Nhóm nhân tố bên trong danh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 42 - 50)

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH một thành

2.2.3. Nhóm nhân tố bên trong danh nghiệp

Nguồn lực tài chính: Bảng 2.3: Bảng tóm tắt tình hình tài chính Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

A Tài sản ngắn hạn 386.355 351.253 417.579

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 43.915 62.039 97.486 2 Các khoản Đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu 286.683 215.951 195.408

Trong đó, phải thu khách hàng 253.591 200.420 139.966

Hàng tồn kho 47.594 66.480 108.613

B Tài sản dài hạn 35.125 37.244 43.359

Các khoản phải thu dài hạn

Tài sản cố định 28.792 34.025 33.779

Bất động sản đầu tư

Các khoản Đầu tư tài chính dài hạn 1.701 1.701 6.600

Tài sản dài hạn khác 4.632 1.518 2.979

C Nợ phải trả 323.157 287.600 361.261

Nợ ngắn hạn 316.161 258.880 325.497

Trong đó, phải trả người bán 137.068 111.042 152.634

Nợ dài hạn 6.996 28.720 35.764

D Vốn chủ sở hữu 98.324 100.897 99.677

Tổng cộng tài sản/nguồn vốn 421.480 388.497 460.938

II. Chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1 Doanh thu thuần 464.637 534.206 610.176

2 Giá vốn hàng bán 416.568 468.510 585.822

3 Chi phí bảo hành và chi phí quản lý doanh nghiệp

21.197 43.499 27.316 4 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 10.350 12.938 -4.000

5 Lợi nhuận sau thuế 11.181 14.330 13.110

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - PCC4)

Bảng 2.4: Tình hình tăng trƣởng

Chỉ tiêu

Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị: % tăng trưởng so với

năm trước Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản 421.480 388.497 460.938 -7,83 18,65 Vốn chủ sở hữu 98.324 100.897 99.677 2,62 -1,21

Doanh thu thuần 464.637 534.206 610.176 14,97 14,22

Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

10.350 12.938 -4.000 25,00 -130,92

Lợi nhuận sau thuế 11.181 14.330 13.110 28,16 -8,51

Tổng tài sản của công ty có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2012, tổng tài sản của công ty giảm nhẹ (7,83%). Tuy nhiên, đến năm 2013, giá trị tổng tài sản đã tăng trở lại, lên tới 460.938 triệu đồng (tương đương với mức tăng trưởng lên tới 18,65%). Hoạt động của ngành xây lắp, đặc biệt là xây lắp điện ảnh hưởng rất lớn từ chính sách vĩ mô của Nhà nước, gắn liền với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia. Suy thoái nền kinh tế trong những năm gần đây, đỉnh điểm năm 2012 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Năm 2012, sự sụt giảm tài sản xuất phát từ giảm các khoản phải thu cho thấy công ty đã đẩy nhanh thu hồi phải thu khách hàng, áp dụng chính sách bán chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro tài chính. Thay vào đó, trong năm công ty vẫn gia tăng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và đầu tư mua sắm tài sản cố định. Năm 2013, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản chủ yếu là do gia tăng các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho và đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động xây lắp. Để đảm bảo hoạt động ổn định, trong năm công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn và các thiết bị dụng cụ quản lý. Sự tăng thêm của khoản tiền gửi ngân hàng (khoảng 22 tỷ) giúp công ty nâng cao khả năng thanh khoản. Điều này là hợp lý khi công ty sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại lớn, mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp song mức chủ động chưa cao. Việc gia tăng hàng tồn kho lớn xuất phát từ khối lượng công việc để lại của năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013 vì đặc thù của ngành xây lắp là thời gian thi công kéo dài. Với mỗi một công trình có thể chia thành nhiều gói thầu và thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau.

Kèm theo việc mở rộng quy mô hoạt động, công ty cũng tăng vốn chủ sở hữu tương ứng. Từ năm 2006 đến nay, từ số vốn điều lệ ban đầu là 53 tỷ, hiện nay, vốn đầu tư của chủ sở hữu đã tăng lên 99 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có sự biến động nhẹ là do sự thay đổi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giữa các năm. Công ty vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Việc tăng vốn chủ sở hữu tương ứng là bước đi phù hợp với tình hình thị trường, giúp công ty nâng cao năng lực tự chủ về tài chính và có cơ hội tiếp cận các dự án có quy mô vốn lớn hơn.

Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm với tốc độ tăng trưởng doanh thu trong 3 năm gần đây khoảng 14%. Mặc dù hoạt động xây lắp, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp điện ảnh hưởng rất lớn từ chính sách đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, và suy thoái kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành xây lắp nói riêng, song công ty vẫn đảm bảo được khối lượng công việc. Công ty đã tích cực tìm kiếm và ký kết các hợp đồng thầu xây lắp. Điều này cho thấy mức độ chủ động của công ty trong việc tìm kiếm việc làm, đảm bảo khối lượng công việc, và phần nào phản ánh năng lực quản lý cũng như sự năng động của ban lãnh đạo công ty.

Năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là -4.000 triệu đồng. Nguyên nhân là do, khoảng 17.000 triệu đồng tiền chi phí bảo hành (5% giá trị trước thuế hợp đồng thầu xây lắp) được công ty hạch toán toàn bộ vào giá vốn hàng bán làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Hết thời gian bảo hành, nếu khoản chi phí bảo hành không sử dụng đến hoặc sử dụng không hết, phần còn lại sẽ được hoàn nhập vào thu nhập khác của công ty.

Công ty luôn đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Mặc dù năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là -4.000 triệu đồng, song do có bù đắp từ nguồn thu nhập khác (22.039 triệu đồng) nên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lãi. Thu nhập khác năm 2013 của công ty bao gồm 10.900 triệu đồng là phần chênh lệch đánh giá lại 2 công ty con, chuẩn bị cho việc cổ phần và còn lại là phần tiền bảo hành các hợp đồng trước đã hết thời hạn bảo hành nhưng không sử dụng hết được hoàn nhập.

Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty: Doanh thu hoạt động xây lắp và bán cột mã kẽm là lĩnh vực đem lại thu nhập chính cho công ty.

Như vậy, có thể thấy, Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 có tình hình tài chính khá lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả.

Bảng 2.5: Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu PCC4 PCC1

2013 2012 2013 2012

Thanh khoản

 Thanh toán hiện hành (lần) 1,28 1,28 1,16 1,14

 Thanh toán nhanh (lần) 0,95 1,02 0,72 0,67

Hoạt động

 Vòng quay vốn lưu động 1,59 1,44

 Vòng quay hàng tồn kho 6,69 8,53 2,83 2,90

 Vòng quay các khoản phải thu 2,97 2,35

Cân nợ  Nợ phải trả/ Tổng tài sản 78,0 % 74,02 % 77,0% 73%

Thu nhập

 LN sau thuế/VCSH (%) 13,0 % 14,20% 30,1% 19,1%

 LN sau thuế/Tài sản (%) 3,0 % 3,68% 6,6% 4,9%

 LN sau thuế/Doanh thu thuần (%) 2,0 % 2,68 % 6,88 % 4,36%

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - PCC4 và PCC1)

Nhìn chung, các chỉ số tài chính của công ty năm 2013 đều giảm so với năm 2012 nhưng vẫn ở mức khá tốt. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty không thay đổi, do việc tăng tài sản ngắn hạn tương ứng với việc gia tăng các khoản nợ ngắn hạn. So với năm 2012, công ty đã giảm tỷ lệ các khoản phải thu và tăng tỷ lệ hàng tồn kho khiến cho chỉ tiêu thanh toán nhanh giảm xuống còn 0,95. Tuy nhiên, con số này vẫn cho thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt..

Các chỉ tiêu hoạt động của công ty nhìn chung tốt hơn so với năm 2012. Việc giảm các khoản phải thu giúp công ty giảm thiểu rủi ro từ phía đối tác chậm thanh toán hoặc không thanh toán, do việc phê duyệt thanh toán của các chủ đầu tư thường phải qua nhiều cấp phê duyệt. Vòng quay vốn lưu động của công ty tăng từ 1,44 vòng lên 1,59 vòng do tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn. Việc gia tăng hàng tồn kho đã khiến cho vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm.

Chỉ số cân nợ của công ty tăng nhẹ so với năm 2012. Tuy nhiên, mức tăng này không đáng lo ngại do chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số nợ phải trả của công ty là các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Công ty cũng thường xuyên rà soát các khoản phải trả đến hạn, chủ động nguồn tiền thanh toán kịp thời.

Đồng thời, so với thời điểm đầu năm 2013, dư nợ vay ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng giảm, giúp công ty giảm sức ép về chi phí sử dụng vốn.

Các chỉ tiêu về thu nhập đều giảm nhẹ so với năm 2012. Nguyên nhân là do giá vốn năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012. Mặc dù công ty đã giảm thiểu các khoản chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, doanh thu tăng, song giá vốn hàng bán lớn đã làm suy giảm lợi nhuận sau thuế. Việc tăng giá vốn hàng bán là do hạch toán 17 tỷ đồng tiền bảo hành công trình vào giá vốn hàng bán. Khoản chi phí này không được sử dụng hết sẽ được hoàn nhập vào thu nhập khác của công ty.

So sánh với Công ty cổ phần Xây lắp Điện 1 - là doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong cùng lĩnh vực, có thể thấy, các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động và cân nợ của công ty nhìn chung tốt hơn Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1, chỉ tiêu phản ánh thu nhập thấp hơn. Song, so sánh với mức trung bình ngành của ngành Xây dựng : ROA: 2%; ROE: (3%), có thể đánh giá công ty hoạt động hiệu quả. (Nguồn: www.cophieu68.com.vn)

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD 62.552 69.332 -24.500

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 2.240 -27.531 7.496

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính -29.345 -23.677 68.923

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 35.447 18.124 51.919

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - PCC4)

Theo bảng trên, các dòng lưu chuyển tiền của Công ty đều tốt hơn nhiều trong năm 2013. Dòng tiền chủ yếu được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Dòng tiền chi cho hoạt động đầu tư chủ yếu là mua tài sản cố định, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các hoạt động tài chính, công ty đã trả gần hết các khoản nợ vay ngân hàng. Năng lực tự chủ về tài chính của công ty đang ngày càng được nâng cao.

Công ty có xu hướng tài trợ nhu cầu vốn lưu động bằng các khoản nợ thương mại (người mua trả tiền trước) thay vì các khoản vay ngân hàng. Mỗi dự án được công ty tự cân đối các nguồn vốn phù hợp với chi phí vốn rẻ. Như vậy, các hoạt

động tài chính của công ty là hiệu quả, các hạng mục tài sản được bố trí bằng các nguồn vốn thích hợp, hiệu quả cao.

Máy móc thiết bị và công nghệ: Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định đối với năng lực sản xuất của Công ty.

Nếu nói quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng sản phẩm thì máy móc thiết bị là phương tiện để thực hiện quy trình công nghệ đó. Khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng cũng như mức độ hiện đại của chúng đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của Công ty. Tùy thuộc vào tình trạng của máy móc thiết bị và mục tiêu cạnh tranh mà Công ty sẽ lựa chọn phương án đổi mới công nghệ sao cho thích hợp.

Hiện nay số lượng máy móc của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 để đáp ứng các công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp từ 220kV trở xuống tương đối đầy đủ. Tuy nhiên để đáp ứng tiến độ yêu cầu của Chủ đầu tư đối với các công trình đường dây và trạm biến áp 500kV Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 vẫn phải thuê ngoài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự chủ động thi công của Công ty.

Nguồn nhân lực: Trong quá trình phát triển, Công ty luôn quan tâm đến nguồn nhân lực bởi đây là nguồn gốc của sự thành công. Để có thể hoàn thành tốt mọi yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty đang từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên tại trụ sở Công ty và các đơn vị trực thuộc ngày càng khoa học và hợp lý hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực của Công ty là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng và điện, các công nhân có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây lắp điện và gia công cơ khí.

Hiện nay Công ty có 1.900 lao động (bao gồm cả lao động thời vụ), trong đó lao động chính thức là 798 lao động. Trong số lao động chính thức có 180 người trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng chiếm 22.6%; 618 lao động đã qua đào tạo trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 77.4%.

Bảng 2.7: Kê khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật năm 2013 TT Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề lƣợng Số Theo thâm niên

<10 Năm >10 Năm >15 Năm

I Cao học, đại học, cao đẳng các

nghành 180 46 58 76 1 - Xây dựng 7 3 2 2 2 - Điện 61 10 19 32 3 - Khác 112 33 37 42 II Trung cấp các nghành 150 31 50 69 1 - Xây dựng 12 4 8 2 - Điện 115 31 39 45 3 - Khác 23 07 16 (Nguồn: Phòng Tổng Hợp - PCC4 )

Bảng 2.8: Kê khai năng lực công nhân kỹ thuật của doanh nhiệp năm 2013

TT Công nhân kỹ thuật theo nghề Số lƣợng Bậc thợ Bậc 1&2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 1 Đo đạc 5 1 1 2 1

2 Chế tạo chi tiết 57 14 8 19 6 9 1

3 Xây dựng 373 91 69 81 90 38 4

4 Các nghề khác 33 11 6 14 1 1

5 Lao động thời vụ 1.102

(Nguồn: Phòng Tổng Hợp - PCC4 )

Công ty có chế độ khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hàng năm Công ty cử một số cán bộ có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ đi học các lớp đại học tại chức chuyên ngành Điện tại trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn các kỹ năng đo bóc dự toán, soạn thảo hợp đồng, các chính sách về thuế… và tham gia các lớp Định giá, Giám sát kỹ

thuật, nghiệp vụ chỉ huy trưởng… , tổ chức các khóa học, thi nâng bậc cho công nhân để từng bước nâng cao tay nghề và trình độ của CBCNV trong công ty.

Đứng trước tình hình và những nhiệm vụ cấp bách phải hoàn thành các công trình theo yêu cầu tiến độ củ Chủ đầu tư, Công ty đã bố trí lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật đủ để làm nòng cốt trên các công trình đồng thời kết hợp lực lượng lao động tại chỗ của địa phương (lao động thời vụ) để kịp thời phục vụ thi công trong những giai đoạn căng thẳng. Điều đó chứng tỏ sự linh hoạt của cán bộ điều hành nhưng cũng cho thấy nhu cầu tăng cường nguồn nhân lực có trình độ Công ty là cấp thiết.

Năm 2014, mỗi đơn vị trực thuộc sẽ trực tiếp tuyển thêm lao động có trình độ và tay nghề phù với yêu cầu và điều kiện thực tế của mình. Phòng Tổng hợp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)