- Tự đào tạo, học hỏi, nghiên cứu
12 Thái độ hoàn thiện và phát triển bản thân
3.2.3. Một số điều kiện để thực hiện các giải pháp
Giải pháp luận văn đƣa ra là những giải pháp đào tạo và phi đào tạo. Để có thể nâng cao năng lực của cán bộ nghiên cứu thì cần phải có những điều kiện cụ thể để thực thi giải pháp. Luận văn đƣa ra một số điều kiện để thực hiện giải pháp nhƣ sau:
3.2.3.1. Sự quan tâm của Lãnh đạo
Về mặt khách quan công tác này cần phải diễn ra thƣờng xuyên và liên tục. Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả lại phụ thuộc vào ý thức chủ quan của Ban Lãnh đạo. Rõ ràng mỗi Ban Lãnh đạo tổ chức khác nhau sẽ có các nhận thức khác nhau về các vấn đề đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Điều này đƣa đến hành động khác nhau của các Ban Lãnh đạo trong vấn đề đào
tạo và phát triển. Thậm chí còn đối lập nhau điều đó càng khiến ta khẳng định rằng: ý thức và sự nỗ lực chủ quan của Ban Lãnh đạo có một vị trí hết sức quan trọng và quyết định đến tính hiệu quả của công tác đào tạo, nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực.
Trên góc độ rộng, Ban Lãnh đạo cùng với cơ chế quản lý sẽ là những tiền đề để thể hiện sự quan tâm chú trọng đến vấn đề nhân sự hay không. Sự quan tâm của Lãnh đạo Viện đƣợc thể hiện trên nhiều mặt. Trong từng vấn đề cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực, từ những quan tâm nhỏ nhất nhƣ khuyến khích vật chất, tinh thần cho ngƣời đi học cho đến những vấn đề khác nhƣ trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng.
Vấn đề đầu tiên chúng ta đề cập đến là chi phí đào tạo và phát triển đó là các khoản chi phí nhƣ học phí, tiền lƣơng trả cho ngƣời đào tạo, các khoản chi phí cho bộ máy làm công tác đào tạo và phát triển. Tuỳ thuộc vào quy mô của từng tổ chức mà các chi phí này nhiều hay ít. Tuy nhiên cần đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, đảm bảo phát huy hiệu quả từ nguồn chi đó.
Sự quan tâm của Ban Lãnh đạo còn thể hiện ở các trang thiết bị cơ sở vật chất cho công tác này. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: trƣờng học, lớp học, máy móc thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo. Có thể mua ngoài, tự thiết kế cho phù hợp với đặc điểm, đặc thù của Viện, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo đồng thời nâng cao đƣợc trình độ của cán bộ nghiên cứu phù hợp với điều kiện mới.
Sự quan tâm của Lãnh đạo còn thể hiện ở các chế độ chính sách với đội ngũ giáo viên cả về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích họ trong việc hoàn thành tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực.
3.2.3.2. Cần có kế hoạch theo sát thực tế và kế hoạch của Thành phố
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đào tạo chung của Viện. Cho nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực là xuất phát từ ý thức chủ quan của Ban Lãnh đạo và phải phù hợp với thực tế và đáp ứng tốt đƣợc những thay đổi chính sách tại thời điểm hiện tại.
Để đảm bảo đƣợc tính hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực phải theo sát với thực tế nguồn nhân lực của Viện và xu hƣớng hoạt động của Viện, đúng với chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, kế hoạch đào tạo của Thành phố.
Trong ngắn hạn, Viện có thể căn cứ vào thực trạng nhân sự của mình, các yêu cầu về công việc, hƣớng nghiên cứu và yêu cầu về sản phẩm của Viện để xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ nghiên cứu, đảm bảo kế hoạch đào tạo và phát triển phải khoa học, đào tạo đúng ngƣời đúng lĩnh vực chuyên môn.
Trong dài hạn thì dựa trên cơ sở nghiên cứu đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và của đất nƣớc, xu hƣớng phát triển của khoa học kỹ thuật, căn cứ vào chiến lƣợc dài hạn của Viện, căn cứ vào tiềm lực tài chính của Viện để đƣa ra đƣợc một kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực nhân viên và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.
3.2.3.3. Sử dụng lao động sau đào tạo
Vấn đề này có vai trò rất quan trọng. Nó là sự biểu hiện rõ nhất tính hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Với ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo thì họ nâng cao đƣợc năng lực công tác, đƣợc trang bị các kiến thức mới, có khả năng và sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ. Vì vậy cần phải bố trí công việc phù hợp cho họ.
Việc bố trí đúng ngƣời, đúng chỗ, đúng khả năng trình độ mà họ đƣợc đào tạo sẽ khuyến khích ngƣời lao động phát huy hết tiềm năng. Nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên, chất lƣợng công tác nghiên cứu khoa học và công tác tham mƣu tăng lên, đồng thời việc bố trí vào vị trí phù hợp với trình độ và ngành nghề đƣợc đào tạo cũng sẽ giúp chúng ta tìm đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ để phát huy hoặc có giải pháp khắc phục.
Nhƣng ngƣợc lại nếu bố trí làm việc không đúng chỗ, không phù hợp với khả năng và trình độ của họ thì hoặc là họ không hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc là không khai thác đƣợc hết khả năng của họ, do đó sẽ gây ra tình trạng lãng phí về lao động, lãng phí công sức cũng nhƣ tiền bạc bỏ ra đào tao.
3.2.3.4. Nỗ lực của bản thân cán bộ nghiên cứu
Nhân tố cuối cùng và quyết định thành công của các giải pháp đã đƣợc đề ra chính là bản thân nhân viên. Dù Lãnh đạo có quan tâm chỉ đạo sát sao đến đâu, công tác đào tạo có tốt đến mức nào thì năng lực làm việc của cán bộ nghiên cứu có đƣợc nâng cao hay không phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm và nỗ lực của họ.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trong luận văn trên, một lần nữa ta có thể khẳng định ý nghĩa của việc nâng cao năng lực nhân viên trong sự phát triển của tổ chức. Một tổ chức lớn mạnh không thể tồn tại một đội ngũ cán bộ nhân viên trì trệ, thiếu kĩ năng và không có chuyên môn. Nắm vững và vận dụng lý thuyết đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng tổ chức là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo thắng lợi của tổ chức đó. Tuy vậy, việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế xây dựng đƣợc một chƣơng trình đào tạo hay, nâng cao nâng lực nhân viên nhằm đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực lại là một khó khăn, thử thách mới mà tổ chức cần phải nỗ lực tìm ra.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là một cơ quan nghiên cứu khoa học của Thành phố về những vấn đề kinh tế - xã hội Thủ đô, có vai trò to lớn trong việc góp ý cho Thành phố xây dựng chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và của đất nƣớc. Là cơ quan tham mƣu quan trọng, do đó chất lƣợng của nguồn nhân lực lại càng đƣợc đề cao hơn bao giờ hết. Trong qúa trình tìm hiểu thực trạng, tôi đã đề xuất một số giải pháp hi vọng góp phần hữu ích trong công tác nâng cao năng lực nhân viên và định hƣớng phát triển ở Viện.
Trong quy mô nhỏ của luận văn, mặc dù đã cố gắng, song với sự hiểu biết và trình độ lý luận còn hạn chế nên luận văn còn có những thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và Ban Lãnh đạo Viện để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.