Thực trạng lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 56)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch huy động vốn

3.2.1.1 Xây dựng kế hoạch huy động vốn

Căn cứ chính sách phát triển kinh tế địa bàn kết hợp với mục tiêu tăng trƣởng nguồn vốn của toàn hệ thống; căn cứ vào mục tiêu tăng trƣởng hoạt động của chi nhánh; căn cứ vào kết quả huy động vốn kỳ trƣớc, thị phần huy động vốn trên địa bàn, chu kỳ tăng trƣởng huy động vốn các năm trƣớc, dự đoán xu hƣớng tăng trƣởng nguồn vốn trong năm kế hoạch để xây dựng, phát triển nguồn vốn.

+ Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách khách hàng trong t ng thời kỳ.

+ Các biện pháp và công cụ huy động vốn phù hợp (mở rộng mạng lƣới, chính sách nhân sự, chính sách công nghệ, cơ sở vật chất, các hình thức huy động vốn, tiếp thị, Marketing quảng cáo...)

+ Đối với khách hàng đặc biệt, các khách hàng tiềm năng tiển gửi, bộ phận tiếp thị lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới...

Kế hoạch nguồn vốn huy động kèm với kế hoạch kinh doanh năm của chi nhánh đƣợc trình lên BIDV chậm nhất là 25/12 năm trƣớc năm kế hoạch theo chỉ đạo cụ thể của BIVD ở Hội sở.

Trong 3 năm 2015- 2017, chi nhánh liên tục thực hiện đạt và vƣợt kế hoạch về huy động vốn do BIDV giao. Lƣợng tiền gửi huy động là cơ sở để Chi nhánh sử dụng vốn cho hoạt động đầu tƣ và cho vay. Việc Chi nhánh hoàn thành vƣợt kế hoạch huy động vốn chứng tỏ kế hoạch đặt ra đã sát với tình hình thực tế và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn cũng nhƣ hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý. Tuy nhiên, ngƣợc lại với công tác huy động vốn, dƣ nợ cho vay qua các năm vẫn tăng nhƣng không năm nào đạt kế hoạch đƣợc giao (chỉ đạt trung bình 90% kế hoạch). Điều này có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn giữa lƣợng huy động và nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Kế hoạch đặt ra quá cao hay do bộ phận tín dụng hoạt động chƣa thực sự hiệu quả, các cán bộ quản lý chƣa bám sát điều hành hoạt động tín dụng? Có thể so sánh để thấy rằng kế hoạch huy động và cho vay mà BIDV giao cho chi nhánh là có sự phù hợp với nhau, chỉ tiêu về dƣ nợ cho vay thấp hơn rất nhiều so với huy động; vậy mà Chi nhánh luôn đạt vƣợt về chỉ tiêu huy động vốn nhƣng không thể hoàn thành chỉ tiêu dƣ nợ cho vay. Điều này chứng tỏ Hội sở Chính lập kế hoạch đã bám sát tình hình thực tế của Chi nhánh nhƣng dƣ nợ tín dụng cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc một cách chủ quan vào bộ phận tín dụng của chi nhánh. Nhƣ trên đã phân tích, tình hình kinh tế xã hội thời gian gần đây rất nhiều biến động làm ảnh hƣởng đến đời sống của dân cƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy cũng tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần có sự kiểm tra sát sao hơn trong t ng giai đoạn để kế hoạch đƣợc đảm bảo hoàn thành.

- Lập phƣơng án chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với chỉ tiêu Hội sở chính giao, sau đó triển khai thực hiện kế hoạch. Kế hoạch huy động vốn đƣợc cụ thể hoá theo tiến độ tháng, quý trên cơ sở phân tích thống kê.

- Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn theo tháng, quý cho các Phòng, các chi nhánh khu vực căn cứ theo chỉ tiêu Hội sở chính giao cho chi nhánh, kế hoạch các đơn vị đã lập và khả năng huy động vốn của t ng đơn vị.

- Lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày gửi Ban giám đốc điều hành, riêng cân đối tháng gửi Phòng nguồn vốn Hội sở chính. T ng đơn vị s lên nhu cầu chi trả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, trên cơ sở điều hành vốn toàn chi nhánh và báo cáo Hội sở chính để tổng hợp toàn hệ thống.

- Căn cứ chính sách lãi suất xây dựng khung lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng mang tính h trợ hoạt động kinh doanh.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về huy động vốn.

3.2.1.2. Điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn

- Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự kiến thực hiện đến cuối năm, chi nhánh phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan và có văn bản trình Hội sở chính về điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh trong quý III.

Bảng 3.1: Điều chỉnh kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Kế hoạch Điều chỉnh % điều chỉnh Kế hoạch Điều chỉnh % điều chỉnh Kế hoạch Điều chỉnh % điều chỉnh Tổng tiền gửi huy động 2.442.416 2.341.836 -4,1% 2.350.000 2.380.030 1,3% 2.550.000 2.740.144 7,5% Tổng dƣ nợ cho vay 811.284 794.640 -2,1% 800.000 800.094 0,0% 800.000 770.693 -3,7%

Nguồn: hòng Kế hoạch T ng hợp - BIDV Sơn Tây

Hầu nhƣ năm nào cũng có điều chỉnh kế hoạch thực hiện bởi kế hoạch đầu năm đƣợc xây dựng trên cơ sở kết quả thực hiện của năm trƣớc nhƣng sự biến động

của thị trƣờng m i năm có khác biệt do thay đổi của tình hình kinh tế nói chung. Vì thế, sự điều chỉnh của chi nhánh có thể tăng hoặc giảm so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể: năm 2015, do nền kinh tế mới phục hồi, tại khu vực Sơn Tây việc huy động theo kế hoạch ban đầu rất khó thực hiện, vì thế, chi nhánh đã đánh giá và giảm tổng kế hoạch huy động vốn xuống 4,1% và kế hoạch cho vay là 2,1%. Năm 2016 thì có sự điều chỉnh tăng đối với tiền vốn huy động là 1,3%. Thậm chí 2017, khi nền kinh tế có sự tăng trƣởng mạnh, tiền gửi huy động đã đƣợc điều chỉnh kế hoạch so với ban đầu là 7,5% nhƣng dƣ nợ cho vay lại phải điều chỉnh giảm tới 3,7% để sát với tình hình thực tế.

- Sau khi nhận đƣợc thông báo của Hội sở chính chấp nhận hay không chấp nhận điều chỉnh lại chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh, chi nhánh triển khai thực hiện.

3.2.1.3. T ng kết đánh giá kế hoạch huy động vốn

Chi nhánh đánh giá kế hoạch huy động vốn định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trƣớc, phân tích mặt đƣợc, tồn tại, kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp tăng cƣờng huy động vốn; kiến nghị các giải pháp thực hiện, chuẩn bị xây dựng kế hoạch huy động vốn cho năm sau.

3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý huy động vốn

Trong bộ máy quản lý huy động vốn, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến tổ chức, điều hành hoạt động huy động vốn, các bộ phận tác nghiệp đƣợc xác định rõ.

Hội sở chính:

- Xây dựng chiến lƣợc huy động vốn, các chỉ tiêu về huy động vốn trong t ng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu phát triển của toàn hệ thống.

- Xây dựng kế hoạch huy động, cơ chế điều hành vốn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc huy động và điều hành vốn trong toàn hệ thống.

- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình huy động vốn.

Có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy trình huy động vốn và điều hành vốn; có chức năng huy động theo các chỉ tiêu đƣợc giao, thực hiện điều hành vốn trong nội bộ chi nhánh và giữa chi nhánh với Hộ sở chính. Trong đó:

+ Các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các đơn vị liên quan: Xây dựng kế hoạch huy động vốn trên cơ sở các chỉ tiêu đƣợc giao đầu năm hoặc trên cơ sở kế hoạch huy động đã đƣợc điều chỉnh. Tuân thủ theo các quy định về huy động vốn, hƣớng dẫn khách hàng hoàn tất các thủ tục liên quan đến gửi, rút tiền.

+ Phòng kế hoạch nguồn vốn có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch huy động vốn của các đơn vị kinh doanh trực tiếp trên cơ sở phân tích môi trƣờng kinh doanh và môi trƣờng bên trong của chi nhánh, phân tích điểm mạnh điểm yếu để xây dựng kế hoạch huy động vốn, tính toán cơ cấu kỳ hạn, loại tiền huy động vốn căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền dự kiến của tài sản Có. Đồng thời đây cũng là bộ phận đầu mối xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác huy động vốn và cân đối vốn; thực hiện các báo cáo về tình hình huy động vốn.

+ Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm hƣớng dẫn hạch toán kế toán nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. Hƣớng dẫn các bộ phận nghiệp vụ liên quan lƣu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng t kế toán phục vụ công tá kiểm tra, kiểm toán.

Ngoài ra, trong công tác huy động vốn còn có sự phối kết hợp giữa các bộ phận liên quan nhƣ: Các Phòng quan hệ khách hàng, Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phòng điện toán...và các phòng ban Hội sở chính nhƣ: Phòng huy động vốn Ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ, Ban tài chính kế toán, Ban kế hoạch phát triển, Ban Kiểm soát, Trung tâm công nghệ thông tin...liên tục có sự h trợ về điều hành và kỹ thuật trong công tác huy động vốn.

3.2.3 Thực trạng tổ chức quản lý huy động vốn

3.2.3.1 Thực trạng t chức mạng lưới huy động

Với sự chuyển hƣớng mạnh m trong phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lƣới các Phòng giao dịch, các Quỹ tiết kiệm, mở rộng khách hàng, chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng trong huy động vốn, xác lập đƣợc vị thế hình ảnh trong ngành ngân hàng trên địa bàn Sơn Tây, Hà Nội.

Bảng 3.2: Mạng lƣới huy động vốn của BIDV chi nhánh Sơn Tây

STT Điểm giao dịch Địa chỉ

1 Chi nhánh Sơn Tây Số 191 Đƣờng Lê Lợi, P. Lê Lợi, TX Sơn Tây, TP Hà Nội

2 PGD Trung Sơn Trầm KP6,Phƣờng Sơn Lộc,Thị xã Sơn Tây 3 PGD Nguyễn Thái Học Số 49, phố Nguyễn Thái Học,Phƣờng

Quang Trung,Thị xã Sơn Tây

4 PGD Thành Sơn Plaza Thành Sơn-Số 99 phố Phạm Ngũ Lão,Phƣờng Lê Lợi,Thị xã Sơn Tây 5 PGD Phúc Thọ Cụm 4,Thị trấn Phúc Thọ, Huyện Phúc Thọ, 6 PGD Thạch Thất KCN Bình Phú, Xã Bình Phú, Huyện Thạch Thất 7 Phòng Giao Dịch Ba Vì Thị Trấn Tây Đằng, H. Ba Vì

Chi nhánh có thể đƣợc coi là một trong những địa chỉ tin cậy của dân cƣ đến gửi tiền tiết kiệm và là nơi thử nghiệm thành công những sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Cho đến nay, chi nhánh có 1 trụ sở chi nhánh, 6 phòng giao dịch trực thuộc và 13 điểm giao dịch vệ tinh hoạt động tƣơng đối ổn định và hiệu quả, góp phần tăng trƣởng nền vốn huy động và thu phí dịch vụ của chi nhánh. Công tác điều hành huy động vốn tại t ng bộ phận phòng ban không ng ng đƣợc củng cố về chất và lƣợng.

3.2.3.2. Thực trạng quản lý quy mô và cơ cấu tiền gửi huy động

Nhiệm vụ của quản lý huy động vốn t tiền gửi tại NHTM là làm sao đảm bảo đủ vốn với chi phí thấp nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo t ng chỉ tiêu mục đích huy động, kỳ hạn, đối tƣợng, loại tiền, giúp nhà quản lý đánh giá đƣợc chất lƣợng nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của bộ phận huy động vốn giúp phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý huy động vốn.

* Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo mục đích huy động

Phân theo mục đích huy động, tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Sự thay đổi tăng hay giảm về lƣợng và tỷ trọng của hai nguồn tiền gửi này thể hiện chất lƣợng nguồn tiền huy động và những thuận lợi, khó khăn với hoạt động quản lý tiền gửi tại ngân hàng.

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi và cho vay

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Kế hoạch Thực hiện % thực hiện Kế hoạch Thực hiện % thực hiện Kế hoạch Thực hiện % thực hiện Tổng tiền gửi huy động 2.341.836 2.416.939 103.2 % 2.380.030 2.472.852 103.9 % 2.740.144 2.868.931 104.7 % Tổng dƣ nợ cho vay 794.640 740.111 93.1% 800.094 686.481 85.8% 770.693 703.643 91.3%

Nguồn: hòng Kế hoạch T ng hợp - BIDV Sơn Tây

Trong các năm 2015 - 2017 nhìn chung không có một tốc độ tăng trƣởng hay suy giảm đều đặn đối với t ng loại tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi thanh toán. Xu hƣớng chung của tổng lƣợng tiền gửi huy động là tăng qua các năm nhƣng trong đó có sự thay đổi về lƣợng và tỷ trọng của hai loại tiền gửi này.

Đồ thị 3.2: Tổng lƣợng tiền gửi và cho vay giai đoạn 2015 -2017

Tình hình cụ thể về huy động vốn qua tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.4: Biến động về tiền gửi theo mục đích huy động giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Chênh lệch so với năm trƣớc (triệu đồng) (%) Tiền gửi thanh toán Năm 2015 795.172 32,9 _ _ Năm 2016 868.712 35,13 73.540 2,23 Năm 2017 1.126.342 39,26 257.630 4,13 Tiền gửi tiết kiệm Năm 2015 1.621.767 67,1 _ _ Năm 2016 1.604.140 64,87 - 17.627 - 2,23 Năm 2017 1.742.589 60,74 138.449 - 4,13

Nguồn: hòng Kế hoạch T ng hợp - BIDV Sơn Tây

Sự thay đổi về tỷ trọng của hai nguồn tiền gửi này có xu hƣớng ngƣợc chiều

2416939 2472852 2868931 740111 686481 703643 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 2015 2016 2017

trong khi tỷ trọng của nguồn tiền gửi tiết kiệm liên tục giảm 67,1%; 64,87%; 60,74%. Những con số trên thể hiện sự thay đổi trong tƣ duy và thói quen gửi tiền của khách hàng, mục đích chủ yếu của khách hàng khi gửi tiền không còn tập trung vào việc hƣởng lãi mà hiện nay, khách hàng có nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các phƣơng thức thanh toán qua trung gian là ngân hàng thƣơng mại. Mặt tích cực thể hiện ở đây là việc ngân hàng giảm đƣợc chi phí huy động do lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán là rất thấp. Nhƣng mặt tiêu cực thể hiện lớn hơn đó là tính ổn định của các khoản tiền gửi ngày càng giảm. Ngân hàng không thể kiểm soát đƣợc thời gian số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lƣu lại ngân hàng, vì thế rất khó khăn trong việc lên kế hoạch sử dụng lƣợng tiền này vào mục đích kinh doanh. Điều này dẫn đến ngân hàng phải tăng chi phí quản lý, và tỷ trọng tiền gửi thanh toán tăng thêm đồng ngh a với việc gia tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.

* Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và các nguồn vốn nhàn r i trong dân cƣ là hai nguồn chủ yếu hình thành nên nguồn vốn của Chi nhánh, đồng thời đây cũng là những đối tƣợng khách hàng thƣờng xuyên của ngân hàng.

Bảng 3.5: Cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Chênh lệch so với năm trƣớc (triệu đồng) (%) Tiền gửi t TCKT Năm 2015 931.621 38,54 _ _ Năm 2016 1.034.847 41,85 103.226 3,31 Năm 2017 1.402.144 48,87 367.297 7,02 Tiền gửi t dân cƣ Năm 2015 1.485.318 61,46 _ _ Năm 2016 1.438.005 58,15 - 47.313 -3,31 Năm 2017 1.466.787 51,13 28.782 - 7,02

Nguồn: hòng Kế hoạch T ng hợp - BIDV Sơn Tây

Bảng số liệu trên cho thấy rằng tiền gửi dân cƣ vẫn thƣờng xuyên có quy mô và tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế song tỷ trọng tiền gửi dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 56)