Nhóm giải pháp về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinhtế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh thái bình giai đoạn 2010 2015 (Trang 98 - 99)

4.2. Mộtsố giải pháp nângcaochấtlượngtăngtrưởng kinhtế của tỉnh Thái Bình

4.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinhtế

Để đảm bảo tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, Thái Bình cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào (vốn, lao động, công nghệ,…)

4.2.1.1. Đối với nhóm ngành nông nghiệp và thuỷ sản

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, song việc Thái Bình xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hợp lý để phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, cũng như cơ cấu theo hướng tiến bộ sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Sự chậm trễ trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay của tỉnh đã không khai thác được thế mạnh của tỉnh và không tạo ra được nhiều việc làm từ nông nghiệp. Do đó, tỉnh Thái Bình cần nỗ lực phát triển một cách toàn diện, thực hiện một cách có hiệu quả về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng phá thể độc canh, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, tăng trưởng sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao, áp dụng mạnh mẽ các biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực giống và các kỹ thuật canh tác, áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp để chuyển lao động qua các ngành khác, gắn sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thờitích cực tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp như thuỷ lợi, trang trại và mạng lưới giao thông nông thôn, chú trọng tới giải pháp thị trường đầu ra của

hàng hoá nông sản.

4.2.1.2. Đối với nhóm ngành công nghiệp – xây dựng

- Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

- Thứ hai, phát triển mạnh công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn kết hợp với công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở các vùng nông thôn trong tỉnh, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.

- Thứ ba, phát triển công nghiệp khoáng sản của tỉnh trên cơ sở quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản theo hướng khai thác và chế biến sâu khoáng sản đi đôi với bảo vệ môi trường; không xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô.

- Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Thứ năm, đối với công nghiệp chế biến gỗ, cơ cấu lại sản phẩm một cách hợp lý giữa sản xuất hàng ngoại thất và hàng nội thất, gia tăng hàm lượng chất lượng cao với hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và chủ động ứng phó với thị trường xuất khẩu khi có biến động về kinh tế. Phát huy hiệu quả các cụm, khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh.

4.2.1.3. Đối với nhóm ngành dịch vụ - thương mại

Tỉnh Thái Bình cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ thương mại. Chú trọng phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải vì Thái Bình là cửa ngõ kết nối các khu công nghiệp và các tỉnh có kinh tế phát triển mạnh như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,… Đồng thời tỉnh cũng cần chú trọng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh thái bình giai đoạn 2010 2015 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)