Chính sách đối với phát triển nghề và làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề tại huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 48)

Tên văn bản Cơ quan

Ban hành

Quyết định số 132/2000/QĐ/TTg, ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

Thủ tướng chính phủ Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg, ngày 07/9/2001 của Thủ

tướng Chính phủ về Cơ chế tài chính thực hiện các Chương trình phát triển giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng chính phủ Thông tư số 79/2001/TT-BTC, ngày 28/9/2001 của Bộ Tài

chính hướng dẫn về thực hiện Quyết định số 132/2001/QĐ/TTg. Bộ Tài chính Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2012 của Chính Phủ về Khuyến công Thủ tướng chính phủ Quyết định 999/QĐ-BCT ngày 19/02/2013 của Bộ Công

Thương quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Bộ Công Thương Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 về việc phê duyệt

Đề án tổng thể bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ Thông tư số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18/12/2006 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Thông tư 84/2002/TT-BTC, ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính

hướng dẫn về các hình thức khuyến khích tài chính nhằm kích thích sự phát triển của các ngành thủ công.

Tên văn bản Cơ quan Ban hành

Công văn số 670/CV - BNN, ngày 26/3/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về đào tạo và phát triển các nghề thủ công nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về bảo tồn văn hoá và phát triển các

dân tộc thiểu số ở Việt Nam để thúc đẩy các nghề truyền thống. Chính phủ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/6/2004 của Chính phủ

về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Chính phủ Thông tư số 65/2004/TTLT/BTC-BLDTBXH, ngày 2/7/2004

của Bộ Tài chính và Bộ Lao động TBXH hướng dẫn về việc hỗ trợ đào tạo nghề thủ công ở vùng nông thôn.

Bộ Tài chính và Bộ Lao động

TBXH Quyết định số184/2004/QĐ-TTg, ngày 22/10/2004 của Thủ

tướng Chính phủ về việc sử dụng tín dụng dành cho phát triển của nhà nước để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các làng nghề cho giai đoạn 2006-2010.

Thủ tướng Chính phủ Thông tư số 03/2005/TT-BCN, ngày 23/6/2005 của Bộ Công

nghiệp hướng dẫn về hoạt động khuyến khích các ngành thủ công nông thôn.

Bộ Công nghiệp

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020

UBND Tỉnh Vĩnh Phúc Thông tư số 113/2006/TT-BTC, ngày 28/12/2006 của Bộ Tài

chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP

Bộ Tài chính

Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Cụm Công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ

Xác định được tiềm năng phát triển của các làng nghề để phát triển nền kinh tế địa phương, UBND huyện Vĩnh Tường đã ban hành kế hoạch Số 400/KH-UBND ngày 19/4/2011 về kế hoạch phát triển làng nghề giai đoạn 2011-2015 huyện Vĩnh Tường. Để duy trì phát triển làng nghề huyện Vĩnh Tường, huyên đã thực hiện các cơ chế, chính sách phấn đấu đến năm 2015 sẽ hình thành 9 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất vào sản xuất tập trung. Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các làng nghề, đưa các hộ có nhu cầu và có khả năng đầu tư mở rộng ra khu sản xuất tập trung, nhằm tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nhân dân.

Trong mấy năm gần đây, công tác quy hoạch phát triển làng nghề huyện Vĩnh Tường được giao cho Sở Công Thương rà soát và thực hiện thường xuyên. UBND Tỉnh đã có quyết định giao cho Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch đất mở rộng và phát triển làng nghề.

Việc quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn Tỉnh đã bám sát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mang tầm nhìn vĩ mô:

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc Chính phủ ban hành Quyết định Số 113/QĐ-TTg 20/1/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng chính phủ. Chính phủ đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế trên các tiểu vùng trong đó tiểu vùng đồng bằng có huyện Vĩnh Tường tập trung phát triển các làng nghề – tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp phù hợp.

(i) Phát triển những nghề, làng nghề có giá trị truyền thống

Nhóm nghề mộc:

Làng nghề mộc Bích Chu Làng nghề mộc Thủ Độ Làng nghề mộc Vân Giang Làng nghề mộc Vân Hà

Nhóm nghề cơ khí :

Làng nghề rèn Bàn Mạch

Làng nghề cơ khí vận tải đường Thủy Việt An

Nhóm nghề chăn nuôi:

Làng nghề rắn Vĩnh Sơn

(ii) Quy hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch

Tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Gắn kết chương trình phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch, tăng các tour du lịch làng quê, làng nghề, phố nghề vừa phục vụ du lịch, vừa trình diễn nghề và bán sản phẩm làng nghề.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch; đồng thời kết hợp nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch hợp lý mặt bằng khuôn viên của cơ sở sản xuất trong làng nghề vừa phục vụ phát triển sản xuất, đảm bảo mỹ quan và thuận lợi cho khách du lịch khi đến tham quan và mua sắm tại làng nghề.

+ Đẩy mạnh xây dựng, phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin cho các làng nghề để kết hợp phát triển du lịch.

+ Tranh thủ các nguồn vốn của các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ cho các làng nghề.

+ Trước mắt, các làng nghề truyền thống có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các hình thức du lịch (như tour du lịch tham quan làng nghề, tour du lịch tham quan làng di sản, làng đồng quê,…) cần nghiên cứu thành lập Ban xúc tiến thương mại và Du lịch của làng nghề để nghiên cứu cơ chế, chính sách làm việc với các tổ chức, cơ quan du lịch nhằm sớm đưa được các tour di lịch đến làng nghề truyền thống.

+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.

+ Xây dựng địa điểm trình diễn sản phẩm, giới thiệu và bán hàng lưu niệm cho du khách, đồng thời nghiên cứu bảo tồn các di tích lịch sử của làng nghề như Đền thờ Tổ nghề, các lễ hội văn hóa truyền thống của làng; xây dựng các điểm sản xuất thử nghiệm cho du khách tham gia,…

Làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn sẽ trở thành điểm đến lí tưởng cho những du khách muốn tìm hiểu về loài rắn, trải nghiệm sự mới lạ và mạo hiểm. Hơn nữa, Vĩnh Sơn nằm gần trung tâm huyện Vĩnh Tường, giao thông thuận tiện, cách quốc lộ 2 chỉ 4km, lại nằm ngay cạnh cụm du lịch đình chùa Thổ Tang. Tiềm năng du lịch làng rắn Vĩnh Sơn là không thể phủ nhận. Ngày 13/10/2006, theo quyết định số 2488/QĐ-UBND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Dự án xây dựng vùng Vĩnh Sơn thành điểm ”Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch – dịch vụ”.

Nhiều tuyến du lịch đã được xây dựng cho khách tham quan khi đến với Vĩnh Tường như Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Đầm Rưng - Mộc Bích Chu - Rèn Lý Nhân - Đình Thổ Tang - Làng rắn Vĩnh Sơn.

(iii) Quy hoạch xây dựng, nâng cấp, mở rộng các làng nghề, cụm làng nghề hiện có từ năm 2011-2015 :

Làng nghề Rèn xã Lý Nhân: Tại Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 22/4/2002 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt đồ án Quy hoạch cụm KT-XH xã Lý Nhân với diện tích là 10,06ha, trong đó: Đất dành cho làng nghề là 1,8ha.

Làng nghề mộc xã An Tường: Tại Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 20/3/2007 UBND huyện Vĩnh Tường phê duyệt quy hoạch làng nghề mộc An Tường với quy mô 16,29ha; Theo Quyết định số 899/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND huyện Vĩnh Tường phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng làng nghề mộc xã An Tường với tổng mức đầu tư là 37,04 tỷ đồng.

Làng nghề Rắn xã Vĩnh Sơn: Tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch khu làng nghề Rắn với quy mô 20,87ha; Quyết định số 894/QĐ-CT ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về việc phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán công trình: Tổng dự toán là 4,034 tỷ đồng.

Làng nghề Mộc Vân Giang, Văn Hà xã Lý Nhân: UBND xã Lý Nhân có nhiệm vụ quy hoạch; Tổ chức công khai; Lập các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định.

Làng nghề cơ khí vận tải Việt An xã Việt Xuân: UBND xã Việt Xuân lập quy hoạch chi tiết . Tổ chức công khai các quy định chung về trách nhiệm và quyền lợi của các hộ có nhu cầu xin thuê đất tại khu làng nghề;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề tại huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)