Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề huyện
Phân giao nhiệm vụ các đơn vị liên quan:
Phòng Công Thương, Ban quản lý dự án đầu tư huyện làm thủ tục bàn giao hồ sơ Chủ đầu tư làng nghề Mộc An Tường cho UBND xã An Tường và làng nghề Rắn Vĩnh Sơn cho UBND xã Vĩnh Sơn làm chủ đầu tư xong trong tháng 3/2011.
Phòng Công Thương chủ trì cùng UBND các xã: An Tường, Vĩnh Sơn, Lý Nhân, Chi cục Thống kê và các cơ quan liên quan tổ chức điều tra số hộ có nhu cầu thuê đất vào khu làng nghề xong trong tháng 4/2011. Đối với làng nghề cơ khí vận tải Việt An xã Việt Xuân thực hiện xong trong quý 4/2011; Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp Vĩnh Phúc mở lớp truyền nghề, đào tạo nghề cho các làng nghề.
Đối với các Làng nghề: Rèn xã Lý Nhân, Mộc xã An Tường, Rắn xã Vĩnh Sơn: UBND các xã: An Tường, Vĩnh Sơn và Lý Nhân (Chủ đầu tư) thành lập Ban quản lý dự án làng nghề cấp xã xong trong tháng 5/2011, xây dựng, công khai quy chế quản lý làng nghề (nguồn thu, lệ phí thu…) xong trong quý 3/2011; Tổ chức công khai các quy định chung về trách nhiệm và quyền lợi của các hộ có nhu cầu xin thuê đất tại khu làng nghề xong trong quý 3/2011. Tại Quyết định số 1467/QĐ- UBND ngày 22/4/2002 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt đồ án Quy hoạch cụm KT-XH xã Lý Nhân với diện tích là 10,06ha, trong đó: Đất dành cho làng nghề là 1,8ha. Tính đến hết tháng 6/2010 UBND xã thực hiện xong 0,98ha và giao cho 30 hộ để phát triển sản xuất, còn 0,82ha UBND xã Lý Nhân đã lập xong dự án đầu tư xây dựng hạ tầng. - Thuê tư vấn lập các thủ tục đầu tư XDCB xong trong quý 2/2011, làm công tác bồi thường GPMB xong trong quý 4/2011, lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công xong trong quý 3/2012. Giao đất cho các hộ có nhu cầu thuê đất xong trong quý 4 năm 2012 để các hộ xây dựng nhà xưởng theo dự án.
Làng nghề mộc xã An Tường: Tại Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 20/3/2007 UBND huyện Vĩnh Tường phê duyệt quy hoạch làng nghề mộc An Tường với quy mô 16,29ha; Theo Quyết định số 899/QĐ-UBND ngày 31/5/2010
của UBND huyện Vĩnh Tường phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng làng nghề mộc xã An Tường với tổng mức đầu tư là 37,04 tỷ đồng. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 03/NQ-HU ngày 05/7/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong quản lý đất đai; Giải quyết dứt điểm tình trạng một số doanh nghiệp, hộ gia đình tự mua, bán, chuyển nhượng ruộng hoặc xây dựng công trình trái phép trong khu quy hoạch. Thời gian thực hiện xong trong quý 3/2011.
- Lập các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo nhu cầu thuê đất đã được điều tra. Triển khai công tác bồi thường GPMB xong trong quý 4/2011; Lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công trong quý 2/2012.
- Giao đất cho các hộ có nhu cầu thuê xong trong quý 3/2012 để các hộ xây dựng nhà xưởng theo dự án.
Làng nghề Rắn xã Vĩnh Sơn: Tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch khu làng nghề Rắn với quy mô 20,87ha; Quyết định số 894/QĐ-CT ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về việc phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán công trình: Tổng dự toán là 4,034 tỷ đồng. Giai đoạn 1 thực hiện với diện tích là 2,7ha xây dựng hạ tầng khu làng nghề, giá trị dự toán là 3,4 tỷ đồng. Tổng số hộ có đất phải thu hồi là 117hộ, tính đến hết năm 2009 có 82hộ đã nhận tiền bồi thường GPMB với diện tích 1,99ha, còn 35 hộ chưa nhận tiền với diện tích 0,71 ha. Giải quyết dứt điểm những vướng mắc còn tồn tại sau khi nhận bàn giao và thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư theo quy định; Điều chỉnh, bổ xung dự toán thiết kế thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản. Giải quyết dứt điểm việc bồi thường GPMB theo phương án đã được duyệt. Trả đất dịch vụ cho các hộ có đất phải thu hồi để triển khai dự án, thời gian xong trong quý 3/2011; Lựa chọn nhà thầu và tổ chức thi công xong trong quý 1/2012
- Giao đất cho các hộ có nhu cầu thuê xong trong quý 2 năm 2012 để các hộ xây dựng nhà xưởng theo dự án.
Làng nghề Mộc Vân Giang, Văn Hà xã Lý Nhân UBND xã Lý Nhân có nhiệm vụ thực hiện một số công việc cụ thể sau: Quy hoạch; Tổ chức công khai; Lập các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định, thời gian xong trong quý 3/2011. Làm công tác BT-GPMB xong trong quý 1 năm 2012; Lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công xong trong quý 4/2012 và giao đất cho các hộ có nhu cầu thuê để xây dựng nhà xưởng theo dự án.
Làng nghề cơ khí vận tải Việt An xã Việt Xuân UBND xã Việt Xuân có nhiệm vụ thực hiện một số công việc cụ thể sau: Xin chủ trương của Tỉnh giới thiệu địa điểm và lập quy hoạch chi tiết xong trong quý 1/2012. Thuê tư vấn lập dự án; Tổ chức công khai các quy định chung về trách nhiệm và quyền lợi của các hộ có nhu cầu xin thuê đất tại khu làng nghề; Lập dự án đầu xong quý 4 năm 2012. Sau khi lập thủ tục đầu tư xong, làm công tác BT-GPMB xong trong quý 1 năm 2013; Lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công xong trong quý 2/2013 và giao đất cho các hộ có nhu cầu thuê để xây dựng nhà xưởng theo dự án.
UBND huyện kêu gọi các Nhà đầu tư có năng lực kinh doanh hạ tầng vào đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề báo cáo UBND tỉnh, các Sở, ngành theo quy định, báo cáo Thường trực Huyện ủy theo Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và Quy chế hoạt động của UBND huyện. Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch, Trưởng ban là Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế, các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan chuyên môn của huyện. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm UBND huyện tổ chức tổng kết đánh giá, báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy việc thực hiện kế hoạch trong quý I của năm sau.
Đối với các cơ quan:
Phòng Công Thương: (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo): Phối hợp với các
cơ quan liên quan, UBND các xã có làng nghề gồm: Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Sơn, Việt Xuân điều tra nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh
doanh vào khu làng nghề theo kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 04/03/2011 của UBND huyện Vĩnh Tường về việc điều tra nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, huyện Vĩnh Tường. Chỉ đạo công tác quy hoạch; Công khai quy hoạch; Tổ chức thực hiện quy hoạch; Kiểm tra, cấp phép xây dựng theo phân cấp quản lý; Hướng dẫn các chủ đầu tư trong lĩnh vực quản lý chất lượng xây dựng công trình theo quy định. Phối hợp với các phòng Tài nguyên và môi trường, Tài chính - Kế hoạch và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện tập trung chỉ đạo đối với các làng nghề đang thực hiện như: rèn Lý Nhân, Mộc An Tường, rắn Vĩnh Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch.
Phòng Tài nguyên và môi trường: Chủ trì, phối hợp với UBND các xã, các
cơ quan liên quan và chủ đầu tư làm tốt công tác Quy hoạch sử dụng đất; Thủ tục thu hồi đất; Cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất; Kiểm tra công tác chấp hành Luật đất đai; Công tác vệ sinh môi trường, công tác bảo lãnh thế chấp quyền sử dụng đất.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chủ trì phối hợp với UBND các xã, các cơ
quan liên quan, hướng dẫn thủ tục đầu tư XDCB theo quy định, cấp giấy phép kinh doanh theo phân cấp quản lý; Cân đối kế hoạch bố trí nguồn vốn theo cơ chế hỗ trợ của nhà nước; Hướng dẫn các xã thực hiện việc thu tiền sử dụng đất, phí và lệ phí khác; Theo dõi đôn đốc quyết toán theo quy định.
Phòng Văn hoá - Thông tin: Chủ trì phối hợp với UBND các xã, các đơn vị,
cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền về các Chủ trương, chính sách liên quan đến cơ chế phát triển làng nghề.
Văn phòng UBND huyện: Văn phòng UBND huyện phối hợp với UBND các
xã, các đơn vị, cơ quan liên quan tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch; Thường xuyên báo cáo UBND huyện để cho ý kiến và chỉ đạo kịp thời.
Đối với UBND các xã: Hàng năm phải xây dựng được Kế hoạch thực hiện
triển làng nghề giai đoạn 2010-2015; Đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển làng nghề cụ thể cho từng năm là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của địa phương. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, các nhà đầu tư thực hiện đầu tư XDCB tại các dự án làng nghề theo đúng quy định.
* Thực trạng đầu tƣ hỗ trợ của nhà nƣớc
* Về đào tạo lực lượng lao động
Lực lượng lao động tại các làng nghề ngày càng tăng lên trong khi diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Người dân trong làng duy trì làm nghề để đảm bảo mức thu nhập ổn định. Không chỉ thu hút các lao động trong địa phương tham gia vào làm nghề, các làng nghề còn thu hút thêm rất nhiều lao động quanh năm và thời vụ từ các vùng lân cận. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề cao hơn so với lao động thuần nông .
Bảng 3.4: Tổng quát về lao động huyện Vĩnh Tƣờng
Tên xã Số làng nghề Số Lao động đƣợc sử dụng Xã Lý Nhân 3 2040 Làng nghề rèn Bàn Mạch 1300 Làng nghề mộc Vân Giang 430 Làng nghề mộc Văn Hà 310 Xã An Tƣờng 2 2350 Làng nghề mộc Thủ Độ 650 Làng nghè mộc Bích Chu 1700 Xã Vĩnh Sơn 1 3800 Làng nghề Rắn 3800 Xã Việt Xuân 1 384
Làng nghề cơ khí vận tải đường thủy Việt An
1 384
Nguồn: Trung tâm phát triển cụm công nghiệp huyện Vĩnh Tường
Người thợ giàu kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ là người truyền nghề cho các thế hệ sau nên gần như bất kỳ một người dân nào ở làng nghề cũng có thể thành thạo một công đoạn nào đó.
Thiếu nhân lực có trình độ quản lý là điểm yếu của nguồn nhân lực trong các làng nghề tại huyện Vĩnh Tường. Theo điều tra số chủ cơ sở sản xuất có trình độ đại học là rất ít, chủ yếu các tiểu chủ này mới chỉ tốt nghiệp THCS hoặc THPT hay còn chưa tốt nghiệp tiểu học. Tình trạng này cũng tương tự với các lao động trong làng nghề.
1428 872 1509 1813 442 381 85 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Chưa qua tiểu học Tiểu học
TH cơ sở THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học
Biểu đồ 3.1: Trình độ văn hóa tại các làng nghề trong huyện
Nguồn: Phòng Công nghiệp - Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường
Do hạn chế về trình độ văn hóa cũng là nguyên nhân cản trở phát triển làng nghề. Việc tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại chậm, tri thức quản lý không có do vậy nhiều khi dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ. Đặc điểm này hạn chế đáng kể khả năng mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, cải biến hình thức kinh doanh.
Thuần nghề 51% Vừa làm nghề vừa làm nông 32% thuần nông 5% Nghề khác
12% Lao động trong huyện
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thôn theo ngành nghề
Phát triển làng nghề tạo ra xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong thôn theo hướng tích cực, trong hơn 10 năm trở lại đây tỉ trong lao động trong khu vực tiểu thủ công nghiêp luôn chiếm tỉ trong cao nhất, số lao động làm nghề trong huyện tỉ lệ thuận với số xưởng gia đình.
Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định xét công nhận nghê nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới vào phát triển tại tỉnh; Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Khuyến khích, động viên người lao động có tay nghề, phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi thi đua nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và kỹ, mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
Bên cạnh đó, tỉnh đặc biệt coi trọng công tác đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề. Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh về quản lý, tổ chức thực hiện việc học nghề và truyền nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị Quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 15 về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. Hỗ trợ học tại làng nghề hoặc tại gia đình nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Người truyền nghề là nghệ nhân hoặc thợ giỏi cấp tỉnh (trong và ngoài tỉnh) truyền nghề tại các các làng nghề hoặc tại gia đình nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Khi học nghề tại các làng nghề được hỗ trợ chi phí học tập cho người học, hỗ trợ người truyền nghề, hỗ trợ trợ tiền ăn cho người học nghề, hỗ trợ thêm tiền mua giấy bút cho lao động nông thôn; lao động diện được hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp ở khu vực thành thị. Theo thời gian thực học, thực dạy nhưng không quá 3 tháng.
Về vốn cho sản xuất tại làng nghề
Tỉnh hỗ trợ theo Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 04/10/2010; Huyện hỗ trợ theo Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 21/9/2010;
Các hộ thuê đất ứng trước kinh phí để thực hiện GPMB và nộp tiền đầu tư phần còn lại, nộp ngay tiền đóng góp xây dựng hạ tầng sau khi kết thúc công khai theo từng dự án cụ thể.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất tại hầu hết các làng nghề và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp là nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, đầu ra cho sản phẩm còn nhiều vướng mắc, máy móc thiết bị chưa có sự cải tiến phù hợp với năng lực sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu thông tin thị trường. Phần lớn các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự liên kết chặt chẽ.
Kinh tế làng nghề chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung, để kinh tế làng nghề phát triển mạnh thì vấn đề về vốn rất cần được quan tâm. Khảo sát tại làng nghề chuyên sản xuất mộc Bích Chu về thực trạng sử dụng vốn trong sản xuất. Các hộ dân làm nghề phai tận dụng mọi nguồn vốn để tham gia hoạt động sản xuất. Làng mộc Bích Chu có 90% các hộ làm nghề trong số 680 hộ. Trong số các hộ có 62% số hộ được khảo sát có vốn khởi nghiệp chủ yếu để mở cơ sở sản xuất tại gia đình là vốn tích lũy và huy động của bạn bè người thân; 35% là vay ngân