Pháttriển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 106 - 108)

4.4.5 .Xác định phƣơng án chiến lƣợc

4.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC

4.3.3. Pháttriển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học công nghệ

công nghệ

Nguồn nhân lực hiện nay của Lộc Hà có một thế mạnh là giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, với khoảng 80% lực lƣợng lao động đang hoạt động trong khu vực nông nghiệp, nguồn nhân lực này có một điểm yếu rất cơ bản là thiếu tính chuyên môn, năng suất thấp và chƣa quen với tác phong công nghiệp hiện đại. Lực lƣợng lao động hiện có của Lộc Hà không thể đáp ứng các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nhanh sang phía dịch vụ và công nghiệp hiện đại.

Phải nhận thức rõ đây là một trong những trở ngại trực tiếp lớn nhất cho sự phát triển của Lộc Hà. Trở ngại này lại không thể vƣợt qua đƣợc trong một thời gian ngắn, chỉ với những nỗ lực nhất thời mạnh mẽ. Do vậy, phải coi việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ chiến lƣợc ƣu tiên, là một chiến lƣợc bộ phận then chốt của chiến lƣợc tổng thể và xuyên suốt toàn bộ thời kỳ chiến lƣợc của huyện.

Trong điều kiện đặc thù của huyện, việc thực hiện nhiệm vụ này đƣợc thực hiện bằng ba nhóm giải pháp chính.

Nhóm giải pháp thứ nhất là tích cực tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực của huyện. Huyện cần xây dựng sớm một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, xác định các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ ngƣời lao động tự đào tạo nghề phù hợp với định hƣớng phát triển cơ cấu của huyện.

Nhóm giải pháp thứ hai là thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu trong thực tế phát triển để nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng và năng lực chuyên môn của ngƣời lao động. Huyện cần tích cực tổ chức các khóa đào tạo, các lớp hƣớng dẫn chuyên môn (ví dụ các chƣơng trình khuyến nông, khuyến công, khuyến dịch vụ) dƣới các hình thức linh hoạt để ngƣời lao động, chủ yếu là nông dân, có điều kiện tiếp cận tri thức và phát triển năng lực.

Nhóm giải pháp thứ ba mang tính cấp thời: thu hút nguồn lao động chuyên môn từ bên ngoài, bao gồm cả lao động có tay nghề, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân. Việc thu hút này không phải bằng cách dựa vào các ƣu đãi vật chất mà là bằng năng lực thu hút các dự án đầu tƣ, thông qua đó, kéo nguồn lao động chất lƣợng cao về Lộc Hà. Đây là phƣơng án mang tính khả thi và có độ chắc chắn cao, tận dụng đƣợc nguồn nhân lực có sẵn mà không mất thời gian và kinh phí đào tạo. Huyện cần phải coi đây là một hƣớng ƣu tiên trong việc tạo lập hạt nhân ban đầu của nguồn nhân lực chất lƣợng cao của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)