Doanhnghiệp Xây lắp và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Xây lắp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 25 - 30)

1.3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Xây lắp

Đối với doanh nghiệp xây lắp khả năng tìm kiếm thị phần chủ yếu tập chung vào công tác đấu thầu. Để vượt qua các nhà thầu khác ngoài việc giá chào thầu thấp

nhất nhà thầu còn phải đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực tài chính, khả năng huy động máy móc thiết bị thi công, năng lực kinh nghiệm, và nhân sự thi công dự án.

Doanh nghiệp xây lắp mục tiêu lớn nhất khi tham gia đấu thầu là phải giành được chiến thắng nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt trong đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng. Chính mục tiêu này sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tính năng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng các mối quan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường. Và trong qua trình thực hiện dự án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ và hoàn thành càng sớm càng tốt đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách nâng cao năng lực về kỹ thuật công nghệ tiên tiến để rút ngắn thời hạn thi công, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong các cuộc đấu thầu sau này.

Việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ không có việc làm, không tạo được thu nhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản.

1.3.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp Xây lắp Danh tiếng và thương hiệu: Danh tiếng và thương hiệu:

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch…Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.

Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vô hình của doanh nghiệp. Giá trị vô hình này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước biết đến.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến

quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành công tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển thương hiệu thành công thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng thành công lớn hơn trên thương trường.

Thị phần:

Thị phần là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh. Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn càng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh cao nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường. Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, thị phần là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Nó là phạm trù phản ánh chiến lược của các hoạt động kinh doanh, được đo bằng số tương đối: hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội tuy có khác nhau song chúng có quan hệ rất khăng khít với nhau. Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao thì sẽ góp phần làm cho hiệu quả kinh tế xã hội cao. Hiệu quả kinh tế xã hội gắn liền với nền kinh tế và được xem xét ở góc độ quản lý kinh tế vĩ mô. Mọi doanh nghiệp cần phải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, nghĩa là sản phẩm có chất lượng tốt, chi phí thấp, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng, nghĩa là sản phẩm phải có chất lượng tốt, chi phí thấp nhất. Để có chất lượng tốt, chi phí thấp doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, sử dụng tối ưu các

nguồn lực, tạo ra năng suất cao, doanh thu và lợi nhuận sẽ không ngừng tăng lên, tạo điều kiện cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao thì nội bộ của doanh nghiệp phải ổn định, mọi thành viên doanh nghiệp sẽ yên tâm làm việc, toàn tâm, toàn ý vì lợi ích của doanh nghiệp, trong đó có lợi ích của chính bản thân họ. Sự ổn định đó cũng mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp do giảm chi phí ẩn của sản xuất.

Tỷ lệ trúng thầu:

Tỷ lệ trúng thầu tính theo số lượng công trình trúng thầu (Ps) Ps = Tổng số lượng các công trình trúng thầu x100%

Tổng số lượng các công trình dự thầu Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị hợp đồng (Pg)

Pg = Tổng số lượng các công trình đã nhận được x100% Tổng số lượng các công trình đã dự thầu

Tỷ lệ trúng thầu càng cao trong điều kiện số lượng và giá trị các hợp đồng càng lớn thì doanh nghiệp càng được đánh giá là có sức cạnh tranh.

Trách nhiệm xã hội:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; và 6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào. Với những nội dung cụ thể như vậy về

trách nhiệm xã hội thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)