Ma trận SWOT của Huyện Lộc Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 83)

3.4. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỘC HÀ HUYỆN LỘC HÀ

Xác định công tác quy hoạch có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của huyện, ngay từ những ngày đầu thành lập, huyện đã tập trung xây dựng các quy hoạch nhƣ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính, quy hoạch giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, thủy

sản… Đảng bộ huyện Lộc Hà đã ban hành Đề án phát triển huyện Lộc Hà đến năm 2010, Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Lộc Hà lần thứ I, II, III, các chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Lộc Hà, các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội huyện hằng năm, 5 năm,…

Qua phân tích, có thể thấy rằng, các chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của huyện hầu nhƣ phụ thuộc vào chủ trƣơng định hƣớng của tỉnh. Chính quyền, Đảng bộ huyện Lộc Hà đã nỗ lực xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà thông qua các nghị quyết, các đề án, chƣơng trình quy hoạch tổng thể của tỉnh và của cả nƣớc. Mặc dù các đề án, các công trình trên có hạn chế là chƣa đề cập trực diện vào việc xác định chiến lƣợc nhƣng cũng đã có những nội dung xác định, hình dung về tầm nhìn, mục tiêu của địa phƣơng đến 2030 nhƣ sau:

Về sứ mệnh: Khi tìm hiểu ở các văn kiện, nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ huyện, các kế hoạch hành động 5 năm, 3 năm thì thấy huyện Lộc Hà mang một sứ mệnh chung của nhiều huyện, tỉnh thành và của đất nƣớc đó là: Lộc Hà trở thành đô thị Dịch vụ - Du lịch biển, gắn đô thị huyện lỵ cảng biển tại Hà Tĩnh với triển vọng một đô thị phát triển nhanh.

Về tầm nhìn: Đến năm 2020 huyện Lộc Hà căn bản trở thành một huyện có thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao phát triển. Huyện Lộc Hà phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và vị thế của một không gian giao lƣu kinh tế quốc tế, kinh tế - đô thịcủa Tỉnh.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III (tháng 8/2015) đã xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ (2015 - 2020) là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết

toàn dân; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tƣ, huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng; khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, tập trung phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định chính trị. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện có thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao phát triển.

Từ phương hướng, mục tiêu tổng quát trên, thời gian tới, Lộc Hà xác định các khâu đột phá là:

- Đầu tƣ hình thành và phát triển hệ thống chuỗi các điểm đô thị, thị tứ, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch. Xây dựng khu du lịch biển Xuân Hải - Chân Tiên theo quy hoạch đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Gắn du lịch biển, du lịch tâm linh với du lịch sinh thái và giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng khai thác tối đa lợi thế ba vùng quy hoạch sản xuất tập trung với phát triển công nghiệp chế biến, thƣơng mại nông thôn. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có công nghệ cao, quy mô lớn theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh, gồm: nuôi trồng - đánh bắt - chế biến thủy hải sản; gắn vùng nguyên liệu - sản xuất, chế biến - tiêu thụ sản phẩm; chăn nuôi bò, lợn, sản xuất rau củ quả công nghệ cao.

- Tập trung thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy hành chính, thực sự chuyển sang nền hành chính công vụ. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, phát triển mạnh hệ thống doanh nghiệp; thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Trên cơ sở các khâu đột phá đó, từ nay đến năm 2020, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

"- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện 5 Đề án của tỉnh để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Huy động tốt mọi nguồn lực, nhất là nội lực trong nhân dân; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng và đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở; phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dƣới 14 tiêu chí.

- Rà soát, bổ sung, xây dựng các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đúng định hƣớng. Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo hƣớng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của ba vùng sinh thái, nhất là sau khi hệ thống kênh trục sông Nghèn hoàn thành; tập trung sản xuất các sản phẩm chủ lực theo vùng, đẩy mạnh liên kết hóa, doanh nghiệp hóa trong tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Đầu tƣ phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch. Quan tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đảm bảo tốt công tác thu ngân sách; nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng phong trào và nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Nâng cao chất lƣợng khám, chữa

bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; quán triệt thực hiện nghiêm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững." Trích: Nghị quyết Đại Hội Đại biểu lần thứ XX của Đảng bộ huyện Lộc Hà.

Phƣơng hƣớng trên mang tính chung chung, quá nhiều định hƣớng nên dễ có thể thay đổi, và việc đạt đƣợc hay không là do nhận định chủ quan của con ngƣời, ví nhƣ trung thu hút đầu tƣ thì khó chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng và an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Với thực trạng xây dựng chiến lƣợc nhƣ trên huyện Lộc Hà mắc phải những hạn chế nhƣ là :

- Chƣa xây dựng đƣợc tầm nhìn rõ ràng của địa phƣơng tính đến thời điểm 2020

- Chƣa xác định rõ đƣợc các lợi thế, các cơ hội và chƣa khai thác hết các tiềm năng chiến lƣợc của địa phƣơng.

- Chƣa xác định rõ sứ mệnh của huyện, đề ra phƣơng hƣớng quá rộng, chƣa phù hợp với khả năng riêng có, chƣa thấy đƣợc tính cam kết, còn mang nặng tính nhiệm vụ phải thực hiện hơn là sứ mệnh.

- Mục tiêu chiến lƣợc còn quá phụ thuộc vào chỉ tiêu phát triển của tỉnh, đôi khi còn lẫn lộn giữa tầm nhìn, mục tiêu và giải pháp.

- Chƣa xác định đƣợc phƣơng án, giải pháp thực hiện chiến lƣợc rõ ràng, còn chung chung thiếu cụ thể.

Với việc xây dựng phƣơng hƣớng trên huyện Lộc Hà chỉ mới trả lời đƣợc câu hỏi Huyện sẽ làm gì trong năm tới? Chứ chƣa trả lời đƣợc câu hỏi Huyện Lộc Hà trở thành nhƣ thế nào trong tƣơng lai?

4.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNXU HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRIỂN

Việc thành lập huyện mới Lộc Hà đƣợc thực hiện trong bối cảnh phát triển chung đang diễn ra rất sôi động, ở tất cả các cấp độ - thế giới, quốc gia, vùng và tỉnh.

Trên phạm vi toàn cầu, xu hƣớng toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức đang đƣợc đẩy mạnh và tăng tốc. Cục diện phát triển của thế giới, với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế Đông Á, đang thay đổi nhanh chóng, mở ra những cơ hội lẫn các thách thức phát triển mới và lớn cho Việt Nam.

Đối với Việt Nam, với việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta bắt đầu đƣợc triển khai sâu rộng và toàn diện. Nó mở ra không gian phát triển rộng lớn, ra phạm vi toàn thế giới cho Việt Nam. Các cơ hội lẫn rủi ro thị trƣờng thế giới đều tăng lên. Dòng đầu tƣ nƣớc ngoài, cả kênh viện trợ chính thức lẫn kênh đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp, đều tăng mạnh, tạo thành một làn sóng đầu tƣ mới, mở ra cho nền kinh tế nƣớc ta những cơ hội phát triển to lớn chƣa từng thấy.

Trong khung cảnh chung đó, Hà Tĩnh cũng có những bƣớc khởi động mạnh, tạo ra một thế phát triển mới cho tất cả các địa phƣơng trong tỉnh.

Tỉnh Hà Tĩnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đang phát triển năng động, hấp dẫn các nhà đầu tƣ, các thành phần kinh tế với

nhiều dự án lớn đi vào hoạt động càng tạo thêm nhiều tác động tích cực cho sự phát triển.

Những yếu tố nêu trên tạo thành bối cảnh phát triển của Lộc Hà trong giai đoạn tới. Trong môi trƣờng hội nhập, liên kết và cạnh tranh phát triển, Lộc Hà cũng bị cuốn vào môi trƣờng chung đó, thành một bộ phận hữu cơ của nó. Tình hình này có ảnh hƣởng quyết định đến việc hình thành và phát triển tƣ duy chiến lƣợc của Lộc Hà. Đó phải là một tƣ duy phát triển mở, định hƣớng hội nhập mạnh, liên kết rộng và sâu, chủ động tham gia cạnh tranh với bên ngoài, bao gồm cạnh tranh quốc tế. Tƣ duy đó tạo thành tầm nhìn chiến lƣợc cho sự phát triển của Lộc Hà trong giai đoạn tới.

Trực tiếp ảnh hƣởng đến việc xây dựng chiến lƣợc phát triển của Lộc Hà, nổi lên các yếu tố sau:

Thứ nhất, Hội nghị Trung ƣơng 4 (khóa X) đã thông qua Chiến lƣợc biển của Việt Nam. Bắt đầu từ đó, nƣớc ta bắt đầu triển khai chiến lƣợc phát triển biển một cách toàn diện. Điều này phản ánh một cách tiếp cận, một tƣ duy và tầm nhìn chiến lƣợc hoàn toàn mới của đất nƣớc. Việc triển khai chiến lƣợc biển sẽ có tác động tích cực mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra chủ yếu trên phạm vi đất liền hiện nay. Do đó, nó cũng có tác động điều chỉnh đến cách thức quy hoạch phát triển, định hƣớng lựa chọn đối tác và huy động vốn, v.v. ở tất cả các địa phƣơng và các chủ thể phát triển. Là một huyện biển, có những tiềm năng biển đáng kể, trong bối cảnh đó, quy hoạch chiến lƣợc phát triển của Lộc Hà sẽ có định hƣớng mạnh theo tinh thần chiến lƣợc biển của quốc gia.

Thứ hai, trong một không gian phát triển mở và liên kết, sự trỗi dậy đƣợc dự báo là rất mạnh và kéo dài, sẽ làm thay đổi sâu sắc diện mạo kinh tế và đời sống của toàn bộ dải miền Trung. Hai lĩnh vực kinh tế - công nghiệp và

dịch vụ du lịch - của vùng sẽ có những sự phát triển mang tính đột biến và đột phá. Sự kết nối quốc tế và khu vực, thông qua các hành lang phát triển với ASEAN (qua Cầu Treo, Lao Bảo,…) qua các tuyến du lịch quốc tế xuyên miền Trung, nối các điểm du lịch nổi tiếng của Nghệ An quê Bác Hồ, của Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Thiên Cầm, Đèo Ngang…) đến Quảng Bình (Phong Nha - Đồng Hới), Quảng Trị (Cửa Tùng - Đông Hà, Thành cổ, Lao Bảo), v.v., tạo cho Hà Tĩnh nói chung và Lộc Hà nói riêng một vị thế và tƣ cách tham gia phát triển nhƣ một mắt xích quan trọng.

Thứ ba, bản thân Hà Tĩnh cũng đang khởi động phát triển rất mạnh, thể hiện ở các sự kiện và các chƣơng trình phát triển cụ thể đang đƣợc xúc tiến triển khai sau:

-Xây dựng Khu Kinh tế Vũng Áng thành một trung tâm kinh tế lớn bậc nhất của vùng Bắc Trung bộ, nối với Lào và thông sang ASEAN và Trung Quốc.

-Thành phố Hà Tĩnh là đô thị - trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất tỉnh, là nơi tập trung dân cƣ và tập trung nhu cầu. Với vị trí một phía liền kề Thành phố, một phía ở sát biển, với khoảng cách hai đầu chỉ vào khoảng 10- 12 km, Lộc Hà có điều kiện thu hút mạnh và nhanh nhất hiệu ứng lan tỏa phát triển của thành phố. Hà Tĩnh nếu Lộc Hà đóng đƣợc vai trò là vùng vành đai và đô thị vệ tinh, có chức năng cung cấp nông sản thực phẩm tƣơi, sống và sạch cùng các dịch vụ phát triển và dịch vụ giải trí cho Thành phố.

-Nối thông tuyến đƣờng quốc lộ dọc biển, chạy từ Thành phố Vinh - Cửa Lò qua Nghi Xuân, đến Lộc Hà, nối sang Thiên Cầm, Vũng Áng, kéo gần Thành phố Vinh, đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung bộ, đến Lộc Hà (chỉ còn 30 km), tạo thành một chuỗi điểm du lịch - nghỉ dƣỡng ven biển. Sự tham gia của Lộc Hà vào chuỗi điểm du lịch này sẽ tạo thêm sức hút cho chuỗi, đồng

thời, lại cũng tạo cho Lộc Hà lợi thế cạnh tranh mới, dựa trên tƣ cách “thành viên” của chuỗi.

Đây là những chƣơng trình và dự án phát triển mang tầm quốc gia, Vốn đầu tƣ để thực hiện các chƣơng trình và dự án này từ nguồn ngân sách và từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế rất lớn. Nó kéo theo sự tập trung nhân lực quy mô lớn, tạo ra sự bùng nổ mạnh mẽ nhu cầu đầu tƣ và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Hà Tĩnh.

Tất cả những yếu tố nêu trên chứa đựng những cơ hội bùng nổ phát triển lớn chƣa từng thấy, đồng thời đặt ra những thách thức mà thực tiễn phát triển của Hà Tĩnh chƣa hề trải qua.

4.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Chiến lƣợc phát triển giai đoạn tới của Lộc Hà dựa trên các quan điểm:

Thứ nhất, phát triển nhanh và bền vững theo hƣớng hiện đại, phát triển hài hòa cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trƣờng, coi phát triển con ngƣời Lộc Hà là mục tiêu tối cao.

Thứ hai, đẩy mạnh hội nhập, nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, trƣớc hết là sự hỗ trợ phát triển của Tỉnh và Trung ƣơng, phát huy tiềm năng của Huyện, tận dụng lợi thế đi sau để vƣợt lên.

Thứ ba, táo bạo đột phá, quyết tâm tiến vƣợt, nỗ lực rút ngắn CNH, HĐH để tiến kịp và đồng hành phát triển cùng toàn tỉnh và cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; lấy phát triển dịch vụ làm khâu đột phá và xây dựng đô thị biển hiện đại làm trục.

Thứ tư, tôn trọng nguyên tắc phối hợp hài hòa chức năng nhà nƣớc và chức năng thị trƣờng, phân bổ hợp lý các nguồn lực phát triển của huyện.

Thứ năm, dựa chắc vào sự đồng thuận phát triển của toàn Đảng, toàn dân Lộc Hà, tạo sức mạnh tổng hợp, do Đảng lãnh đạo, trên cơ sở đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền.

4.3. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC 4.3.1. Sứ mệnh của chiến lƣợc 4.3.1. Sứ mệnh của chiến lƣợc

Lộc Hà là huyện mới thành lập. Sự ra đời của huyện Lộc Hà nằm trong khuôn khổ hình thành một cục diện phát triển mới của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là yếu tố quan trọng xác định vai trò và vị thế chiến lƣợc của Lộc Hà trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh trong giai đoạn tới.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế từ nay đến năm 2030 là có một ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh tế huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)