Giải pháp về quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề tại huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển

Vấn đề về không gian sản xuất và không gian sống không thể giải quyết dứt điểm nếu không có sự chung tay hợp tác của người dân và chính quyền. Giải pháp quy hoạch CCN làng nghề mà UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề ra chưa đủ mạnh, bằng chứng là các chủ cơ sở sản xuất không hề mặn mà với đề án này.

Các cơ quan quản lý phải điều tra nắm vững số lượng, chất lượng, phân bố làng nghề TTCN, để định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cho từng địa phương gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; có chính sách cụ thể: hỗ trợ đào tạo nhân lực, tập huấn nghề cho người lao động, cho cán bộ quản lý thông qua hệ thống chính sách, pháp luật. Quy hoạch dân cư, khu vực sản xuất phù hợp trước mắt, lâu dài, đảm bảo môi sinh, theo lộ trình và bước đi cụ thể. Để xây dựng quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới trước hết phải điều tra, khảo sát thực trạng của từng xã, từng làng nghề.

Chính quyền cần có những chính sách có sức thu hút chủ hộ và các nhà đầu tư tới nơi sản xuất mới đủ sức thuyết phục để tách các cơ sở làm nghề ra ngoài khu dân cư sinh sống. Cần có quy hoạch đầy đủ quỹ đất cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, vận dụng linh hoạt hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cần có ưu đãi về giá thuê đất cũng như thời hạn thuê đất trong cụm công nghiệp làng nghề. Đồng thời cần tạo điều kiện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở sản xuất đang sử dụng đất ổn định để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu được ưu tiên thuê đất với mức giá thấp.

Hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các làng nghề. Đổi mới công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất tại các làng nghề TTCN phải đặt trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, trong nước và điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh.

Trong kỳ quy hoạch, phát triển làng nghề TTCN cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật để xác định hướng đi đúng đắn. Trong đó xác định ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phải phục hồi, hiện đại hoá, theo thứ tự ưu tiên, lấy thị trường làm động lực phát triển. Xây dựng một cơ cấu công nghệ đa dạng nhiều trình độ, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đi vào công nghệ hiện đại ở những khâu sản xuất quyết định; chọn lựa công nghệ vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều việc làm.

Ngoài ra, các cấp chính quyền cần hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề. Phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng :Xây dựng trường, trạm xá, điện, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước, các khu đô thị, trung tâm thương mại…. đồng bộ tạo không gian phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và cho các làng nghề phát triển nói riêng. Hệ thống điện: Cần có biện pháp cả về quản lý và kỹ thuật, theo phương châm cung cấp điện ổn định đến tận hộ sử dụng điện với giá cả hợp lý. Có cơ chế giá bán điện hợp lý, tương đối ổn định cho sản xuất, dịch vụ tại các làng nghề; Hệ thống thông tin liên lạc: tiếp tục đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề tiếp cận Internet, giao dịch điện tử, các dịch vụ truyền số liệu .v.v. để liên lạc nhanh chóng, thuận tiện, với chi phí thấp. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất TTCN trong làng nghề về thông tin thị trường, thông tin kinh tế - xã hội... để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường; Hệ thống cấp, thoát nước: ở các khu dân cư, các làng nghề cần xây dựng ý thức pháp luật, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc bảo vệ môi trường. Cần có những chế tài về việc đóng góp tài chính để đầu tư, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải... trong các làng nghề, các khu, cụm TTCN tập trung, theo phương châm nhà nước và nhân dân, doanh nghiệp cùng làm; Xây dựng hệ thống y tế, giáo dục,... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho làng nghề TTCN. Đầu tư, nâng cao năng lực khám chữa bệnh ban đầu ở địa bàn dân cư, nhất là cho người lao động ở làng nghề, các cụm TTCN tập trung. Tăng

cường đầu tư cho giáo dục phổ thông ở các làng nghề, kết hợp các loại hình giáo dục, dậy nghề, cung cấp lao động có chuyên môn cao cho các làng nghề.

Vấn đề bảo về môi trường là trách nhiệm của cả người dân và nhà nước. Hiện nay các chất thải tại nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và tác động đến sức khoẻ người dân. Trên thực tế người lao động sinh sống tại các làng nghề đang mắc phải rất nhiều dịch bệnh do ô nhiễm môi trường và có xu hương tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trước thực trang trên nhà nước đã ban hành một số văn bản đề cập đến vân đề này, khuyến khích các cơ sở sản xuất từng bước ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các hậu quả do ô nhiễm môi trường mang lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài mà hiệu quả kinh tế do phát triển làng nghề mang lại có thể không bù đắp được. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường làng nghề là rất cần được nhà nước quan tâm để có các biên pháp răn đe phòng ngừa hữu hiệu và huy động các cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề tại huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)