Các tiêu chí đánh giá chấtlượngtăngtrưởng kinhtế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh thái bình giai đoạn 2010 2015 (Trang 35 - 48)

1.2. Cơ sở lý luận về chấtlượngtăngtrưởng kinhtế

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chấtlượngtăngtrưởng kinhtế

Theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh và TS Lê Xuân Bá, cơ sở để phân tích và đánh giá chất lượng tăng trưởng thường dựa vào bốn nội dung bổ sung cho nhau, đó là: (1) đầu tư hình thành các loại tài sản vốn tham gia vào quá trình tạo giá trị gia tăng; (2) mô hình tăng trưởng của một nước; (3) khía cạnh phân phối (cả thu nhập và cơ hội) trong cả quá trình tăng trưởng và (4) quản lý hiệu quả với nội hàm chính là xây dựng thể chế và chất lượng chính sách của Nhànước.

Trong khuôn khổ đề tài này, để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế địa phương (cấp tỉnh), các tiêu chí sau đây sẽ được nhấn mạnh:

1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo chiều sâu

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động – năng suất lao động:

Bằng cách lấy GDP chia cho số lao động (hoặc giờ lao động) ta có thể tính năng suất lao động cho toàn bộ nền kinh tế. Kết quả thu được càng lớn thì năng suất lao động xã hội càng cao.

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn – Hệ số ICOR:

Hệ số ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết để tăng thêm một đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện. Nó phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR càng thấp chứng tỏ hoạt động đầu tư có hiệu quả càng cao.

Có 2 phương pháp tính hệ số ICOR: + Phương pháp 1:

I1

ICOR = ---

Trong đó, I1là tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu, Y1 là GDP của năm nghiên cứu, và Y0là GDP của năm trước đó. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và GDP để tính hệ số ICOR theo phương pháp này phải được đo theo cùng một loại giá (giá thực tế hoặc giá so sánh).

+ Phương pháp 2:

I/Y

ICOR = ----

gY

Trong đó I/Y là tỷ lệ vốn đầu tư so với GRDP, gY là tốc độ tăng GDP. Hệ số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện để tăng thêm 1% GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.

- Tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tăng trưởng TFP

Mặc dù hai chỉ tiêu năng suất lao động xã hội và hiệu quả sử dụng vốn thường được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế, nhưng trên thực tế, trong sản xuất có 3 yếu tố chính làm tăng GDP: lao động, vốn sản xuất và TFP.

Nếu chỉ chia GRDP cho lao động hay lấy vốn đầu tư chia cho mức gia tăng GRDP thì những chỉ số này không thể phản ánh đóng góp riêng của yếu tố năng suất. Năng suất chỉ là phần tăng GRDP sau khi trừ đi vai trò của việc tăng số lượng lao động và số lượng tài sản cố định trong sản xuất. Phần thặng dư này phản ánh việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất, được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). TFP là chỉ số phụ thuộc vào hai yếu tố: tiến bộ công nghệ kỹ thuật và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ bảo đảm duy trì được tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài. Tốc độ tăng TFP và đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng

nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá tính chất phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức, quản lý sản xuất… của mỗi ngành, mỗi địa phương hay mỗi quốc gia.

Tốc độ tăng TFP được tính theo công thức: gTFP = gY – (α gK + β gL)

Trong đó, gY là tốc độ tăng GRDP, gK là tốc độ tăng vốn cố định, gL là tốc độ tăng lao động làm việc, α và β lần lượt là các tham số đóng góp của vốn và lao động (α + β = 1), thường được xác định bằng phương pháp hạch toán hoặc dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thể hiện cấu trúc bên trong của nền kinh tế. Nó biểu hiện qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên cơ cấu và qua các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phần tử hợp thành. Cơ cấu kinh tế quyết định sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của tất cả các phần tử tạo nên cơ cấu và cuối cùng đem lại kết quả tăng trưởng chung cho nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ ngành: Cơ cấu kinh tế xem xét số lượng và chất lượng các ngành tạo nên nền kinh tế, cũng như các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Thông thường, nền kinh tế Việt Nam được chia làm 3 nhóm ngành lớn là nông – lâm nghiệp – thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hiện đại hơn và tiên tiến hơn, cụ thể là tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp trong GDP. Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng cần được xem xét.

lượng sản xuất giữa các vùng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét vai trò động lực của từng vùng để lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển.

- Dưới góc độ sở hữu: Xem xét có bao nhiêu loại hình kinh tế tồn tại và phát triển trong hệ thống kinh tế; trong đó, loại hình kinh tế nào có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa, định hướng vai trò của các loại hình kinh tế phải vì sự phát triển chung.

1.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế địa phương

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:

Hiện nay, tại Việt Nam để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tại các địa phương trong cả nước, Chính phủ, cá tổ chức và doanh nghiệp thường nhìn nhận đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương đó để xem xét chất lượng tăng trưởng của địa phương đó theo từng thời kỳ phát triển.

Cụ thể, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi ở mức độ như thế nào cho sự phát triển của doanh nghiệp.

PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index”. Nó được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Lần thứ hai, năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh- Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động- được đưa vào xây dựng chỉ số PCI. Từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng

được tăng cường thêm. Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, hiện nay, PCI còn 9 chỉ số thành phần.

Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi chỉ số cạnh tranh bình đẳng được đưa vào bộ chỉ số là một thước đo đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:

+ Chi phí gia nhập thị trường thấp;

+ Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; + Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết;

+ Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian).

+ Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu; + Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành phần mới; + Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;

+ Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp; + Có chính sách đào tạo lao động tốt;

+ Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.

Phương pháp tiếp cận PCI có bốn đặc điểm đáng chú ý:

+ Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó đối với từng chỉ tiêu, có thể

xác định được một tỉnh "ngôi sao" hoặc tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó, và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm bằng cách áp dụng các thực tiễn tốt sẵn có.

+ Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thị trường và nguồn nhân lực), chỉ số PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh.

+ Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế.

+ Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này cũng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công việc kinh doanh.

Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế được xem xét dưới 3 góc độ: sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp và quốc gia.

- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước

Để đo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước chúng ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh

doanh hoặc trên doanh thu.

Lợi nhuận thực hiện

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất = --- x 100 Vốn sản xuất

Lợi nhuận thực hiện

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = --- x 100 Giá trị sản xuất

Tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ sản xuất càng hiệu quả. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tỷ suất lợi nhuận có cùng xu thế thì chất lượng tăng trưởng tốt và ngược lại.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước

Hàng hóa sản xuất trong nước thường được chia làm 2 loại: hàng hóa sản xuất phục vụ xuất khẩu và hàng hóa sản xuất thay thế nhập khẩu.

+ Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu:

Với hàng hóa xuất khẩu, khả năng cạnh tranh được tính bằng kim ngạch xuất khẩu trên giá trị sản xuất hay GRDP.

Giá trị xuất khẩu theo giá trị thực tế

Tỷ lệ xuất khẩu = --- x 100 Giá trị sản xuất theo giá trị thực tế

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ một đất nước sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, được các nước khác ưa chuộng nên xuất khẩu tốt và như vậy chính là có khả năng cạnh tranh tốt và ngược lại. Như vậy, nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng xét theo khả năng cạnh tranh phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có khả năng xuất khẩu tốt, nghĩa là phải đảm bảo tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất phải tăng lên hoặc giữ nguyên. Nếu tỷ lệ xuất khẩu giảm có nghĩa là khả năng cạnh tranh ngày một giảm, tức là tăng trưởng kinh tế không đồng thuận với khả năng xuất khẩu.

Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước:

Giá trị xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên

liệu trong nước Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ

nguyên liệu trong nước = --- x 100

Tổng giá trị xuất khẩu

Sản phẩm xuất khẩu có 2 loại: một loại được làm ra từ nguyên liệu trong nước và một loại làm từ nguyên liệu của nước ngoài (sản xuất ra sản phẩm hoặc gia công cho nước ngoài).

Nếu sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước càng nhiều, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ nguyên liệu trong nước càng cao nghĩa là cùng tổng giá trị xuất khẩu như nhau, chúng ta có thể thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước hơn, tận dụng được nhiều công ăn việc làm cho người dân hơn. Như vậy, tỷ lệ này càng cao thì tăng trưởng kinh tế càng vững chắc, hạn chế được sự phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu của nước ngoài.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng thể hiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế.

+ Khả năng cạnh tranh của hàng hóa thay thế nhập khẩu:

Hàng hóa thay thế nhập khẩu thường được bảo hộ bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, những hàng rào bảo hộ này sẽ ngày càng được hạ thấp, tiến đến dỡ bỏ hoàn toàn. Do đó, việc đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu là rất quan trọng, giúp nhận biết năng lực sản xuất của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế.

Để đo khả năng cạnh tranh của hàng hóa thay thế nhập khẩu ta xem xét mức chênh lệch giá cả giữa hai loại hàng hóa tiêu dùng so với tổng kim ngạch nhập khẩu, mức độ nhập siêu của nền kinh tế…

- Năng lực cạnh tranh của quốc gia

trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân… của một nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới thường được đánh giá thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI). Nó được xây dựng dựa trên 3 yếu tố cơ bản: môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng của các định chế quốc gia và khoa học công nghệ.

Nếu chỉ có sự ổn định kinh tế vĩ mô thì chưa thể hiện được chất lượng tăng trưởng của một quốc gia tuy nhiên, sự bất ổn về kinh tế vĩ mô sẽ hủy hoại triển vọng phát triển của quốc gia đó.

Yếu tố thứ hai của GCI liên quan đến thể chế công. Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực sản xuất ra của cải. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ quốc gia, phải tuân thủ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh thái bình giai đoạn 2010 2015 (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)