Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các làng nghề trên địa bàn
3.3.1. Những kết quả đạt được
Quản lý nhà nước đối với làng nghề huyện Vĩnh Tường cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền công tác quy hoạch phát triển làng nghề đã có những bước đi vững chắc hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương. Để hỗ trợ làng nghề phát triển các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ chức năng của mình và đã phối kết hợp với nhau để làng nghề phát triển mộ cách tổng thể.
Hiện toàn huyện Vĩnh Tường có 2.550 cơ sở sản xuất CN - TTCN, trong đó có 2.507 cơ sở cá thể, thu hút hơn 7.000 lao động tham gia trong đó lao động tại các làng nghề khoảng 4.500 lao động, thu nhập bình quân là 1.300.000đ/1lđ/tháng. Số làng nghề trên địa bàn huyện được UBND tỉnh công nhận là 07 làng nghề với 04 nghệ nhân và 23 thợ giỏi. Giá trị sản xuất CN-TTCN - ước đạt: GCĐ 572.850 triệu
đồng, tăng 28,74% so với cùng kỳ; Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển cho 07 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất Tổ chức 02 lớp đào tạo nghề mộc tại xã An Tường cho 100 học viên .
Theo báo cáo thống kê của UBND xã Lý Nhân: trên 80% dân số trong xã đều làm nghề. Hiện nay, làng nghề rèn Bàn Mạch đã được quy hoạch xây dựng thành một khu sản xuất riêng với diện tích 0,98 ha, đảm bảo về môi trường, tránh tiếng ồn và ô nhiễm. Khu làng nghề tập trung khoảng 30 hộ dân với hơn 100 lao động.
Đối với các làng nghề mộc đã đem lại nguồn thu về cho xã khoảng từ 40-45 tỷ đồng, gấp 2 lần so với nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người làng nghề gần 10 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của làng nghề chiếm 45%.
Làng nghề rắn Vĩnh Sơn từ 73,79 tỷ đồng 2008 tăng lên đạt gần 134 tỷ đồng năm 2011, tăng 65,94%. Số lao động tham gia trực tiếp chăn nuôi, chế biến rắn đông, từ 1.300 - 1.400 người tham gia hàng năm, chiếm 25% tổng số dân của xã và chiếm khoảng 42% số người trong độ tuổi lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 27 triệu đồng/người/năm.
Cụm làng nghề rèn Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường), diện tích quy hoạch 10,6 ha; vốn đầu tư 13,44 tỷ đồng; đã đưa được 28 hộ sản xuất của làng nghề vào cụm; Cụm làng nghề rắn Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường), diện tích 20,6 ha; vốn đầu tư 17,65 tỷ đồng; phục vụ cho 75 hộ nuôi rắn tiêu biểu ở địa phương, giải quyết việc làm cho 300 lao động tại xã;
Công tác quản lý nhà nước phát triển hệ thống làng nghề trong nhiều năm qua đã được quan tâm và thu được kết quả nhất định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến làng nghề được ban hành sớm, tương đối hệ thống và đồng bộ. Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và Quyết định ban hành Quy định về công nhận làng nghề, về sử dụng kinh phí khuyến công, Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nghề TTCN tỉnh Vĩnh Phúc để khuyến khích, động viên người nghệ nhân, thợ giỏi hăng say và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc phát triển các làng nghề trong tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, vai trò của làng nghề được nâng cao và phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cùng với nhận thức sâu sắc cần phải khôi phục và phát triển làng nghề là một trong những giải phát tối ưu để phát huy những tiềm năng của vùng nông thôn đã là động lực để quản lý nhà nước về phát triển làng nghề hiệu quả hơn.
Để làng nghề phát triển bền vững công tác khuyến công rất đươc chú trọng thực hiện. Công tác khuyến công triển khai các nội dung quan trọng như hỗ trợ truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề, nhân cấy nghề mới, khuyến khích thành lập các Hiệp hội làng nghề, đổi mới thiết bị công nghệ, quy hoạch cụm, điểm công nghiệp, tham quan các mô hình SXKD giỏi... Một trong những hoạt động hiệu quả là Vĩnh Tường đã khảo sát, lựa chọn nghề đào tạo phù hợp giúp nhanh chóng tạo ra thu nhập cho người lao động, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Nhìn chung các CCNLN được giải phóng mặt bằng cũng triển khia đầu tư hạ tầng và cho các hộ sản xuất ở các khu dân cư, trong các làng nghề thuê đất để đầu tư sản xuất trong cụm. Mặc dù trong những năm qua việc đầu tư phát triển hạ tầng CCNLN trong điều kiện khó khăn nhưn bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng đầu tư sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất. Việc phát triển CCNLN góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, thuận tiện cho việc cho việc xử lý ô nhiễm môi trường.
Trong những năm qua, sự phát triển của các làng góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm, các mặt hàng phong phú, đa dạng đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; đóng góp đáng kể vào tăng thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho nông dân trong huyện.
Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, những chính sách, kế hoạch, phương án nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường được đưa ra đã phần nào cải thiện được môi trường làng nghề.