ Độ tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển ngành đánh bắt và chế biến hải sản, dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu thuyền. Quy hoạch cụm công nghiệp tập trung đón đầu sự phát triển công nghiệp phụ cận khu công nghiệp mỏ và đô thị Hà Tĩnh.

Ngành công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản cũng là ngành có triển vọng phát triển, với việc khai thác vùng nguyên liệu tại chổ và là thị trƣờng tiêu thụ lớn của một vùng đô thị của tỉnh và liên vùng. Cảng cá Thạch Kim đi vào khai thác cần có nhà máy đông lạnh công suất khoảng 2.000 tấn.

Huyện có 4 xã làm muối (Hộ độ, Thạch Mỹ, Thạch Châu, Mai Phụ) là nguồn muối chủ yếu của tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh bạn. (Hộ độ có diện tích làm muối trên 130 ha, sản lƣợng năm 2006 dự kiến 7.000 tấn).

- Quy hoạch lại chợ nông thôn, đổi mới hình thức quản lý chợ và các điểm giao lƣu, tạo điều kiện cho thƣơng mại - dịch vụ ở một huyện có truyền thống thƣơng mại trong nhân dân phát triển khá sớm. Là huyện có nhiều điểm thƣơng mại, dịch vụ nông thôn phát triển. Xuất phát từ nghề nông khó

khăn nên một bộ phận lớn dân cƣ vùng này chuyển sang nghề buôn bán từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm trong thƣơng trƣờng (xã Thạch Kim có thu nhập dịch vụ chiếm 65%, thu nhập hàng năm trên 2 tỷ đồng). Đây cũng là vùng có nhiều doanh nghiệp làm ăn thành đạt trên các lĩnh vực với sở hữu vốn lên đến hàng triệu USD.

- Quy hoạch hệ thống trƣờng học, hình thành các trƣờng học khu trung tâm huyện lỵ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia ở các cấp, phấn đấu trƣớc năm 2010: có 80% trƣờng đạt chuẩn Quốc gia; Hoàn chỉnh phổ cập THCS ; 100% trƣờng học cao tầng . Mở Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và Trung tâm Hƣớng nghiệp- Dạy nghề của huyện đáp ứng chức năng nhiệm vụ của ngành

Xây mới bệnh viện huyện với quy mô 150-300 giƣờng bệnh, Phát huy lợi thế khu du lịch biển kết hợp xây dựng bệnh viện điều dƣỡng chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi đang có nhu cầu phát triển hiện nay. Chủ động phòng chống dịch bệnh nhất là các bệnh về mắt và các loại dịch sau bão lụt, phục vụ khám và chữa bệnh cho hộ nghèo, vùng xa.

- Tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá Quốc gia, cấp tỉnh phát huy các lễ hội truyền thống, hƣớng các sinh hoạt văn hoá đời sống tâm linh lành mạnh. Xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hoá mới khu dân cƣ. Quản lý, phát huy các hoạt động văn hoá vừa phát huy bản sắc vừa phục vụ cho du lịch. Huyện có một số di tích lịch sử văn hoá có giá trị nhƣ nhà thờ họ Mai Hắc Đế, Đền Lê Khôi, Đền Cả, chùa Chân Tiên, chùa Kim Dung; Nhiều mô hình xã Văn hoá nhƣ Thạch Châu, Thạch Kim có khả năng phát huy giá trị văn hoá vào đời sống hiện đại.

- Xây dựng hệ thống Đài phát thanh - truyền hình, bƣu chính viễn thông có chất lƣợng, đáp ứng cung cấp kịp thời thông tin cho nhân dân trong

vùng góp phần cải thiện đời sống tinh thần, cập nhật thông tin - liên lạc, tạo môi trƣờng đầu tƣ và phát triển xã hội, nhất là đối với bộ phận dân cƣ làm nghề đánh bắt hải sản trên biển.

Tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng, ngân hàng gắn với sản xuất hơn, thực sự trở thành khâu trung gian của sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng và củng cố tuyến phòng thủ An ninh - quốc phòng nhất là an ninh trên biển. Tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao cảnh giác với các thế lực thù địch, đấu tranh với các phần tử phản động, tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm an ninh trên tuyến biển, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)