Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
3.4.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn công tác bồi thường, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trợ, tái định cư
3.4.1.1. Thuận lợi
Dưới sự lãnh đạo của UBND thành phố, sự phối kết hợp chặt chẽ các cấp các ngành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án “Xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía Nam” đã đạt được thành tựu đáng kể. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố thường xuyên phối hợp với các phòng ban chuyên môn có liên quan tổ chức tập huấn chính sách, nghiệp vụ về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các cán bộ đồng thời triển khai tới các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư đến các đối tượng thuộc phạm vi thu hồi đất theo từng xã, phường. Kết quả là dự án được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ bàn giao mặt bằng. Phần lớn người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm túc chủ trương thu hồi đất của nhà nước, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo đúng quy định. Những trường hợp cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất, bàn giao mặt bằng để thi công công trình đã được xử lý một cách kiên quyết đúng quy định của pháp luật.
Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đất dịch vụ cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi tính toán đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, thu hồi đất nên đảm bảo được tiến độ của dự án.
Bên cạnh đó các cơ quan chuyên môn phối hợp với nhau khá tốt, đội ngũ cán bộ thực hiện hiểu biết chính sách, pháp luật để tổ chức thực hiện tốt tại địa phương, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi. quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư công khai minh bạch, công bằng dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của thành phố, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.4.1.2. Khó khăn
Trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:
- Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật: Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của một số ít người dân nói chung và người bị thu hồi đất chưa cao. Một số hộ chưa chấp hành tốt việc thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước trong công tác thu hồi đất, không nhận tiền bồi thường, không chấp hành giao đất cho Nhà nước xây dựng công trình. Số hộ này tuy không nhiều nhưng lại là tồn tại rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ của dự án dẫn đến việc kéo dài thời gian, không bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về đối tượng và điều kiện được bồi thường: Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại. Công tác quản lý sổ sách chưa đồng bộ, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cơ sở còn chậm, có rất
nhiều các vụ vi phạm về đất đai do lịch sử để lại đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ quy chủ, kiểm kê đất và tài sản trên đất để tổ công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
- Về công tác quản lý nhà nước:
Chính quyền ở một số phường, xã có lúc chưa thật sự quan tâm sâu sát và chưa thật kiên quyết trong quá trình thực hiện các biện pháp thu hồi đất. Cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi; một số cán bộ tham gia làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa thực sự sâu sát với công việc, trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế.
- Về mức bồi thường hỗ trợ:
+ Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất cho dự án chủ yếu tập trung vào quỹ đất nông nghiệp, trong khi đó phần lớn người dân sinh sống và sản xuất bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Vì vậy quá trình bồi thường, thu hồi đất cũng gặp rất nhiều khó khăn.
+ Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Do sự biến động giá của nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường nên khi bồi thường về tài sản trên đất vẫn còn vướng mắc, giá vẫn còn thấp so với thị trường.
+ Phát sinh một số loại tài sản mà trong quy định đơn giá bồi thường chưa có. + Người dân chưa đồng tình với mức bồi thường, hỗ trợ hiện nay theo quy định của pháp luật, đặc biệt là có sự so sánh mức bồi thường hỗ trợ đối với các dự án khác nhau.
- Về các chính sách pháp luật:
Chính sách bồi thường, thu hồi đất hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và tái định cư của người dân bị thu hồi đất do đó mà thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi gặp nhiều khó khăn. Nhiều người dân sau khi được hỗ trợ không đảm bảo ổn định đời sống, việc làm cho người dân đặc biệt những lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi), thường là trụ cột của gia đình, gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập cho gia đình.
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
* Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật
+ Nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật của người dân, tăng cường công tác -tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về chủ trương, chính sách của Nhà nước, cũng như ý nghĩa quan trọng của dự án triển khai trên địa bàn thành phố.
+ Trong quá trình thực hiện thu hồi đất đối với các trường hợp cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, không giao đất cho Nhà nước thực hiện quy hoạch thì các cấp chính quyền phải xử lý kiên quyết, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ cấp xã đến thành phố để tuyên truyền vận động, thuyết phục đối với những hộ có đất bị thu hồi tự giác thực hiện. Nếu các hộ vẫn cố tình không chấp hành thì phải kiên quyết xử lý bằng hình thức cưỡng chế bảo vệ thi công theo đúng quy định của pháp luật.
* Về đối tượng và điều kiện được bồi thường
Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đối tượng được bồi thường, không được bồi thường về đất.
* Về công tác quản lý nhà nước
+ Bố trí những cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ổn định, chuyên trách, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các chế độ chính sách để có thể trực tiếp giải quyết các kiến nghị, thắc mắc của nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ, chính quyền địa phương với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
* Về mức bồi thường, hỗ trợ
+ Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chính sách, đơn giá bồi thường hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và giá thị trường đảm bảo giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định đời sống và sản xuất khi thực hiện thu hồi đất.
+ Cần phải có kế hoạch xây dựng giá bồi thường về đất sát với giá của thị trường bất động sản và khung giá đất khách quan, phù hợp nhưng không phức tạp nhưng không trái với quy định của Nhà nước; đồng thời cần có chính sách ưu đãi thêm đối với những hộ có vị trí tiếp giáp với khu trung tâm, đô thị, ven đường giao thông, ven trục Quốc lộ….)
+ Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Khi có biến động mặt bằng giá cả phải được cập nhật và tiến hành thường xuyên để có được giá bồi thường phù hợp, giảm thiểu khó khăn cho người bị thu hồi.
* Về các chính sách pháp luật + Về các chính sách hỗ trợ
- Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động.
- Đối với lao động trẻ tuổi của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những người được đào tạo chuyển đổi nghề. Nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào đạo chuyển đổi nghề.
- Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương ...
- Đối với lao động trên 35 tuổi nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này.
- Có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm.
- Có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này địa phương cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí.
- Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương để thu hút được nhiều người vào làm việc như: trồng cây cảnh, sản xuất đồ gỗ, chổi chít, đan cót, tăng gia sản xuất gia đình... Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được trao đổi và mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương.
- Để bảo đảm đời sống cho người có đất thu hồi, UBND tỉnh không nên quy định chung một mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm như hiện nay. Thay vào đó, cần tập trung rà soát và đánh giá chính sách hỗ trợ cho người dân để từ đó quy định các mức hỗ trợ đối với từng loại đất, từng khu vực, từng địa bàn cụ thể cho phù hợp. Việc thực hiện hỗ trợ cho người có đất thu hồi phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Các khoản hỗ trợ của Nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu ổn định đời sống, sản xuất và phát triển bền vững. Để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi đặc biệt là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh cần căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp hỗ trợ khác cho phù hợp.
+ Về chính sách tái định cư:
- Xúc tiến lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tái định cư; đảm bảo đáp ứng nhu cầu đất tái định cư cho tất cả các dự án.
- Đẩy mạnh việc xây dựng các khu tái định cư tập trung ở đô thị; mở rộng việc xây dựng các khu tái định cư tập trung ở nông thôn phục vụ tái định cư cho nhiều dự án; triển khai xây dựng một số khu tái định cư cho hộ có thu nhập thấp.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người không đủ điều kiện tái định cư bị thu hồi hết đất mà không còn nơi ở nào khác.
- Ngoài việc bồi thường cần có những quan điểm cụ thể về chính sách đối với xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo môi trường sống sinh hoạt của người dân tại khu vực tái định cư.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định” có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Trong giai đoạn từ 2001 - 2019 thành phố Nam Định đã thực hiện việc giao đất, thu hồi đất cho 227 dự án thuộc khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1326,94ha. Tuy nhiên, số lượng cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu so với yêu cầu công việc đặt ra. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã, phường chưa đồng đều, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến công tác quản lý đất đai cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.
2. Tại dự án nghiên cứu việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được UBND thành phố Nam Định tổ chức, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tổng diện tích thu hồi là 109.381,2m2 với số tiền bồi thường là 66,219 tỷ đồng. Bồi thường tài sản gắn liền với đất đã cơ bản được người dân ủng hộ và chấp thuận với tổng số kinh phí là 27,216 tỷ đồng. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ di chuyển… ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ khác nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân bị thu hồi đất, tổng số tiền hỗ trợ là 5,232 tỷ đồng.
3. Tất cả các hộ được điều tra đồng ý với việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ. Đối với giá bồi thường về đất ở có 40% phiếu đánh giá bồi thường chưa phù hợp, 85% phiếu đánh giá bồi thường về tài sản bằng thực tế. Đánh giá về các mức hỗ trợ thì 100% phiếu hài lòng với hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất.