Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 69 - 71)

3.1. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty TNHH

3.1.3. Phương hướng phát triển

Cùng với chiến lược phát triển của ngành điện từ nay đến năm 2020, các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 được xây dựng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% đến 15%. Công ty sẽ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện là chính, mở rộng sang kinh doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp, và tiến tới đảm nhận tổng thầu xây lắp (thiết kế, mua sắm, thi công)

Về thi công: Công ty sẽ tập trung đẩy mạnh các khối lượng thi công dở dang, phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế để giải quyết các tồn tại về hồ sơ thiết kế, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác cung ứng và tiếp nhận vật tư, thiết bị…

Tiếp tục tập trung chỉ đạo trên các công trình Trọng điểm như Đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho, Đường dây 500kV Long Phú - Ô Môn, Đường dây 220kV Sông Bung 2 - Sông Bung 4 và các công trình khác nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng như đã cam kết với Chủ đầu tư.

Tổ chức giám sát kỹ thuật thi công theo đúng quy trình nhằm giảm tối đa mọi sai sót trong thi công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị về công tác an toàn lao động. Kiên quyết xử lý kỷ luật những đơn vị và cá nhân vi phạm kỷ luật an toàn lao động.

Về phát triển thị trường:Đẩy mạnh việc tham gia đấu thầu các công trình, làm tốt công tác tiếp thị, duy trì và giữ vững mối quan hệ truyền thống với Tập đoàn điện lực Việt Nam, các Công ty Điện lực, các Ban quản lý dự án trong và ngoài ngành điện bằng chất lượng và tiến độ thi công các công trình.

Đối với ngành nghề xây lắp điện truyền thống, phải tập trung ưu tiên đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam trong lĩnh vực đường dây và trạm, đây là thị trường lớn có tốc độ phát triển mạnh trong những năm tới.

Đối với các công trình của Tập đoàn điện lực Việt Nam, có 3 dạng đấu thầu phải phân định để chỉ đạo đấu thầu đạt hiệu quả cao:

+ Các công trình đường dây 220kV đến 500kV có giá trị lớn, hiện tại chỉ có một số nhà thầu đủ năng lực tham gia, trong số đó phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước như Công ty cổ phần Xây lắp điện 1, Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt nam, một số công ty khác chưa đủ năng lực nhưng có thể liên danh với nhau thành nhà thầu liên danh nên việc đấu thầu phải được cân nhắc, tính toán chi tiết nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Các công trình từ 110kV trở xuống có giá trị nhỏ, các nhà thầu cạnh tranh là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia nên mục đích của việc đấu

thầu các công trình loại này là chỉ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trong Công ty và không bị lỗ.

+ Các công trình chỉ định thầu chống quá tải, các công trình có giá trị nhỏ trên dưới 1 tỷ đồng. Loại công trình này rất nhiều, phải duy trì mối quan hệ với Chủ đầu tư và phân công những cán bộ năng động, nhạy bén để được nhận chỉ định thầu nhiều công trình.

Ngoài thị trường truyền thống là Xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp theo các dự án phát triển điện của Tổng công ty truyển tải điện Việt Nam thì Công ty sẽ mở rộng sang thị trường xây dựng công nghiệp khác như Bộ giao thông vận tải với các dự án di chuyển đường điện qua đường giao thông, đường điện vượt quốc lộ, Bộ thủy lợi với các công trình điện cho trạm bơm, hay các huyện, xã với dự án hạ ngầm đường điện trong đô thị. Trong thời gian tới, Công ty sẽ mở rộng thị trường xây lắp sang Lào.

Về nguyên vật liệu đầu vào: Việc tìm kiếm các đối tác cung ứng vật tư nhằm cung cấp vật tư kịp thời, giá cả hợp lý, chất lượng cao, góp phần tạo cơ hội cho việc lập giá thầu cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý vật tư, tài sản. Có biện pháp hữu ích để ngăn ngừa những thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra.

Xác định mức dự trữ một số vật tư thiết bị thiết yếu và khan hiếm trên thị trường để chủ động cung cấp lịp thời theo đúng tiến độ công trình (sắt, thép…). Ngoài ra trong thời gian tới sẽ mở rộng quan hệ với các nhà sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị nước ngoài để tiến tới nhập khẩu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu của Công ty và mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh vật tư thiết bị cung cấp cho ngành điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 69 - 71)