Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Dân số tỉnh Thái Bình (nghìn
người) 1.785,9 1.787,4 1.788,1 1.788,7 1.789,2 Dân số trong độ tuổi lao
động (nghìn người) 1.134,2 1.113,1 1.103,6 1.115,3 1.160,1 Tỷ lệ lao động so với tổng
dân số (%) 63,51 62,27 61,72 62,35 64,84
Tỷ lệ lao động so với tổng
dân số của cả nước (%) 57,3 57,9 58,2 58,1 57,6
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh có mật độ dân số cao, đồng thời là tỉnh có tỷ lệ dân số vàng, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tương đối cao và ổn định, năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động đạt cao nhất, chiếm 64,84% dân số toàn tỉnh. Nhìn chung, tỷ lệ lao động so với tổng dân số của tỉnh đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ này trên cả nước. Nguồn nhân lực dồi dào là một thế mạnh và là yếu tố đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế trong mọi ngành nghề và lĩnh vực.
3.1.2.2. Nguồn lực về vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế
- Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn: Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn đóng vai trò quan trọng trong đầu vào của tăng trưởng kinh tế. Ngoài yếu tố lao động, yếu tố nguồn vốn là điều kiện cần để làm tăng năng lực sản xuất nhằm nâng cao đời sống tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư trên địa
bàn chủ yếu là vốn khu vực Nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, trong đó, tỷ trọng vốn của dân cư năm 2015 chiếm 37,4% so với tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, tuy đã giảm so với năm 2014 (39,2%) nhưng con số này là cao so với tỷ trọng tương ứng của cả nước.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Thái Bình so với các tỉnh thành khác trong khu vực Đồng bằng sông Hồng là một trong những tỉnh thành ít thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhất. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và con số đầu tư vẫn tăng lên theo từng năm.
Bảng 3.3: Số dự án FDI đƣợc cấp phép và thực hiện từ 2011 – 2015 Số dự án đƣợc cấp phép Tổng vốn đã đăng ký (triệu đô la Mỹ) Vốn thực hiện (triệu đô la Mỹ) Tổng số 20 110,93 220,49 2011 4 38,37 50,70 2012 1 2,50 46,80 2013 3 16,00 41,20 2014 5 11,94 34,94 2015 7 42,12 46,85
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình
Số dự án FDI tăng dần qua các năm và tăng ổn định giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 với số vốn đăng ký tăng dần, đến năm 2015 có sự tăng vượt trội năm 2015 là 42,12%. Cho đến hết năm 2015, toàn tỉnh Thái Bình có 61 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 472,5 triệu USD. Năm 2015 có 7 dự án được cấp phép trong đó quốc gia có vốn đầu tư lớn là Hàn Quốc có 4 dự án với mức vốn đầu tư 10,72 triệu USD và Đài Loan có 1 dự án với vốn đầu tư là 30 triệu USD. Trong 7 dự án này có tới 6 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn thực hiện là 43,79 USD. Các dự án đầu tư đều đóng góp một phần không nhỏ tới sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, đồng thời tác động tích cực lên nền kinh tế toàn tỉnh, tạo việc làm tăng thu nhập và giảm
thất nghiệp.
3.1.2.3. Chính sách phát triển kinh tế địa phương
Về chính sách phát triển kinh tế, Thái Bình đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế như thực hiện quy hoạch ngành, quy hoạch vùng kinh tế:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông hàng năm và thực hiện nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về việc khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá khai thác xa bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản ở tất cả các tuyến. - Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với giải quyết lao động nông thôn, tích tụ đất đai tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thái Bình đã tích cực kiểm tra kiểm soát, chỉ đạo tháo dỡ những khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn và kế hoạch chuyển giao các công trình nước sạch thuộc vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn vay Ngân hàng Thế giới cho các doanh nghiệp. Tỉnh cũng đã tương đối thực hiện bàn giao dứt điểm điện lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện.
- Thi công các công trình phòng chống lụt bão. Thực hiện dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển năm 2015 theo kế hoạch.
- Thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 – 2020, Thái Bình đã đôn đốc điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của các huyện, thành phố, giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Thực hiện việc rà soát tình hình sử dụng đất, sản xuất, kinh doanh của các dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp và kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch và xử lý các trưởng hợp vi phạm về đất đai, bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng đã hỗ trợ kinh phí triển khai xây dựng các lò đốt rác tại xã. Tỉnh đã chú trọng đầu tư và quy hoạch lại toàn bộ bộ mặt của địa phương về lĩnh vực đất đai, môi trường.
- Công nghiệp: đề án tái cơ cấu ngành công thương 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Thường xuyên bám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, làng nghề trên địa bàn, thực hiện các biện pháp thiết thực và có hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh theo nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư của tỉnh. Một số dự án đầu tư đang được thực hiện và đi vào hoạt động như Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ, Dự án hệ thống phân phối khí thấp áp tại KCN Tiền Hải, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình…Nhiều dự án và cụm khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động giúp tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp và tạo nguồn thu cho Ngân sách tỉnh.
- Dịch vụ và du lịch: Thái Bình thực hiện nhiều chính sách phát triển du lịch và dịch vụ, các chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện, mạng lưới giao thông, mạng lưới công nghệ thông tin…
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh cũng là mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển mạnh du lịch văn hóa gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền Trần, tham quan chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La; du lịch sinh thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn Vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề (chạm bạc Đồng Xâm, Nam Cao...), du lịch biển (Tiền Hải, Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Đen…)
3.1.2.4. Chính sách an sinh xã hội, môi trường
- Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính sách xây dựng nông thôn mới song hành với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Thái Bình đã phát động chương trình xây dựng nông thôn mới, sau 5 năm thực hiện từ năm 2010 đã có những kết quả rõ rệt về bộ mặt nông thôn khang trang sạch đẹp với nhiều hạ tầng thiết yếu được đầu tư, nâng cấp, xây dựng. Toàn tỉnh Thái Bình
đến hết năm 2015 có 164 xã (62,36%) đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 75% trở lên số xã đạt chuẩn, các xã còn lại đạt 15 tiêu chí trở lên.
Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến nay, tỉnh đã ban hành một số quyết định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, trong đó Quyết định số 19/2013/QĐ- UBND của UBND tỉnh có nhiều ưu điểm, đã khuyến khích được tất cả các hộ dân, cộng đồng dân cư thống nhất mức đóng góp, cùng với việc hỗ trợ xi măng của tỉnh để làm đường giao thông thôn xóm. Quyết định số 19 đã mở rộng đến từng khu dân cư, nhóm hộ, nếu có vốn đối ứng và đường nằm trong quy hoạch nông thôn mới thì đều được hỗ trợ một phần xi măng.
- Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo:Chính sách BHYT cho người nghèo được thực hiện giúp người nghèo được chăm sóc sức khỏe hợp lý. Trong năm 2016, tỉnh Thái Bình đã cấp trên 39.000 thẻ BHYT cho người nghèo, còn đối với hộ cận nghèo là 48.713 thẻ. Số hộ cận nghèo tỉnh Thái Bình hỗ trợ 30%, nhà nước hỗ trợ 70%. Do vậy, số người cận nghèo của tỉnh được hỗ trợ 100% mua thẻ BHYT. Trong quý I năm 2016, tỉnh Thái Bình đã bỏ ra 5 tỷ 800 triệu đồng để cấp kinh phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Từ đó, BHYT được thực hiện 100% cho người nghèo và cận nghèo, vấn đề sức khỏe được quan tâm, nâng cao đời sống xã hội cho nhân dân. Hiện nay, việc quản lý khám chữa bệnh chưa được sát sao và đồng nhất, cơ chế thông tuyến các cơ sở y tế được áp dụng dẫn đến việc người dân có thể sử dụng một thẻ khám chữa bệnh nhiều lần trong cùng một ngày tại nhiều cơ sở khác nhau gây ra sự lãng phí trong việc khám chữa bệnh và sử dụng thuốc. Trong thời gian tới, cần có sự quản lý theo hệ thống bằng phần mềm để thống nhất và tránh sự lặp lại trong việc khám và điều trị.
- Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục đào tạo:
Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn đi học. Ngoài ra, có những học bổng và phần thưởng trao cho những học sinh nghèo vượt khó, thúc đẩy các em học tập và tiến bộ. Chương trình tổ chức trao
học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của Hội Khuyến học tỉnh, trong năm 2014, tỉnh đã khen thưởng cho 158.609 lượt học sinh giỏi, xuất sắc với số tiền hơn 15 tỷ đồng, và tặng quà trao học bổng cho 21.016 lượt học sinh nghèo học giởi với số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Chương trình “Hành trình cuộc sống” (Real life journey) của quỹ Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã được thực hiện nhiều năm nay. Tháng 2/2016, thông qua quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Thái Bình, AIA Việt Nam đã trao tặng 50 chiếc xe đạp và 50 phần quà với tổng trọ giá gần 90 triệu đồng cho các học sinh nghèo của tỉnh.
Các chính sách hỗ trợ và chương trình hành động vì người nghèo đều được tỉnh quan tâm và hỗ trợ tối đa. Thái Bình được coi là đất học với chất lượng đào tạo cao, học sinh của tỉnh có sức cạnh tranh cao, tham gia nhiều trên các đấu trường khu vực và quốc tế và đoạt được giải thưởng, huy chương lớn. Tất cả sự đầu tư cho giáo dục đào tạo đều hướng đến mục tiêu chung, đó là nâng cao chất lượng và đời sống xã hội toàn dân. Đầu tư vào giáo dục đào tạo và khuyến khích phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo là sự đầu tư dài hạn, có chiều sâu và bền vững nhất, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững về đời sống xã hội và nền kinh tế chung toàn tỉnh.
- Chính sách đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động:
Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người lao động, tỉnh đã phối hợp trực tiếp với các trường đào tạo nghề, cơ sở dạy nghề thực hiện đào tạo nghề cho những người có nhu cầu và đủ điều kiện học nghề, tổ chức dạy nghề cho học sinh sinh viên đủ độ tuổi lao động có chứng chỉ học nghề. Riêng năm 2015, tuyển sinh dạy nghề cho 39.000 người, trong đó cao đẳng nghề 2.500 người, trung cấp nghề 5.200 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 26.300 người.
Tỉnh cũng có các trung tâm giới thiệu việc làm, thực hiện giới thiệu việc làm cho những lao động đang tìm kiếm việc hoặc giới thiệu việc làm bằng truyền thông, phát thanh phường, xã… tạo điều kiện cho cung nhân lực gặp cầu,
giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp mỗi năm.
Thái Bình là tỉnh có số người xuất khẩu lao động lớn, số lượng người xuất khẩu lao động tăng dần qua mỗi năm. Trung tâm dịch vụ - việc làm Thái Bình thuộc Sở Lao đông Thái Bình hàng năm đều tiếp nhận số lượng hồ sơ đăng ký xuất khẩu lao động lớn, là đầu mối thông báo tuyển chọn và giới thiệu lao động đi làm tại các quốc gia như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động Thái Bình là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có kỷ luật, trình độ văn hóa cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Chính sách hỗ trợ tín dụng:Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Bình đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, kịp thời, từ đó các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển kinh doanh sản xuất mang lại thu nhập. Người nghèo được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư phát triển kinh tế
- Chính sách hỗ trợ nhà ở:Thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tập trung giải quyết cải thiện nhà ở cho hộ nghèo có đời sống khó khăn, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ, không thể sử dụng được trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến cuối năm 2020 hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở đạt tỷ lệ 100% (khoảng 3.962 căn), số phát sinh mới khoảng từ 2 đến 3%.
3.2. Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015
3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh
thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp.
Có thể thấy rằng, quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các địa phương trong cả nước phụ thuộc vào tăng trưởng của các khu vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đây là những khu vực tạo ra sản lượng của nền kinh tế. Để phân tích cụ thể hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua, có thể xem xét cơ cấu và quá trình chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế để có thể đánh giá được chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thái Bình giai đoạn 2010-2015.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2015, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình chưa thực sự rõ nét.
Bảng 3.4: Tỷ trọng các ngành trong GRDP của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị tính: %
Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nông nghiệp 18,7 17,9 17,7 17,1 16,4 16,1
Công nghiệp -
xây dựng 41 41,7 41,5 41,5 42 41,8
Dịch vụ 40,3 40,4 40,8 41,4 41,6 42,1
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình
Tỷ trọng ngành nông nghiệp có giảm đi qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GRDP của tỉnh là 18,7% đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 16,1%, trong đó sự giảm tỷ trọng của ngành này từ năm 2010 đến 2011 là rõ ràng nhất, từ năm 2011 – 2013, tỷ trong nông nghiệp giảm khá là chậm. Các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng khá cao
trong cơ cấu GRDP, nhưng chỉ biến động tăng nhẹ qua các năm. Mặc dù vậy, ngành dịch vụ vẫn đang có xu hướng tăng tỷ trọng liên tục qua các năm, và đến