Giống ngô thụ phấn tự do

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn các giống ngô lai thích hợp với điều kiện phía bắc việt nam (Trang 35 - 37)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA đỀ TÀI

2.8.1.1.Giống ngô thụ phấn tự do

Giống ngô thụ phấn tự do là một danh từ chung ựể chỉ các loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt giống, con người không can thiệp vào quá trình thụ phấn, chúng ựược tự do thụ phấn. Tên gọi này nhằm phân biệt với các loại giống ngô khác là giống ngô lai và chúng có những ựặc ựiểm sau: sử dụng hiệu ứng gen cộng, có nền di truyền rộng, có tắnh thắch ứng rộng và năng suất cao. độ ựồng ựều chấp nhận, dễ sản xuất và thay giống, giống sử dụng 2 ựến 3 ựời, giá giống rẻ. Giống ngô thụ phấn tự do nghĩa rộng bao gồm: giống ngô ựịa phương, giống tổng hợp, giống hỗn hợp.

* Giống ngô ựịa phương

Là giống tồn tại trong thời gian dài tại ựịa phương, phù hợp với ựiều kiện khắ hậu, tập quán canh tác và khả năng chống chịu tốt với ựiều kiện bất lợi của vùng. Giống ựịa phương năng suất thường không cao nhưng chất lượng tốt và là nguồn vật liệu khởi ựầu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống mới.

Hiện nay ở một số vùng vẫn sử dụng giống ựịa phương, ựặc biệt là các vùng xa xôi, hẻo lánh và thường bao gồm các loại ngô nếp như: Gié Bắc Ninh, Lừ Phú Thọ, Xiêm... ựến nay ựã ựược thay thế bằng các giống ngô mới có năng suất cao [23].

Với các ựặc ựiểm trên giống ựịa phương ựang ựược dùng làm nguồn vật liệu ựể lai với nguồn nhập nội nhằm tạo ra các giống lai có năng suất cao hơn mà vẫn giữ ựược ựặc tắnh tốt (Trần Như Luyện, Luyện Hữu Chỉ, 1982) [14].

Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ. 27

hạn cao, cấu trúc rất tốt, chống chịu sâu ựục thân khá. Do ựó dòng ngô ựịa phương là nguồn quan trọng cho công tác tạo giống ngô trên cơ sở ưu thế lai (Tomov, 1990) [68].

* Giống ngô tổng hợp

Là thế hệ tiến triển của giống lai nhiều dòng bằng thụ phấn tự do. Giống tổng hợp ựược sử dụng ựầu tiên trong sản xuất do ựề xuất của Hayes và Garbes (1919). Theo Ngô Hữu Tình cho rằng sản xuất hạt ngô cải tiến bằng phương pháp tái tổ hợp nhiều dòng tự phối có ưu ựiểm hơn so với lai ựơn, lai kép bởi vì giống này có thể ựể ựược giống từ 2 Ờ 3 vụ. Muốn tạo giống tổng hợp cần tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Tạo các dòng thuần.

Bước 2: Xác ựịnh khả năng kết hợp chung.

Bước 3: Lai giữa các dòng tốt và khả năng kết hợp chung cao ựể tạo giống tổ hợp. Bước 4: Bảo tồn và cải thiện bằng các phương pháp chọn lọc quần thể. Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp vào sản xuất còn là nguồn nguyên liệu tốt cho công tác rút dòng ựể tạo giống lai [23], ở nước ta ựã có một số giống ngô tổng hợp nổi tiếng như giống ngô TH2A, HSB1...

* Giống hỗn hợp

Là thế hệ tiến triển của tổ hợp các nguồn vật liệu ưu tú có nền di truyền khác nhau. Nguồn vật liệu di truyền này gồm các giống thụ phấn tự do, tổng hợp, lai kép... ựược chọn theo một số chỉ tiêu như năng suất, thời gian sinh trưởng, ựặc ựiểm của hạt, tắnh chống chịu... song chúng phải có ựặc tắnh quý và khả năng kết hợp tốt. Ý tưởng sử dụng giống hỗn hợp ựầu tiên thuộc về các nhà khoa học Ấn độ và Mêhico. Quá trình chọn tạo giống hỗn hợp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chọn thành phần bố mẹ.

Bước 2: Lai thử, chọn các cặp lai cho năng suất cao ở F1 và năng suất ắt giảm ở F2.

Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ. 28

Bước 3: Tạo hỗn hợp bằng thụ phấn dây chuyền hoặc luân giao.

Bước 4: Bảo tồn và cải thiện bằng các phương pháp chọn lọc quần thể. Giống hỗn hợp có vai trò ựáng kể trong nghề trồng ngô các nước nhiệt ựới ựang phát triển trong những năm qua (Ngô Hữu Tình, 1997) [21]. Ở nước ta ựã có những giống ngô hỗn hợp nổi tiếng như: VM1, TSB2, MSB49, TSB1...

Theo Mai Xuân Triệu (1998) [31], giống hỗn hợp khác giống tổng hợp ở chỗ có nền di truyền rộng và nhà chọn giống không thể kiểm soát ựược chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống.

Một phần của tài liệu đánh giá và tuyển chọn các giống ngô lai thích hợp với điều kiện phía bắc việt nam (Trang 35 - 37)