.29 Liên quan giữa nhiễm trùng huyết và tử vong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phấu thuật viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh tại bệnh viên nhi trung ương​ (Trang 49 - 52)

Tình trạng tử vong

Tử vong Không tử vong

OR 95% CI n % n % NTH 18 94,7 1 5,3 342.0 23,5-447,6 Không NTH 2 5,0 38 95,0 Nhận xét: T tình trạng nhiễm tr

tình trạng nhiễm trùng huyết kèm theo do

50

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng đƣờng tiêu hóa sơ sinh

4.1.1 Tần suất viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh

Tỷ lệ mắc bệnh có khuynh hướng tăng trong các đơn vị phẫu thuật sơ sinh [11]. Nghiên cứu của chúng tôi trong 3,5 năm có số liệu nhiều hơn so với một số các nghiên cứu khác.

Bảng 4.1 Số trường hợp viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh theo các nghiên cứu

Tác giả Số trƣờng hợp Asabe (29 năm) [11] Elhalaby (6 năm) [17] Merchant (2 năm) [31] St-Vil (20 năm) [44] Tan (6 năm) [48] Stone (20 năm) [45] Chúng tôi (3,5 năm) 34 45 14 81 56 38 59

Tuy nhiên, chúng tôi không tính được tần suất của bệnh vì không ghi nhận được số liệu dân số tương ứng với thời điểm nghiên cứu. Ngoài ra, vì đây là nghiên cứu hồi cứu nên chúng tôi chỉ ghi nhận được những trường hợp sơ sinh được phẫu thuật và có chẩn đoán sau mổ là viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh. Do đó, có thể còn nhiều trường hợp viêm phúc mạc nhưng không được phẫu thuật vì tình trạng bệnh nhân quá nặng hoặc bệnh tử vong trước khi được phẫu thuật không được ghi nhận.

51

4.1.2 Tuổi bệnh nhân khi nhập viện

Theo nhiều nghiên cứu [7], [13] viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở thời kỳ bào thai hoặc từ sau sinh đến ngày thứ 30, thường gặp trong tuần tuổi thứ nhất.

Nghiên cứu của Freeman [21] có 2 trường hợp viêm phúc mạc do thủng dạ dày xảy ra vào ngày thứ 13 và 30 sau sinh. Cả 2 trường hợp đều sinh thiếu tháng (23 và 26 tuần tuổi thai), nhẹ cân (525 gram và 900 gram) và có những bệnh đi kèm như viêm ruột hoại tử, bệnh màng trong, còn ống động mạch.

Nghiên cứu của chúng tôi có 52 trường hợp thủng đường tiêu hóa xảy ra trong vòng 7 ngày tuổi, trong đó có 43 trường hợp xảy ra rất sớm trong vòng 3 ngày đầu sau sinh.

Những trường hợp viêm phúc mạc xảy ra sớm thường có liên quan đến những bệnh gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, làm căng chướng đường tiêu hóa phía trên chỗ tắc dẫn đến thủng.

Hai trường hợp viêm phúc mạc được chẩn đoán vào ngày thứ 13 và 26 sau sinh. Một là bệnh nhân được sinh ở 36 tuần tuổi thai, sau sinh trẻ bỏ bú, được điều trị ở tuyến trước 25 ngày. Ngày thứ 26, trẻ nôn dịch xanh, không đi ngoài, bụng chướng dần và được chuyển Bệnh viện Nhi trung ương, khi mổ thấy tổn thương thủng tại cuối hồi tràng. Xử trí: cắt đoạn ruột hoại tử, dẫn lưu 2 đầu ruột, sau mổ bệnh diễn biến nặng, sốc nhiễm trùng và tử vong. Hai là bệnh nhi nam, 13 ngày tuổi, bệnh diễn biến 2 ngày với triệu chứng sốt, nôn, bụng chướng dần và được phẫu thuật sau nhập viện 1 ngày, ghi nhận lỗ thủng ở hồi tràng kích thước 3mm, không tìm thấy tổn thương khác. Xử trí cắt nối ruột tận - tận, hậu phẫu diễn biến tốt và ra viện sau đó 9 ngày.

4.1.3 Giới tính

Nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như các nghiên cứu khác [7], [13], [27] đều ghi nhận thủng đường tiêu hóa xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.

52

Dưới đây chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh thủng đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh của một số tác giả so với nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phấu thuật viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh tại bệnh viên nhi trung ương​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)