Nhịp độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 99)

 GRDP/ngƣời năm 2020 đạt 6,5 triệu VNĐ (tƣơng đƣơng 400 USD);

 GRDP/ngƣời năm 2030 lớn gấp 3,5-4,0 lần mức GRDP/ngƣời năm 2017, đạt 23-26 triệu VNĐ (1.400-1.600 USD theo tỷ giá hiện nay). Để đạt mục tiêu này, tốc độ tăng GRDP bình quân hàng năm của huyện trong giai đoạn 2017-2030 phải đạt 13-14%/năm.

 Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2020 bằng 10-11% GDP; năm 2030 bằng 20% GDP. Khẳng định một số mặt hàng chủ lực là thế mạnh (dựa trên lợi thế cạnh tranh và có sức cạnh tranh cao) của huyện: hải sản chế biến, dầu lạc.

 Thu Ngân sách: năm 2020 đạt 13% GDP, năm 2030 đạt 18-20% GDP.

- Các mục tiêu cơ cấu:

Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, để có cơ cấu:

 2020: nông nghiệp: 40%; công nghiệp: 28%; dịch vụ: 32%;

 2030: nông nghiệp: 25-27%; công nghiệp: 32-35%; dịch vụ: 38- 43%.

- Các mục tiêu khẳng định vị thế:

 Vƣơn lên đứng trong nhóm 5 huyện - thành phố đứng đầu tỉnh về kết quả phát triển tổng hợp, đƣợc phản ánh trong xếp hạng chỉ số phát triển con ngƣời.

 Khẳng định đƣợc thế mạnh cạnh tranh của một số sản phẩm chủ lực của huyện là dịch vụ - du lịch biển, hoa, hải sản và rau sạch. Là một điểm du lịch văn hóa - sinh thái - biển độc đáo trong toàn bộ chuỗi du lịch Bắc Trung bộ.

 Là trung tâm kết nối phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, với sức hội tụ là khả năng cung cấp các dịch vụ cao cấp, trong đó dịch vụ du lịch là hạt nhân.

4.2.3.2. Bước đi

Để phù hợp với sự phân kỳ chiến lƣợc chung, thời kỳ chiến lƣợc từ nay đến năm 2030 của Lộc Hà cũng chia làm hai giai đoạn lớn: giai đoạn 2017- 2020 và giai đoạn 2020 -2030. Riêng giai đoạn 2017 - 2020, đến thời điểm hiện nay, đã đi đƣợc nửa chặng đƣờng. Còn giai đoạn 2020 -2030 là giai đoạn tƣơng ứng với chiến lƣợc 10 năm của cả nƣớc, của tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm hai bƣớc đi trung hạn, 2020-2025 và 2025-2030.

Những tính toán chiến lƣợc chính thức của huyện từ nay đến năm 2030 đƣợc thực hiện theo cách phân kỳ này.

Tuy nhiên, Lộc Hà là huyện mới thành lập (năm 2007). Tại thời điểm hiện nay, chiến lƣợc phát triển kinh tế 10 năm 2007 - 2017 của Lộc Hà mới đã đi đƣợc trọn chặng chặng đƣờng, trên địa bàn vốn là của hai huyện Can Lộc - Thạch Hà. Vì vậy, việc tính toán, bố trí chiến lƣợc và sắp xếp lộ trình bƣớc đi cho giai đoạn 2017 - 2020, kết hợp với giai đoạn chiến lƣợc tiếp theo, 2020 -

2030, của huyện mới Lộc Hà có những nét đặc thù so với các huyện khác trong tỉnh.

Có hai yếu tố lớn có ảnh hƣởng quyết định đến cách tiếp cận bƣớc đi đặc thù của Lộc Hà trong quá trình thực hiện chiến lƣợc:

Thứ nhất, với tƣ cách là một huyện độc lập, Lộc Hà chỉ thực sự bắt đầu chiến lƣợc phát triển của mình từ năm 2008, sau khi sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự, thông qua các Nghị quyết, chƣơng trình và phƣơng án phát triển lớn của huyện tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Những hoạt động mang tính khởi động cho quá trình phát triển lâu dài của huyện nhƣ xây dựng trung tâm đô thị huyện - hạt nhân của đô thị Lộc Hà tƣơng lai, mở mang các tuyến đƣờng, tổ chức lại sự phát triển kinh tế của huyện một cách tổng thể cũng chỉ đƣợc triển khai mạnh từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2020.

Thứ hai, sự kết hợp giữa một bên là trình độ xuất phát thấp, một bên là các cơ hội phát triển đang mở ra mạnh mẽ, đòi hỏi Lộc Hà phải tranh thủ chớp lấy thời cơ buộc phải huyện phải tính toán bƣớc đi phù hợp với thực tế, bảo đảm giải quyết mối quan hệ giữa việc tạo các tiền đề cho sự “cất cánh” của huyện và việc huyện sẽ hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của tỉnh, của cả nƣớc một cách hiệu quả, bắt đầu từ thời điểm năm 2017.

Xuất phát từ hai yếu tố này, căn cứ vào tính chất và nội dung của nhiệm vụ chiến lƣợc cần đƣợc giải quyết trong mỗi bƣớc đi thực tế, cần chia giai đoạn từ nay đến năm 2030 thành hai chặng phát triển lớn.

- Chặng thứ nhất từ năm 2017 đến năm 2020. - Chặng thứ hai từ năm 2020 đến năm 2030.

Việc lựa chọn năm 2020 làm mốc chuyển giai đoạn trong chiến lƣợc là để Lộc Hà đủ thời gian cần thiết để tạo năng lực đón bắt đƣợc cơ hội phát triển mới khi khu công nghiệp Vũng Áng.

Năm 2020 là thời điểm Cảng Vũng Áng đã đi vào hoạt động đồng bộ, thành phố Hà Tĩnh có đủ thời gian nâng cấp để thực sự trở thành một thành phố khá phát triển của vùng Bắc Trung bộ. Những điều kiện này là tiền đề quan trọng cho sự cất cánh đúng nghĩa của Lộc Hà.

Hai chặng phát triển nói trên phân biệt với nhau về chức năng, nhiệm vụ và vai trò mà mỗi chặng đảm nhiệm trong toàn bộ quá trình chiến lƣợc phát triển từ nay đến năm 2030.

Chặng thứ nhất có nhiệm vụ tạo nền tảng phát triển ban đầu, hình thành các tiền đề cất cánh của Lộc Hà. Trình độ và điều kiện xuất phát của giai đoạn này là thấp, nhiều khó khăn và tính chủ động chƣa cao. Trong khi đó, mức độ giải quyết thành công nhiệm vụ của chặng này lại quyết định khả năng thu hút các nguồn lực phát triển của huyện ở chặng tiếp theo.

Chặng thứ hai (2020-2030) là chặng Lộc Hà bắt đầu tổ chức quá trình phát triển trên cơ sở nền tảng và tiền đề phát triển đã đƣợc tạo lập ở chặng trƣớc. Trong chặng này, tính chủ động chiến lƣợc của huyện sẽ tăng lên. Mức độ chủ động này tùy thuộc vào khả năng khẳng định sức mạnh và sức hấp dẫn tự thân của huyện ở chặng trƣớc. Trong chặng này, quá trình phát triển đƣợc đặt trong sự kết nối Lộc Hà với các nhà đầu tƣ bên ngoài, với các địa phƣơng khác, khi các lợi thế, quỹ đạo vận động, phƣơng hƣớng chiến lƣợc và triển vọng phát triển của huyện về cơ bản đã đƣợc khẳng định.

Nhƣ vậy, mỗi chặng có một vai trò, một sứ mệnh riêng trong quá trình phát triển của Lộc Hà. Nhƣng phải thấy rằng chặng đầu tiên sẽ là chặng khó

khăn nhất, có vai trò quyết định sự thành công của toàn bộ quá trình chiến lƣợc của huyện. Mấu chốt của vấn đề là trong chặng này, huyện phải đƣợc bảo đảm cung cấp một nguồn vốn đầu tƣ ban đầu không nhỏ để tạo lập các nền tảng ban đầu cho sự phát triển. Nhƣng đây là vấn đề đƣợc quyết định chủ yếu ở cấp Trung ƣơng và Tỉnh. Do vậy, việc nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng, vai trò và sự đóng góp của Lộc Hà vào triển vọng phát triển chung của tỉnh, trong sơ đồ chiến lƣợc phát triển của vùng Bắc Trung bộ và cả nƣớc có ý nghĩa quyết định trong việc đáp ứng yêu cầu này. Lộc Hà phải nhận thức rõ rằng việc bảo đảm triển khai đúng tiến độ các dự án phát triển của tỉnh trên địa bàn huyện, với nguồn vốn do ngân sách nhà nƣớc cấp, là điều kiện tiên quyết cho thành công chiến lƣợc không chỉ của Lộc Hà nói riêng mà còn giúp Lộc Hà đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh. Vƣợt qua chặng này thắng lợi, quỹ đạo phát triển của Lộc Hà sẽ đƣợc khẳng định, sức thu hút đầu tƣ từ bên ngoài sẽ tăng lên. Sự bảo đảm về nguồn vốn đó là cơ sở quyết định sự cất cánh và hội nhập thực sự của huyện vào quỹ đạo phát triển hiện đại.

Giai đoạn 2020 - 2030:

Mục tiêu của giai đoạn này thúc đẩy phát triển đô thị du lịch ven biển, đẩy mạnh các ngành hậu cần nghề cá, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, chuyến mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất các thực phẩm, rau màu và hoa chất lƣợng cao, an toàn cho các trung tâm đô thị và công nghiệp trong tỉnh, trong cả nƣớc và cho Lào.

Nhiệm vụ của giai đoạn này là khơi dậy, phát huy các tiềm năng và phát triển một số ngành:

- Chuyển đổi mạnh sản xuất nông nghiệp (cung cấp nông sản cho các khu Công nghiệp, Thành phố Hà Tĩnh, Vinh, xuất khẩu…)

- Phát triển mạnh lĩnh vực du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái, lễ hội và giải trí thu hút khách từ các khu Công nghiệp, thành phố Hà Tĩnh, Vinh, Lào,..

- Phát triển đô thị - biển kết hợp với việc xây dựng chuỗi đô thị nhỏ, kết nối với Thành phố Hà Tĩnh và các trung tâm công nghiệp lân cận; xây dựng các Trung tâm dịch vụ và Thƣơng mại hiện đại (các siêu thị nhỏ, trung tâm thƣơng mại cụm xã…). Khôi phục các chợ phiên mang tính truyền thống với các điểm chợ đƣợc cải thiện về kết cấu hạ tầng và vệ sinh môi trƣờng.

- Tăng cƣờng chất lƣợng và hệ kỹ thuật cho hoạt động thƣơng mại cung cấp thủy sản cho cho Hà Tĩnh, miền Trung và cho Lào (qua Cửa khẩu Cầu Treo).

- Tập trung phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp tạo sản phẩm phục vụ du lịch.

- Giảm hộ nghèo và nâng cao chất lƣợng sống (tiếp cận tới các dịch vụ văn hóa, nƣớc sạch…) của dân cƣ.

- Gắn với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để giải quyết việc làm cho lao động của huyện và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

- Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị phát triển, quản trị đô thị cho cán bộ chính quyền các cấp, hình thành bộ máy chính quyền có đủ năng lực thực thi các nhiệm vụ chiến lƣợc và tiếp tục tạo môi trƣờng thể chế cho doanh nghiệp phát triển.

4.4. PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC

Dựa vào vào phân tích SWOT:Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của địa phƣơng tại chƣơng 3 và hƣớng tới thực hiệnmục tiêu chiến lƣợc đã đề ra, có thể sử dụng các phƣơng án chiến lƣợc sau:

4.4.1 Phƣơng án Chiến lƣợc "Khác biệt hóa"

Phƣơng án chiến lƣợc "khác biệt hóa": Sử dụng những điểm mạnh của huyện để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Phƣơng án này yêu cầu địa phƣơng cần tập trung phát huy những thế mạnh nội lực nhƣ:Quỹ đất phát triển nông nghiệp, quỹ đất phát triển công nghiệp, điều kiện nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, mạng lƣới giao thông, vị trí địa lý… để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài. Phát huy tốt những lợi thế so sánh sẽ tạo ra sự cạnh tranh cao trong việc thu hút việc đầu tƣ từ địa phƣơng khác hay các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Ƣu điểm của phƣơng án "khác biệt hóa" là phát huy đƣợc các lợi thế so sánh của địa phƣơng để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài. Các lợi thế so sánh nổi trội có tác dụng thu hút đầu tƣ là nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, quỹ đất đai còn khá đảm bảo, vị trí địa lý thuận lợi về giao thông.

Hạn chế của phƣơng án "khác biệt hóa" là suốt quá trình thực hiện phƣơng án, địa phƣơng chủ yếu chờ đón và tận dụng cơ hội từ việc dịch chuyển đầu tƣ, thu lợi từ việc giải quyết lao động việc làm của các công ty và đa phần nguồn thu từ các doanh nghiệp lớn sẽ chuyển về Tỉnh theo quy định. Thách thức đặt ra cho địa phƣơng là phải luôn thận trọng trong việc lựa chọn tiếp nhận đầu tƣ đảm bảo công tác bảo vệ môi trƣờng, an toàn trật tự xã hội, phát triển bền vững.

Để thực hiện thành công phƣơng án "khác biệt hóa" yêu cầu địa phƣơng phải thực hiện tốt việc thu hút, xúc tiến đầu tƣ. Chủ động đào tạo lao động có taynghề và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng các sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đô thị nhà ở, vùng nguyên liệu…

4.4.2. Phƣơng án chiến lƣợc "tập trung hóa"

Phƣơng án chiến lƣợc "tập trung hóa" là phƣơng pháp tập trung cải

thiện những điểm yếu nội tại bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Bƣớc đầu tiên của phƣơng pháp "tập trung hóa" là xác định chính xác những điểm hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ví dụ nhƣ: Xuất phát điểm của kinh tế - xã hội còn thấp; chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chƣa đảm bảo, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo còn thấp; trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, trình độ kỹ thuật và quản lý còn hạn chế;nguồn lực tài chính yếu; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chƣa đi mạnh vào sản xuất hàng hoá; đầu ra của sản xuất không ổn định; nằm trong vùng nhiều thiên tai bão, lũ, ngập lụt…

Nhằm khắc phục những yếu điểm, địa phƣơng có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách của tỉnh cho phát triển công nghiệp và hạ tầng đô thị. Tận dụng việc phát triển hệ thống thủy điện thuộc chƣơng trình quốc gia và mạng lƣới hồ, đập chứa nƣớc để khắc phục tình trạng ngập úng…

Ƣu điểm của phƣơng án: Huyện tranh thủ đƣợc nguồn đầu tƣ của tỉnh, của các nhà đầu tƣnhằm cải thiện những yếu điểm từnền kinh tế có xuất phát điểm thấp. Từ đó huyện nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hạn chế của phƣơng án: Huyện phụ thuộc khá nhiều vào nguồn ngân sách của Tỉnh, không chủ động trong việc phát triển kinh tế địa phƣơng.

4.4.3. Phƣơng án chiến lƣợc "dẫn đầu về chi phí thấp"

Phƣơng án chiến lƣợc "dẫn đầu về chi phí thấp" sử dụng thế mạnh

của địa phƣơng để tránh khỏi hoặc giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe doạ, rủi ro từ bên ngoài.

Từ việc xác định rõ những nguy cơ, đe dọa đối với địa phƣơng nhƣ: đầu tƣ trong nƣớc hạn chế do phần lớn các doanh nghiệp trong nƣớc gặp khó khăn; đầu tƣ nƣớc ngoài và thị trƣờng xuất khẩu bị sụt giảm do các khó khăn của kinh tế thế giới; lĩnh vực xây dựng sụt giảm do tác động từ chính sách thắt chặt đầu tƣ công; sức mua của thị trƣờng trong nƣớc bị hạn chế do tăng trƣởng kinh tế sụt giảm, lạm phát cao,...Nhằm đối mặt với những thách thức này yêu cầu địa phƣơng phải phát huy tối đa lợi thế so sánh để thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tƣ căn bản hệ thống hạ tầng, vùng nguyên liệu dồi dào và thuận tiện về khoảng cách vận chuyển, nguồn nhân lực giá rẻ và chi phí cuộc sống thấp sẽ là đặc điểm hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tƣ.

Ƣu điểm của phƣơng án: Phát huy, tận dụng đƣợc những lợi thế, điểm mạnh của địa phƣơng trongcủng cố và xây dựng nền kinh tế trƣớc tình trạng suy thoái kinh tế chung của cả nƣớc.

Hạn chế của phƣơng án: Phƣơng án này chỉ có lợi ích, ý nghĩa ngắn hạn, không chủ động tạo đƣợc sự bứt phá cho kinh tế địa phƣơng trong tƣơng lai, không đảm bảo tận dụng hết những cơ hội mà địa phƣơng có thể có đƣợc tính đến năm 2030.

4.4.4. Phƣơng án chiến lƣợc "thu hẹp, lƣợc bỏ"

Phƣơng án chiến lƣợc "thu hẹp, lƣợc bỏ" là các chiến lƣợc phòng thủ nhằm làm giảm đi những yếu điểm bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài đối với địa phƣơng.

Sử dụng phƣơng án này, địa phƣơng có xu hƣớng tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực an sinh xã hội, với mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân, hỗ trợ ngƣời dân sản xuất kinh doanh, hỗ trợ ngƣời dân về khoa học công nghệ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, đảm bảo bình ổn giá, tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cố định từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách để thoát nghèo và đẩy mạnh sản xuất.

Ƣu điểm của phƣơng án: Ổn định đƣợc đời sống xã hội trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)