Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh thái bình giai đoạn 2010 2015 (Trang 72)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

I. Số doanh nghiệp

Tổng số 2.582 2.625 2.884 2.885 2.906

Doanh nghiệp Nhà nước 30 30 28 25 25 Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước 2.510 2.550 2.809 2.812 2.830 Doanh nghiệp đầu tư trực

tiếp của nước ngoài 42 45 47 48 51

II. Cơ cấu (%)

Doanh nghiệp Nhà nước 1.16 1.14 0.97 0.87 0.86

Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước 97.21 97.14 97.40 97.47 97.38

Doanh nghiệp đầu tư trực

tiếp của nước ngoài 1.63 1.72 1.63 1.66 1.76

Lâu nay hầu hết các nhà kinh tế đều nói rằng khu vực Nhà nước sử dụng vốn kém hiệu quả nhất, nhưng qua tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là khu vực có hiệu quả kém nhất.

Thực tế tại Thái Bình, một điều đáng nói ở đây là dù được khai thác dầu khí hay khí đốt được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách nhưng hiệu quả đầu tư của khu vực FDI tại Thái Bình vẫn thấp. Nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc chuyển giao giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến trong những năm vừa qua. Chính tình trạng này đã đẩy chi phí sản xuất lên cao và tất yếu là lợi nhuận sẽ giảm.

Theo tính toán, khu vực FDI sử dụng vốn không hiệu quả ngay cả khi lượng tiền đầu tư đến được với sản xuất. Như vậy có thể nhận thấy khu vực tư nhân tại Thái Bình sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất. Khu vực này cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất vào GRDP của tỉnh trong khi không nhận được một ưu đãi nào, chưa kể còn có những bất cập về chính sách gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp.

Bảng 3.12: Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài

2011 2012 2013 2014 2015 Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Đồng bằng sông Hồng 404 6.030,9 389 5.053,3 527 6.731,2 757 6.989,6 725 7.812,0 Thái Bình 4 38,4 1 2,5 3 16,0 5 11,9 7 42,1 Hà Nội 257 1.106,3 224 1.345,9 261 1.074,6 357 1.402,8 364 1.126,9 Nam Định 6 26,6 3 51,0 3 8,9 10 138,4 15 115,7 Hải Phòng 25 896,8 34 1.165,0 28 2.614,5 55 1.170,7 50 902,7 Hải Dương 20 2.555,8 21 139,8 20 682,5 37 563,1 38 407,2 Vĩnh Phúc 6 40,3 6 143,1 19 242,1 44 405,5 35 379,6 Ninh Bình 0 46,1 6 208,9 6 78,6 5 59,3 8 43,5

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy được ngồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Bình có sự tăng giảm theo từng năm (năm 2011 có 4 dự án với 38,4 triệu USD nhưng đến các năm 2012, 2013, 2014 thì giảm cả về số dự án và số tiền đầu tư, chỉ đến năm 2015 thì số dự án có tăng lên thành 7 và số tiền tăng lên thành 42,7 triệu USD).

Mặt khác, trong giai đoạn 2010-2015, với nguồn vốn khiêm tốn nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng về thủy lợi để khắc phục những khó khăn về hạn hán phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương được các Bộ ngành quan tâm đầu tư. Trong khi đó, giá trị sản xuất nông nghiệp lại tăng lên khá chậm. Điều này đã làm cho hệ số ICOR của Thái Bình tăng lên khá nhanh. Trung bình giai đoạn 2010 - 2015, để tạo ra được 1 đồng tăng trưởng cần đầu tư 6,58 đồng (trung bình cả nước là 6,06 đồng).

Thực tế, tại Thái Bình trong thời gian qua, vốn đầu tư chủ yếu cho phát triển cơ sở hạ tầng, như hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn... mà chưa chú trọng đầu tư trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên giá trị sản xuất của địa phương tăng chậm. Do đó, nhìn chung hiệu quả vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế tại Thái Bình còn chưa cao. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng và làm giảm đi tính cạnh tranh về môi trường đầu tư và của hàng hóa trên thị trường. Mặc dù, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xét về khía cạnh hiệu quả kinh tế, thì ngoài việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần chú ý tới đầu tư để phát triển sản xuất - kinh doanh. Đây mới là điều kiện quan trọng để kinh tế của Thái Bình tăng trưởng cao và tăng được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thay vì như hiện nay

3.2.2.3. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế

Năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút trong khi hiệu quả vốn đầu tư kém của Thái Bình trong giai đoạn 2010-2015 đã cho thấy một cái nhìn khá rõ về chất lượng tăng trưởng dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc tính toán năng suất của lao động và vốn như trên không tách

được tác động riêng từng phần của từng nhân tố đối với tăng trưởng. Cụ thể hơn, theo cách tính toán như trên, năng suất của nhân tố này cũng chịu tác động từ sự thay đổi của nhân tố kia. Ví dụ, năng suất lao động có thể tăng lên do đầu tư tăng. Để đánh giá được chất lượng của tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần xem xét năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).

Qua kết quả phân tích xác định mức độ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp đối với tốc độ tăng trưởng của một số tỉnh trong khu vực trong thời gian qua, có thể nhận xét rằng: tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động càng nhiều thì sự phát triển của nền kinh tế càng thiên về chiều rộng, bằng cách sử dụng các nguồn lực vật chất. Trái lại, tỷ lệ đóng góp của TFP càng lớn thì tăng trưởng càng mang tính chất phát triển theo chiều sâu và yếu tố bền vững càng có cơ sở đảm bảo.

Bảng 3.13: Đóng góp của TFP vào tăng trƣởng của một số tỉnh, 2010 – 2015. Địa phƣơng Đóng góp của TFP vào tăng trƣởng GRDP (%)

Hải Phòng 63 Hải Dương 59 Nam Định 48 Ninh Bình 42 Thái Bình 28 Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP của nhiều địa phương trong khu vực ở mức trên 40%, như Hải Phòng đạt 63%, Hải Dương đạt 59%, Nam Định đạt 48%, Ninh Bình đạt 42%. Điều này có nghĩa các địa phương này đã làm tốt việc thúc đẩy tăng trưởng dựa vào khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là vốn và lao động. Đóng góp của TFP vào tăng trường GRDP của Thái Bình giai đoạn 2010-2015 là 28%. Số liệu này phản ánh tăng trưởng của Thái Bình giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào vốn và lao động, trong đó gia tăng vốn nhưng không làm tăng thêm được đầu ra là GRDP.

Bìnhthời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng, mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp hơn 3 lần so với của TFP.

3.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cạnh tranh của nền kinh tế

3.2.3.1. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trongtỉnh

Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó, chỉ tiêu đặc trưng và tập trung nhất là các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản(ROA). Ba chỉ số này có giá trị càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng mạnh và ngược lại, càng nhỏ thì khả năng cạnh tranh càng kém. Trong giai đoạn 2010 – 2015, nhìn chung, hai chỉ tiêu trên của Thái Bình đều thấp nhưng có xu hướng tăng lên ở tất cả các thành phần kinh tế. Tỷ suất lợi nhuận của từng loại hình doanh nghiệp có nhiều chuyển biến, phụ thuộc phần nhiều vào tình hình kinh tế và kinh doanh tại Thái Bình, nhưng xu hướng chung là đều là năm sau tăng cao hơn so với năm trước.

Nếu phân theo thành phần kinh tế thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn này luôn giữ ở vị trí cao nhất, doanh nghiệp FDI có tỷ suất ROA cao hơn hẳn so với nhóm DNNN và DNTN, liên tục tăng từ 8,7% năm 2010 lên 25% năm 2015, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm nhưng ổn định hơn, tăng từ mức 3,7% năm 2010 lên mức 5,2% năm 2014, sau đó mới giảm xuống còn 2,7% năm 2015.Hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân xếp vào loại cao nhất nhưng lợi nhuận trên tổng tài sản lại thấp hơn so với khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp tư nhân của tỉnh tăng liên tục, tuy vậy, tỉ suất lợi nhuận của khối doanh nghiệp này lại không ngừng giảm, thể hiện ở hai chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh. ROA của doanh nghiệp tư nhân giảm từ 3,1% năm 2010 xuống còn 2,4% năm 2015, ROE giảm từ 34,9% năm

2010xuống 16% năm 2015. Các doanh nghiệp càng nhỏ, tỷ suất lợi nhuận càng yếu thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp. Khi so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn sản xuất kinh doanh ta cũng thu được kết luận tương tự. Tính chung tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư trong tỉnh Thái Bình đều thấp hơn tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng. Theo các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế, số lượng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại Thái Bình rấtít.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Thái Bình không cao chủ yếu do một số nguyên nhân:

- Sự lạc hậu về công nghệ: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp của Thái Bình đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của Việt Nam và thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Thể hiện cụ thể: hơn 70% máy móc thiết bị đang sử dụng được sản xuất từ những năm 1970; 75% máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao;50%máy móc thiết bị mới tân trang. Vì lý do lạc hậu về công nghệ nên chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn cao hơn chi phí trung bình của cả nước từ 10 - 30%.

- Đa số các doanh nghiệp của tỉnh Thái Bình phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này, nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trưởng cao (chế biến thực phẩm, đồ uống, khí đốt…) đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài mà những giá cả những nguyên liệu này không ngừng tăng cao trong những năm gầnđây.

- Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Thái Bình còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực…

Nếu phân theo nhóm ngành thì khác với các năm trước, giai đoạn này nông nghiệp và thủy sản là 2 ngành có tỷ suất lợi nhuận lớn nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của Thái Bình, trong đó năm 2015 tỷ suất lợi nhuận của các ngành này đều đạt trên 20%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do các ngành tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, chỉ tiêu về lợi nhuận giảm mạnh.

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Thái Bình giai đoạn này chưa cao, xét ở một góc độ nào đó, có thể nói khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Thái Bình còn có những hạn chế nhất định.Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, tronggiai đoạn 2010-2015, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thái Bình đã được cải thiện.

3.2.3.2. Năng lực cạnh tranh của kinh tế tỉnh Thái Bình

Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm còn chưa cao nên năng lực cạnh tranh trên bình diện cấp tỉnh của Thái Bìnhcũng không mấy khả quan. Mặc dù, trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Bình luôn đạt trên 8%/năm, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao trong GRDP, chính sách đối với FDI của tỉnh được cải thiện… đã nâng cao tính cạnh tranh của kinh tế Thái Bình so với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Tuy nhiên, tính cạnh tranh của kinh tế Việt Nam vẫn là không ổn định, điều đó thể hiện rõ ở bảng tổng hợp vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cả nước giai đoạn 2010 -2015.

Bảng 3.14:Thái Bình trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2011 – 2015

Năm Số tỉnh đƣợc xếp hạng Vị trí So với năm gần nhất

2011 63 48 + 9 2012 63 50 - 2 2013 63 55 - 5 2014 63 39 +16 2015 63 45 - 6 Nguồn: http://www.chinhphu.vn. (+): lên hạng; (-): xuống hạng

Nhìn lại vị trí của Thái Bình trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, dễ dàng nhận thấy số lần lên hạng của Thái Bình chỉ có 2, và có tới 3 lần xuống hạng.

Từ năm 2011 đến năm 2015, năng lực cạnh tranh của Thái Bình có 3 lần giảm bậc và chỉ tăng bậc năm 2011 (tăng 9 bậc), cả giai đoạn giảm.Như vậy, trong thời gian này, năng lực cạnh tranh của Thái Bình không những không được cải thiện mà còn xấu đi.Tại nhiều tiêu chí trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Thái Bình có những chỉ tiêu bị đánh giá rất thấp, đặc biệt là trình độ công nghệ. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của tỉnh Thái Bình cũng không được đánh giá cao so với các tỉnh trong khu vực.

Xét cả giai đoạn 2011 - 2015, năng lực cạnh tranh của Thái Bình tăng 9 bậc.Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thái Bình đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhờ vào chính sách mở cửa của Chính phủ nói chung và của Thái Bình nói riêng và một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong giai đoạn này, đó là Việt Nam đãchính thức gia nhậpTổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều rào cản thương mại được rỡ bỏ, nhiều cam kết được thực hiện, các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp của Thái Bình được chuyển giao công nghệ và buộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế.

3.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xãhội xãhội

3.2.4.1. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm

Nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mới. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt: tỷ lệ lao động làm công ăn lương và làm việc trong các doanh nghiệp của chính mình gia tăng trong khi tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực tư nhân cũng tăng lên

đáng kể.

Trong giai đoạn 2010 – 2015, lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình cho giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 cho thấy, tổng số việc làm trong các ngành kinh tế của Thái Bình tăng từ 352 nghìn lên 408 nghìn, đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 3,2%/năm. Với lực lượng lao động có tốc độ tăng tương đương việc làm (2,6%/năm), số việc làm mới của Thái Bìnhtrong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động.

Về cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên) đang làm việctrong các khu vực kinh tế của Thái Bình, có một sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2010- 2015: Số lao động trong nông nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% xuống 48%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ từ 25,3% đến 29,6%. Qua đó có thể thấycông nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm của Thái Bình và đây có thể được nhìn nhận như là một xu hướng khá tích cực. Ở một góc độ phân tích khác về cơ cấu, cho đến năm 2014, khu vực tư nhân trong tỉnh, đặc biệt là nông nghiệp và khu vực phi chính thức, giữ vai trò chính tạo việc làm cho nền kinh tế (chiếm 86% số việc làm), còn khu vực nhà nước có vai trò giảm (từ 11,2 xuống10,4%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Bình còn nhỏ nên chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng việc làm, song tỉ trọng này có xu hướng gia tăng(tăng từ 3 lên 3,5%). Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong tỉnh đóng vai trò quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh thái bình giai đoạn 2010 2015 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)