Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 96 - 103)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một

3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước

3.2.2.1. Xây dựng môi trường pháp lý cho cạnh tranh

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từng bước thiết lập và vận hành theo cơ chế thị trường là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng trưởng đó chứng tỏ các chính sách kinh tế đã và

đang áp dụng có hiệu quả, các khung pháp lý được tạo lập phù hợp với yêu cầu của đời sống kinh tế.

Lực lượng tham gia góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế là các doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh khác. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là chỗ dựa chủ yếu để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần tiếp tục khơi dậy và phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp, đặc biệt rất cần một môi trường pháp lý đầy đủ và hợp lý để các chủ thể kinh doanh hoạt động một cách có hiệu quả. Về mặt pháp lý, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc mọi loại hình hoạt động trong mọi lĩnh vực, dù ở địa bàn nào, với quy mô nào đều phải được bình đẳng, được tự do kinh doanh và được làm mọi việc mà pháp luật Việt Nam không cấm.

Theo đó, cần phải tập trung hoàn thiện thể chế và phương thức điều hành ở tầm vĩ mô, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp. Đó là tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật, xóa bỏ những quy định phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và không phù hợp kinh tế thị trường. Xây dựng khung pháp lý cho cạnh tranh, trước hết là các luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, luật chống phá giá, luật về ngành độc quyền tự nhiên. Thúc đẩy mạnh thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát các giấy phép kinh doanh hiện hành và điều kiện kinh doanh đối với những ngành có điều kiện . Đơn giản hóa các thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu, công bố đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật và thủ tục hành chính trong công báo, sớm phát hành công báo của địa phương. Xây dựng quy chế công bố thông tin của các cơ quan nhà nước về quy hoạch tình hình và chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách, qui chế trả lời ý kiến công dân và doanh nghiệp. Thể chế hóa việc tổ chức đối thoại giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương; quy định trách nhiệm thực hiện cam kết và thời hạn giải quyết. Hình thành nhóm tư vấn chính sách cho Thủ tướng và các Bộ trưởng, bao gồm các nhà khoa học đại diện doanh nghiệp thuộc các thành

Mặt khác, xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh không thể tách rời với công tác xây dựng chính sách cạnh tranh hợp lý và có hiệu quả. Sự đồng bộ của các biện pháp kinh tế, tài chính, pháp lý sẽ góp phần nâng cao giá trị điều chỉnh của pháp luật. Về lâu dài, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của người dân và của doanh nhân đối với Luật cạnh tranh bởi một đạo luật sẽ chỉ đạt được giá trị điều chỉnh cao nhất khi nó được nhân dân đồng tình và ủng hộ.

Tuy nhiên, vẫn cần chú trọng cả hai mặt: một mặt tiếp tục đổi mới thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn nữa cho việc đăng ký, tạo thuận lợi cho việc phát triển thêm nhiều doanh nghiệp, xóa bỏ những quy định lỗi thời gây cản trở trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, giảm chi phí trung gian, bớt thủ tục giấy tờ, để góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng mặt hàng cũng như của doanh nghiệp; mặt khác, phải ngăn chặn kịp thời những hành vi trái pháp luật, trốn thuế, lậu thuế, gian lận thương mại, cạnh tranh thiếu lành mạnh của một số ít các doanh nghiệp.

Nhà nước cần có kế hoạch cung cấp thông tin thị trường, hình thành hệ thống catalogue điện tử về doanh nghiệp và sản phẩm, thành lập các tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội trợ quốc tế và xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

Ngoài ra, để đảm bảo tư cách hợp lệ cũng như khẳng định tính khách quan, minh bạch trong quá trình tham dự các gói thầu do ADB tài trợ vốn, các bộ, ngành cần nỗ lực đàm phán với các nhà tài trợ, nhằm nới lỏng những quy định về tiêu chí lựa chọn nhà thầu ngay từ hiệp định vay để hiệu chỉnh các quy định và sử dụng mẫu hồ sơ mời thầu phù hợp với lộ trình đổi mới tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp tránh tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

3.2.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư

Hoàn thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với diễn biến thị trường tiêu thụ cũng là việc cần làm nhằm thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà nước cần tiếp tục rà soát, loại bỏ các rào cản đối với

doanh nghiệp về các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp hoặc Nhà nước không cấm. Tiếp tục thực hiện nghị định 90 về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư theo những ngành có ưu thế của nước đầu tư và các công ty xuyên quốc gia. Điều chỉnh qui chế đầu tư Nhà nước, sửa đổi và bổ sung qui hoạch, chiến lược phát triển ngành, địa phương. Đổi mới qui trình quyết định đầu tư và thẩm định dự án. Tách giám định đầu tư khỏi giám sát xây dựng, áp dụng kiểm soát bắt buộc đối với những đơn vị sử dụng ngân sách.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, tìm kiếm thị trường, xuất nhập khẩu, ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, sự chuyển động của bộ máy Nhà nước để đưa những chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ vào cuộc sống, đến dân và doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài những cản trở mới trong việc đăng ký kinh doanh, nhiều khó khăn từ lâu vẫn chưa được giải quyết, mà nổi bật nhất là những yếu tố làm tăng chi phí đầu vào đang hạn chế hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: không đủ mặt bằng sản xuất kinh doanh, khó tiếp cận nguồn vốn của tổ chức tín dụng, chi phí về điện nước, bưu chính viễn thông, vận tải, kho bãi còn cao, thuế chưa phù hợp, vấn đề thanh tra kiểm tra.

Để khắc phục những khó khăn đó, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, trươc hết Nhà nước cần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền rõ ràng, hướng vào doanh nghiệp mà phục vụ. Các cấp quản lý cần phải giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp một cách gọn nhẹ, nhanh chóng, tránh phiền hà, mất thời gian. Đồng thời thực hiện sự bình đẳng trong kinh doanh, không phân biệt thành phần kinh tế.

3.2.2.3. Tạo điều kiện tiếp cận và mở rộng nguồn vốn

Tiếp cận và huy động được nguồn tín dụng cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn luôn là vấn đề khó đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp không chứng minh được năng lực tài chính. Do vậy, Chính phủ cần

hình thức khác nhau như phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng cường cạnh tranh trên thị trường tài chính, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn dài hạn; Tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn; Điều chỉnh đối tượng và mục đích cho vay, ưu tiên cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị hàng xuất khẩu. Hơn nữa, nên chấm dứt tín dụng ưu đãi cho Doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với cơ chế giao quyền tự chủ về tài chính cho tất cả các doanh nghiệp. Kiên quyết trong vấn đề giải quyết nợ khó đòi, trước hết là với các khoản cho vay có thế chấp. Tiếp tục cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại quốc doanh, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, chuyển ngân hàng này sang kinh doanh tổng hợp. Thật sự coi các ngân hàng như doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ để các thành phần kinh tế khác tự do lựa chọn, tìm đến một cách khách quan, vô tư từ hai phía, tạo động mức mới cho cạnh tranh và cùng phát triển.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, việc tiếp cận và huy động được nguồn vốn tín dụng luôn luôn là vấn đề cấp bách bởi tính chất công việc luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn sẵn sàng cho quá trình sản xuất đáp ứng tiến độ thi công công trình trong khi lượng vốn ứ đọng cũng không ít, thời gian thu hồi vốn kéo dài. Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thông qua việc áp dụng rộng rãi hình thức cho vay tín chấp, tăng hạn mức cho vay, qui định mức lãi suất ưu đãi hơn, đơn giản các thủ tục xin vay.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh để giành được thị phần đồng thời duy trì và phát huy tính ổn định trong sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xay lắp điện là một công việc hết sức cần thiết. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

1. Luận văn tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về các vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn đã làm rõ các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Xây lắp điện;

2. Đưa ra hệ thống các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

3. Đã phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng và năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4. Từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4.

4. Luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng về việc xây dựng môi trường pháp lý cho cạnh tranh, hoàn thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện mở rộng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh lành mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Do khả năng có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo, bạn bè và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1.Chu Văn Cấp (2012), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO", tạp chí Phát triển và hội nhập, (2), Tr.12.

2.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần - Điều 22, Hà Nội.

3.Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 (2011-2013), Báo cáo tài chính.

4.Võ Thành Cương, "Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng", cổng thông tin điện tử dpi.danang.gov.vn.

5.Nguyễn Đừng (2006), "Xây lắp điện 4 - Từng bước khẳng định thương hiệu", tạp chí Khoa học công nghệ, (tháng 10).

6.Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb. Đại học QG HN.

7.Lê Chí Hiếu, "Khủng hoảng kinh tế - cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp", tạp chí điện tửthuduchouse.vn.

8.Lê Công Hoa, Lê Chí Công (2006), "Làm sao đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp", tạp chí điện tử congnghiep.vn.

9.Ngô Thanh Hoa (2012), "Phân tích một số yếu tố cấu thành NL cạnh tranh của doanh nghiệp", tạp chí điện tử idoc.vn.

10.Hoàng Nguyên Học (2004), "Cơ chế và giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp", tạp chí Tài chính, (1), Tr.48-50. 11.Đoàn Khải (2005), "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Việt Nam trước khi gia nhận WTO", tạp chí Giáo dục lý luận, (7), Tr.20-24. 12.Vũ Tiến Lộc (2003), "Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam", tạp chí Cộng sản, (5), Tr.27-28.

13.Michael E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh - Competitive Strategy, Nguyễn Phúc Hoàng biên dịch, Nxb. trẻ, Hà Nội.

14.Michael E.Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh - Competitive advantage, Nguyễn Phúc Hoàng biên dịch, Nxb. trẻ, Hà Nội.

15.Nhà xuất bản từ điển Bách khoa Hà Nội (2011), Từ điển thuật ngữ kinh tế học. 16.An Thị Thanh Nhàn (2004), "Giảm Chi phí đầu vào và nâng cao năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp", tạp chí Thuế nhà nước, (6), Tr.43-45.

17.Philip Kotler (2001), Quản trị Maketing, Vũ Trọng Hùng dịch, NXB. Thống kê,, Hà Nội.

18.Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB. Lao động, Hà Nội.

19.Lê Ngọc Thắng (2009), Giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt nam khi xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh hiện nay. Chuyên đề - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20.Dương Ngọc Thanh Thủy (2004),Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1; Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

21.Tú Uyên - Ngọc Kiên, "Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đã chạm đáy", tạp chí điện tử vneconomy.vn.

Website

22.http://www.cemd.ueh.edu.vn 23.http://www.giaithuong.vn 24. http://www.p5media.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 96 - 103)