với người có đất thu hồi về đối tượng và giá bồi thường
Nội dung
Dự án
Số phiếu Tỷ lệ (%)
Tổng số phiếu điều tra 100 100,0
1 Xác định đối tượng được bồi thường về đất
Đồng ý 100 100,0
Không đồng ý 0 0
2 Xác định đối tượng được hỗ trợ Đồng ý 100 100,0
Không đồng ý 0 0
3 Giá bồi thường đất ở Phù hợp 60 60,0
Chưa phù hợp 40 40,0 4 Giá bồi thường đất nông nghiệp Phù hợp 90 90,0 Chưa phù hợp 10 10,0 5 Bồi thường nhà, công trình so với xây
dựng mới
Bằng 85 85,0
Chưa bằng 15 15,0
6 Bồi thường cây trồng, vật nuôi Phù hợp 86 86,0 Chưa phù hợp 14 14,0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân năm 2020)
Trên cơ sở tổng hợp phiếu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi, đưa ra đánh giá kết quả điều tra một số nội dung liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại dự án như sau:
- Điều tra về xác định đối tượng được bồi thường về đất, được hỗ trợ
Nội dung này, các hộ điều tra tại dự án đều thuộc đối tượng được bồi thường, hỗ trợ. Do vậy, 100% số hộ được điều tra đồng ý với việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ.
- Điều tra về giá bồi thường đất ở, đất nông nghiệp
Đối với đất nông nghiệp, đa số các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi đều đồng ý với giá đất nông nghiệp cụ thể do UBND tỉnh quy định. Thực tế trên địa bàn không có nhiều các hộ chuyển nhượng đất nông nghiệp nên việc so sánh giữa giá bồi thường với giá cụ thể là chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, diện tích đất thu hồi của các hộ gia đình để thực hiện dự án nằm ở khu vực khó canh tác, năng suất thấp, cùng với sự vận động tốt của chính quyền địa phương cho nên các hộ chấp nhận mức giá bồi thường 55.000 đồng/m2. Có 10 hộ (chiếm 10%) không đồng ý với giá đất nông nghiệp vì cho rằng đất ở có vị trí 1, 2, 3, 4 nhưng giá đất nông nghiệp áp dụng 55.000đ là áp giá chung cho tất cả các thửa đất, điều này gây bất lợi đối với những thửa đất có vị trí thuận lợi hay có năng suất tốt. Tuy nhiên việc xác định giá trị bồi thường về đất nông nghiệp căn cứ trên cơ sở mục đích đất và hạng đất. Về mục đích sử dụng căn cứ trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Và việc phân hạng đất dựa trên cơ sở sổ “bộ thuế” do HTX nông nghiệp giao. Nhưng từ năm 2003 Nhà nước thực hiện chính sách miễn thuế đối với đất nông nghiệp và theo quy định cứ 05 năm phải tiến hành phân hạng đất nhưng thực tế việc này không thực hiện được nên quá trình quản lý về hạng đất buông lỏng dẫn đến việc xác định hạng đất để áp dụng chính sách bồi thường gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với đất ở 60 hộ cho rằng giá bồi thường tương đương với giá thị trường, có 40 hộ (chiếm 40%) cho rằng giá bồi thường đất thấp hơn so với giá thị trường. Qua điều tra thực tế thì ở những vi trí đất có điều kiện thuận lợi kinh doanh thì giá đất tính bồi thường còn thấp mới bằng khoảng 85% giá đất thị trường.
- Điều tra về mức giá bồi thường tài sản gắn liền với đất
Dự án có 15 hộ (chiếm 15%) cho rằng tiền bồi thường nhà, công trình bằng giá trị xây lại mới nhà và công trình, còn lại 85 hộ cho rằng chưa bằng giá trị xây lại mới nhà và công trình; các hộ đồng ý với mức bồi thường nhà, công trình xây dựng chủ yếu là các hộ có nhà, công trình xây dựng lâu đời nên được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, đối với các hộ không đồng ý chủ yếu là các hộ xây dựng, cải tạo
mới các nhà khung thép mái tôn, xây dựng tường rào, bể nước, ốp đã granit sân, tường nhà...
Đối với việc bồi thường cây trồng, vật nuôi, có 86 hộ (chiếm 86%) cho rằng việc bồi thường là phù hợp do các hộ gia đình ở khu vực này cơ bản là không có cây hoặc trồng ít cây trên đất bị thu hồi. Tổng số14 hộ có ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 14 %), theo ý kiến của người dân là mức bồi thường hoa màu như vậy qua các năm là không thay đổi, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm theo yếu tố thị trường, và mức đầu tư trên 1m2 đất nông nghiệp cũng thay đổi như giá phân lân, phân đạm thay đổi từng tháng, từng thời kỳ. Vì vậy theo ý kiến của các hộ dân được điều tra là mức giá bồi thường hoa màu trên đất cần thay đổi theo yếu tố thị trường tại thời điểm thu hồi đất và bồi thường. Ngoài ra khung giá về tài sản, công trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, công trình phụ…còn thấp, với giá bồi thường đó không thể xây dựng lại được những công trình đã bị thu hồi.
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả điều tra đối với người có đất thu hồi về mức hỗ trợ tại dự án
STT Nội dung Dự án
Số phiếu Tỷ lệ (%)
Tổng số phiếu điều tra 100 100,0
1. Mức bồi thường (hỗ trợ) chi phí di chuyển Đủ 80 80,0 Chưa đủ 20 20,0 2. Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Phù hợp 100 100,0 Chưa phù hợp 0 0
3. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Phù hợp 90 90,0
Chưa phù hợp 10 10,0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân năm 2020)
- Điều tra về bồi thường (hỗ trợ) chi phí di chuyển
Trong tổng số 100 phiếu điều tra thì có 80 hộ (chiếm 80%) cho rằng mức bồi thường chi phí di chuyển theo quy định của UBND tỉnh Nam Định là đủ để chi trả cho việc vận chuyển tài sản, chi phí cho tháo dỡ và lắp đặt tại nơi ở mới, có 20 hộ (chiếm 20%) cho rằng mức bồi thường chi phí di chuyển là chưa đủ để hộ gia đình chuyển tài sản đến nơi ở mới theo giá vận chuyển thực tế. Nhìn chung, các hộ đồng ý là các hộ có đất tái định cư gần nơi ở cũ và các hộ không đồng ý chủ yếu là các hộ
- Điều tra về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Dự án có 100 hộ (chiếm 100%) đồng ý với mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xất vì các hộ này phần lớn bị thu đất từ 30%-70% nông nghiệp đang sử dụng mà không phải di chuyển hỗ ở nên được hỗ trợ mỗi nhân khẩu 30kg gạo trong thời gian là 06 tháng.
- Điều tra về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Dự án có phần lớn số hộ (90 hộ, chiếm 90%) cho rằng mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm do UBND tỉnh Nam Định ban hành là phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả điều tra đối với người có đất thu hồi về tình hình ổn định cuộc sống sau thu hồi đất
STT Nội dung Số phiếuDự án Tỷ lệ (%) Tổng số phiếu điều tra 100 100
1. Điều kiện cơ sở hạ tầng khu tái định cư có tốt hơn nơi ở cũ không
Có 78 78,0
Không 0 0
Tương đương 22 22,0
2. Việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích chính
Đầu tư SXKD 40 40,0
Gửi tiết kiệm 30 30,0
Xây dựng nhà 24 24,0
Mua đồ dùng 6 6,0
Học nghề 0 0
3. Nguồn thu nhập chính hiện tại của gia đình
SX nông nghiệp 90 90,0
Kinh doanh 3 3
Công chức,
công nhân 7 7
4. Đời sống hiện tại của gia đình
Tốt hơn trước 73 73,0
Kém hơn 7 7,0
Không thay đổi 20 20,0 5. Tình hình an ninh, xã hội tại địa
phương sau thu hồi đất
Tốt hơn trước 30 30,0
Xấu đi 10 10,0
Như cũ 60 60,0
6. Sự phù hợp của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Phù hợp 90 90,0
Chưa phù hợp 10 10,0
7.
Tính công bằng, dân chủ và công khai trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ
Có 100 100,0
Không 0 0
8. Đơn thư, kiến nghị Có 2 2,0
Không 98 98,0
- Điều tra về điều kiện cơ sở hạ tầng khu tái định cư
Trong tổng số 100 hộ điều tra thì có 78 hộ (chiếm 78%) cho rằng điều kiện cơ sở hạ tầng khu tái định cư là tốt hơn và 22 hộ (chiếm 22%) cho rằng điều kiện cơ sở hạ tầng khu tái định cư tương đương với nơi ở cũ trước khi thu hồi đất. Chính điều này làm cho người có đất ở thu hồi tích cực ủng hộ chủ trương thu hồi đất của thành phố.
- Điều tra về việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ.
Do các hộ gia đình có đất thu hồi chủ yếu sống bằng nông nghiệp ở khu vực nông thôn nên việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ phần lớn được người dân (24 hộ, chiếm 24%) ưu tiên vào việc xây dựng lại nhà cửa, 30 hộ gia đình (chiếm 30%) gửi tiết kiệm để tránh các rủi ro hoặc mua sắm các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, (40 hộ, chiếm 40%) đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt không có hộ nào đầu tư cho việc học nghề.
- Điều tra về việc nguồn thu nhập và đời sống hiện tại của người có đất thu hồi
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ được điều tra đều có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp (90%), đời sống của người có đất thu hồi nhìn chung tốt hơn hoặc không có thay đổi so với trước khi có đất thu hồi. Các hộ được điều tra đều có nguồn thu nhập chính từ tiền lương hưu và một số hộ gia đình làm nghề kinh doanh tự do, nhìn chung các hộ gia đình đều cho rằng cuộc sống hiện tại tốt hơn hoặc không có thay đổi so với trước khi có đất thu hồi. Chỉ có 7 hộ (chiếm 7%) cho rằng đời sống của hộ kém hơn so với trước khi Nhà nước thu hồi đất, các hộ này chủ yếu là các hộ mặt đường trục xã đang kinh doanh buôn bán bị thu hồi đất ở, được bố trí tái định cư nhưng vị trí đất tái định cư không phù hợp với việc kinh doanh các mặt hàng cũ của gia đình, lượng khách hàng quen thuộc đã bị mất đi; 03 hộ còn lại cho rằng đời sống kém hơn trước khi bị thu hồi đất do gia đình bị thu hồi gần hết đất nông nghiệp nên việc chuyển đồi nghề cho gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
- Điều tra về tình hình an ninh, xã hội tại địa phương sau thu hồi đất
Do phạm vi thu hồi đất nằm xa khu vực trung của thành phố cho nên tình hình an ninh, xã hội tại địa phương sau thu hồi đất cơ bản không có nhiều thay đổi,
chỉ có 10 hộ (chiếm 10%) cho rằng tình hình anh ninh, xã hội tại địa phương có chuyển biến xấu đi do phát sinh các tệ nạn xã hội tại địa phương.
- Sự phù hợp của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Nhìn chung, phần lớn các hộ dân (90 hộ, chiếm 90%) cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án cơ bản là phù hợp, bảo đảm được quyền lợi cho người có đất thu hồi. Người có đất thu hồi được hưởng các khoản hỗ trợ đầy đủ so với chính sách hiện hành. Số hộ còn lại (10 hộ, chiếm 10%) cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư là chưa phù hợp vì giá bồi thường chưa phù hợp với thực tế. Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách có thể điều chỉnh mức giá bồi thường hỗ trợ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng ngày càng bị thu hẹp để phục vụ sản xuất công nghiệp và các công trình công cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
- Điều tra về tính công bằng, dân chủ và công khai trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ
Tất cả các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi (100 hộ, chiếm 100%) đánh giá cao tổ chức việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường của UBND thành phố Nam Định. Qua đó, cho thấy UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của chính sách, pháp luật.
- Điều tra về đơn thư, kiến nghị trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy dự án có 2 hộ (chiếm 2%) có đơn thư, kiến nghị về việc không được bồi thường các công trình xây dựng phục vụ sinh hoạt (xây mới). Ngoài việc giải quyết các đơn thư, kiến nghị của các hộ gia đình, UBND thành phố Nam Định yêu cầu UBND các phường, xã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể của đơn vị tích cực vào cuộc tuyên truyền vận động các hộ gia đình chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định nói chung và thành phố Nam Định nói riêng.
3.3.2. Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ
Qua thực hiện điều tra phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thành phố, cán bộ thuộc UBND cấp xã, phường...) trên địa thành phố Nam Định, cho kết quả điều tra phỏng vấn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Số lượng: 30 Phiếu STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 1
Giá đất bồi thường so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường Cao hơn 0 0 Bằng 12 40,0 Thấp hơn 18 60,0 2 Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Cao 2 7,0 Trung bình 22 73,0 Thấp 6 20,0
3 Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Cao 4 13,0
Trung bình 17 57,0
Thấp 9 30,0
4 Khu tái định cư Phù hợp 20 67,0
Chưa phù hợp 10 33,0
5 Đơn vị được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trung tâm PTQĐ 0 0
HĐ bồi thường, hỗ trợ 30 100,0
Chủ đầu tư 0 0
Tổ chức khác 0 0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu phỏng vấn cán bộ năm 2020)
- Điều tra việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
Qua tổng hợp kết quả điều tra cho thấy giá đất bồi thường tại địa phương chủ yếu là bằng hoặc thấp hơn giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Nguyên nhân của việc này là do khi đơn vị tư vấn xác định giá đất điều tra hồ sơ chuyển nhượng thì người dân thực hiện chuyển nhượng QSDĐ không ghi giá chuyển nhượng thật lên hợp đồng chuyển nhượng mà ghi bằng hoặc thấp hơn giá đất do UBND tỉnh quy định nhằm giảm việc nộp thuế chuyển quyền. Bên cạnh đó, tại một số địa bàn không có hoặc có rất ít giao dịch chuyển nhượng QSĐĐ nông nghiệp nên rất khó có cơ sở để xác định giá đất nông nghiệp. Nếu xác định giá đất nông nghiệp theo phương pháp thu nhập thì rất thấp do đất nông nghiệp tại địa phương chủ yếu trồng lúa cho năng suất thấp.
Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi đã được UBND thành phố thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh Nam Định ban hành. Qua tổng hợp kết quả điều tra cho thấy mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (24 phiếu chiếm 80%), hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (20 phiếu chiếm 67%) cho thấy mức hỗ trợ quy định của UBND tỉnh cơ bản là phù hợp với người dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cũng còn có ý kiến cho rằng mức hỗ trợ là chưa phù hợp vì nhiều hộ dân có nguồn sống chủ yếu từ đất nông nghiệp, mức hỗ