Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 50)

2.3.1. Danh tiếng và thương hiệu

Những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 (gọi tắt là Công ty Xây lắp Điện 4 - thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam) đã tự khẳng định và dành được sự tin tưởng của các chủ đầu tư nhờ hoàn thành xuất

sắc các công trình điện trên phạm vi cả nước. Thật vậy, với bất kỳ công trình nào, công ty cũng đều hoàn thành với chất lượng tốt, trong đó có nhiều công trình quan trọng, trọng điểm cấp quốc gia như đường dây 500 kV mạch 1, đường dây 500kV Nhà Bè - Ô Môn.

Không phải ngay từ khi được thành lập công ty đã đạt được danh tiếng và thương hiệu nổi tiếng như hiện nay. Để có được điều này, công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 đã phải trải qua một quá trình tới 20 -25 năm. Thực sự, danh tiếng và thương hiệu của công ty đã được xây dựng và khẳng định kể từ khi có một bộ máy ban lãnh đạo mới. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận quá khứ, mà đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 giờ đây đã biết phát huy những kinh nghiệm quý của các bậc lãnh đạo đi trước, sớm rút ra bài học từ thực tiễn về tổ chức sắp xếp lại bộ máy, nhân sự, trong đó có việc mạnh dạn sử dụng và bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật trẻ có năng lực, dám chịu trách nhiệm vào bộ máy điều hành và lãnh đạo. Đặc biệt là tổ chức lại và kiện toàn các xí nghiệp, đội, nhà máy gọn nhẹ, hợp lý, lực lượng lao động mang tính chuyên nghiệp và cơ động cao, đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ, chất lượng công trình. Công ty phát triển sản xuất có trọng điểm hơn với việc đầu tư hàng chục tỷ đồng để lắp đặt hoàn thiện dây chuyền chế tạo cột thép và hệ thống bể mạ kẽm hiện đại trên địa bàn Hà Nội, chủ động được nguồn vật tư, thiết bị cung ứng cho các dự án. Bên cạnh đó, Công ty còn đẩy mạnh sự phối hợp Chủ đầu tư - Đơn vị thi công, chú trọng đầu tư nâng cấp các thiết bị, phương tiện cho thi công, giảm ngày công, tăng năng suất lao động, hạ giá thành công trình…

Công tác chỉ đạo thi công giờ đây cũng chặt chẽ, sát sao hơn. Lãnh đạo Công ty phân công cụ thể từng thành viên trong Ban Giám đốc theo dõi từng công trình, từng khu vực để điều hành công việc và giải quyết kịp thời những ách tắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Và thực tế, trong dự án xây dựng Trạm biến áp 220 kV Lào Cai năm 2006 (một trạm cắt quan trọng được xây dựng theo quy hoạch phát triển lưới điện khu vực miền núi phía Bắc do Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 đảm nhận thi công) là không khí lao động cực kỳ khẩn trương của hơn

Quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc, Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1, Trung tâm Thí nghiệm Điện, Công ty Truyền tải Điện 1 và cả phía bạn Trung Quốc… Ông Nguyễn Hữu Sơn - Giám đốc Công ty cũng thường xuyên có mặt trên hiện trường trong vai trò điều hành; còn Phó giám đốc Công ty Bùi Quang Cảnh và Giám đốc Xí nghiệp Xây lắp số 6 (Nay là Công ty cổ phần Xây lắp điện 4 - Sông Hồng) Bùi Năng Diến thì liên tục có mặt tại công trình để chỉ đạo, đôn đốc thi công. Ông Vũ Thuỷ Phi - Nguyên Phó chủ tịch Công đoàn Công ty cũng trực tiếp lên công trình động viên phong trào thi đua. Một guồng máy mới hoạt động đều tay và khá hiệu quả.

Sở dĩ có sự khẩn trương và tập trung nhiều lực lượng gấp rút thi công như vậy là do phải đối phó với nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc trong mùa khô, ngành Điện nước ta đã ký Hiệp định mua điện của Trung Quốc. Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng một trạm và đường dây 220 kV (2 mạch) dài 160 km để mua điện từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua Trạm 220 kV Lào Cai, đi Yên Bái, Việt Trì và các tỉnh lận cận và chính thức đóng điện kỹ thuật vào 26-9-2006. Xí nghiệp Xây lắp số 6 được Công ty giao nhiệm vụ thi công xây lắp toàn bộ thiết bị trạm cắt 220 kV Lào Cai. CBCNV trên công trình phải lao động 18 tiếng mỗi ngày. Đấy là chưa kể những khó khăn do thời tiết trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc mùa này liên tục có mưa, lũ, gây nhiều trở ngại cho công tác đầm nén mặt bằng trạm. Chưa kể thời gian san ủi, vận chuyển, giải phóng mặt bằng, làm ta luy trạm với hàng ngàn mét khối đất, đá thì riêng vận chuyển, lắp đặt hàng trăm tấn thiết bị trạm thông thường phải mất tối thiểu là ba tháng, nhưng Xí nghiệp đã rút ngắn thời gian xuống còn hai tháng. Một kỷ lục về tiến độ từ trước tới nay. Những yếu tố đó chính là thành công của Công ty trong những năm gần đây.

Ông Khương Văn Cậy - Trưởng ban Quản lý Xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói: Trong vài năm lại đây, các công trình như đường dây 500 kV mạch 2 đoạn từ Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng - Hà Tĩnh - Thường Tín; trạm 550 kV Nho Quan; đường dây 500 kV Quảng Ninh - Thường Tín … do Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 đảm nhận thi công đều đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và chất lượng của chủ đầu tư thông qua Hội đồng nghiệm thu. Riêng Trạm 220 kV Lào Cai và tuyến đường dây từ Việt Trì lên cửa khẩu biên giới (dài hơn 50 km) do Công ty

TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 thi công đã vượt trước thời gian 03 tháng. Và mới đây, ông Trưởng ban Quản lý Dự án các công trình điện điện miền Nam đã thông báo rằng, thời gian trước, để giao cho Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 thi công các tuyến đường điện từ 110 kV đến 500 kV khu vực các tỉnh phía Nam thì còn phải cân nhắc, thậm chí xem xét kỹ lưỡng về năng lực và độ tin cậy, nhưng giờ đây, có thể yên tâm khi giao công trình, dự án cho Công ty thực hiện.

Và cứ như thế, danh tiếng và thương hiệu của công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 đã từng bước được khẳng đinh trên thị trường, chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của khách hàng. Từ thành công của công ty, có thể rút ra một bài học kinh nghiệm thực tiễn, đó là sự đổi mới quyết liệt từ trong tư duy đến việc làm thực tiễn. Ông Đậu Đức Khởi - Nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, một người rất khắt khe trong chỉ đạo thi công các lĩnh vực xây lắp, truyền tải và hiện đang trên cương vị chịu trách nhiệm chính trong xây dựng phát triển lưới điện trên phạm vi cả nước, trong buổi họp lúc 20 giờ ngày 20-9-2006 tại cửa khẩu biên giới Việt - Trung, để kiểm điểm tiến độ thi công đường dây và trạm cắt 220 kV Lào Cai cũng đã tỏ ý hài lòng về Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 trong thi công nhiều công trình dự án điện, một doanh nghiệp tạo dựng lòng tin bằng sức trẻ, trí tuệ và sự vượt trội so với các đơn vị chuyên ngành khác, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển hệ thống lưới điện quốc gia trong những năm gần đây.

2.3.2. Thị phần

Với gần 30 năm kinh nghiệm, Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 có bề dày kinh nghiệm, năng lực cũng như uy tín trong ngành xây lắp điện, chính vì vậy thị phần của Công ty trong ngành là khá lớn.

Bảng 2.9: Thị phần Xây lắp điện năm 2013

STT Tên Công ty Thị phần (%) 1 PCC4 13,4 2 PCC1 19,5 3 PCC2 11,8 4 VNECO 18,3 5 SONGDA11 7,6 6 Các công ty khác 29,4

(Nguồn: Báo cáo khảo sát thị trường Xây lắp điện)

Đến nay có đến hơn 100 công ty hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp điện, nhưng thị phần ngành xây lắp lại tập trung chủ yếu vào 5 Công ty đó là PCC1, PCC4,

thành viên Xây lắp điện 4 đứng vị trí thứ 3 sau hai đối thủ mạnh là PCC1 và VNECO, hai công ty này sau khi cổ phần hóa chuyển sang hoạt động theo mô hình mới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong thị trường Xây lắp, đó cũng là một thách thức đối với Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 trong việc vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới. Công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để thích ứng với thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và giữ vững thị phần trong ngành xây lắp điện.

2.3.3. Hiệu quả kinh doanh

Cách đây 27 năm, Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 được thành lập, trực thuộc Bộ Năng lượng. Từ năm 1998 đến nay, Công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả hàng trăm công trình, trong đó có các đường dây 500 kv Bắc - Nam (mạch 1 và mạch 2), nhiều tuyến đường dây 500 kV khu vực đồng bằng Nam Bộ, các trạm biến áp 500 kV Ialy, Nho Quan, hàng ngàn km đường dây từ 35 kV đến 220 kV, gần 50 trạm biến áp 110 kV - 220 kV, nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các công trình công nghiệp và dân dụng, cùng hàng ngàn km đường dây và hàng trăm trạm biến áp hạ thế. Đối với mỗi cán bộ, công nhân Công ty TNHH một thành viên xây lắp Điện 4 thì đây là những con số được đánh đổi bằng sự lao động miệt mài, sáng tạo, bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu xương trên những công trình xây dựng điện từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những cống hiến và hy sinh của CBCNV trong suốt cuộc hành trình đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: 01 Huân chương Độc lập hạng ba; hàng chục Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; nhiều Bằng khen, cờ thưởng của Chính phủ, các bộ, ngành, trung ương và địa phương.

Năm 2006, thực hiện chủ trương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn điều chỉnh lại một số định hướng cơ bản, trước hết là kiện toàn, tổ chức lại các phòng ban, đội, xưởng sản xuất, thành lập các xí nghiệp mới, các đơn vị thi công mạnh; đổi mới cơ chế khoán, cơ chế tiền lương, tài chính; đầu tư

hàng chục tỷ đồng để mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ thi công; tăng cường công tác tiếp cận thị trường, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để mở rộng địa bàn hoạt động và tham gia đấu thầu. Đặc biệt, Công ty chú trọng công tác giám sát và kiểm tra chất lượng các công trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công; tập trung nâng cao năng lực thi công, cam kết thực hiện tiến độ các dự án. Bên cạnh những giải pháp trên, Công ty cũng đã đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại để chế tạo cột thép mạ kẽm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành công trình... trong đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết bị của dây chuyền cắt, đột liên hợp CNC, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất của hệ thống bể mạ kẽm (công suất 10.000 tấn/năm), cũng như đa dạng hoá các sản phẩm bê tông phục vụ các công trình điện và giao thông.

Nhờ vậy mà năm qua, Công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản: Đóng điện các đường dây 220 kV Yên Bái - Lào Cai, Tuy Hoà - Nha Trang, A Vương - Hoà Khánh, Thanh Thuỷ - Hà Giang - Tuyên Quang, Vinh - Bản Lả. Tuyên Quang - Yên Bái; các trạm biến áp 110 kV và 220 kV Sông Công, Lào Cai, Tư Nghĩa...; công trình đường dây 500 kV Cai Lậy - Long An và nhiều đường dây 35 kV... Giá trị sản lượng đạt 348,316 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp đạt 294,141 tỷ đồng. Các công trình do Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 thi công đều đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và chất lượng của chủ đầu tư. Riêng Trạm 220 kV Lào Cai và tuyến đường dây từ Việt Trì lên cửa khẩu biên giới (dài hơn 50 km) do Công ty thi công hoàn thành cuối năm vừa qua đã vượt trước thời gian 03 tháng, đường dây 220kV Đăk Nông - Phước Long - Bình Long hoàn thành trước thời hạn 02 tháng và đặc biệt trong ngày đóng điện công trình đíc thân ông Võ Huy Diễm - Nguyên Trưởng ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung đã tới trao thưởng cho sự hoàn thành suất sắc của Công ty. Ông Nguyễn Hữu Sơn - Giám đốc Công ty được Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam bình chọn là một trong những giám đốc quản lý giỏi, và đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp tặng Bằng khen.

Sẽ có nhiều khó khăn về việc làm, đời sống đối với CBCNV trong Công ty do phải đối mặt với những thách thức: Thị trường thu hẹp do có sự cạnh tranh mạnh giữa các doanh nghiệp; sự biến động về giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, nhất là khi thị trường tăng giá những vật tư nhập ngoại như sắt thép, gas... phục vụ chế tạo các sản phẩm cho thi công; lực lượng lao động có trình độ chuyên môn sẽ ngày càng thiếu do tính chất đặc thù của ngành xây lắp; nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán, dẫn đến phải chịu lãi vay ngân hàng ngày càng lớn, trong khi muốn thi công các dự án điện, doanh nghiệp phải có tiềm lực mạnh...

Nhận rõ những khó khăn, trở ngại trên, Công ty đã có phương án: Từng bước chuyển hoạt động của Công ty và các đơn vị trực thuộc sang mô hình công ty cổ phần, thí điểm cổ phần hóa một xí nghiệp xây lắp để rút kinh nghiệm cho các đơn vị sau. Năm 2013, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa thành công Xí nghiệp Xây lắp số 1 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 4 -Đông Anh và Xí nghiệp số 6 thành Công ty cổ phần Xây lắp điện 4 Sông Hồng, đến nay hai đơn vị trên đã ổn định tổ chức và đi vào hoạt động có hiệu quả, bên cạnh những công trình Công ty giao, hai đơn vị đã từng bước chủ động tìm kiếm việc làm để nâng cao năng lực của mình dần lớn mạnh trong thị trường Xây lắp điện. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục quá trình đổi mới công tác điều hành sản xuất, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ và kiện toàn lại các phòng ban Công ty phù hợp với cơ chế quản lý mới; hoàn chỉnh dần mối quan hệ kinh tế theo trách nhiệm hợp đồng giữa Công ty và các đơn vị thành viên. Công ty cũng khuyến khích các xí nghiệp thành viên chủ động tìm kiếm và tham gia đấu thầu, nhận thầu các dự án, đồng thời tiếp tục mở rộng hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp khác để đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động, không chỉ xây lắp đường dây và trạm, mà còn tham gia các công trình, dự án công nghiệp, xây dựng dân dụng, thuỷ điện, nhiệt điện, cũng như sản xuất các mặt hàng cơ khí mạ chủ yếu là cột thép, các cấu kiện và cột bê tông ly tâm. Về công tác đầu tư nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật, Công ty chú trọng công tác quản lý kỹ thuật an toàn lao động, chất lượng công trình, thông qua công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4 (Trang 50)