Nhìn chung, năng lực sáng tạo, năng lực khai thác dịch vụ, năng lực định giá cũng như khả năng kinh doanh có lãi của các ngân hàng Trung Quốc vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân sâu sa dẫn đến tình trạng trên là do các ngân hàng của nước này còn thiếu cơ chế khuyến khích, cơ chế quản lý, cơ chế phòng ngừa rủi ro và cơ chế kinh doanh tương ứng.
+ Về thể chế: Các ngân hàng của Trung Quốc bộc lộ rõ điểm yếu về thể chế so với các NHNNg. NHNNg hoạt động theo thị trường hoá, hoàn toàn lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh nên về cơ bản họ có quyền tự quyết hoàn toàn, không cho vay mang tính chính sách. Trong khi đó, các NHTM nhà nước Trung Quốc phải chịu nhiều hạn chế, cản trở trên các phương diện như quy mô khoản vay, hướng đầu tư, cơ cấu và thời gian…nên bị ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh..NHNNg có thể dựa trên khả năng kinh doanh có lãi của doanh nghiệp, khả năng hoàn trả…để ra quyết định cho vay hay không, trong khi đó quyết định của các ngân hàng Trung Quốc lại phụ thuộc vào việc doanh nghiệp này có thuộc nhóm ngành bị nhà nước hạn chế trong quá trình điều tiết vĩ mô không…
+ Về năng lực kinh doanh có lãi và thực lực vốn: Thực lực vốn và năng lực
kinh doanh có lãi của các ngân hàng Trung Quốc đặc biệt thấp so với các NHNNg xuyên quốc gia nổi tiếng.
+Về năng lực khai thác nghiệp vụ: Tỷ trọng thu nhập phi lãi suất của các
NHNNg cũng cao hơn các Ngân hàng Trung Quốc, điều này cho thấy mức độ đa dạng hoá và năng lực cạnh tranh của NHNNg cao hơn nhiều so với các NHTM của Trung Quốc.
+Về phương diện nghiệp vụ quốc tế. Phần lớn các ngân hàng Trung Quốc
có mạng lưới liên ngân hàng nước ngoài mỏng, hoạt động thanh toán quốc tế thường phải thông qua đại lý nên phát sinh nhiều khâu và mất thời gian, vì vậy mà hiệu quả thấp, thời gian lưu thông vốn dài đồng thời cũng làm tăng rủi ro về tỷ giá cho khách hàng. Trong khi đó, NHNNg tại Trung Quốc phần lớn là ngân hàng xuyên quốc gia, với mạng lưới dịch vụ trên khắp toàn cầu, thiết bị thông tin tiên tiến, mạng lưới điện tử quốc tế cùng với bề dày kinh nghiệm nghiệp vụ quốc tế nên tốc độ chuyển tiền nhanh, thuận tiện, an toàn. Chính những ưu thế này đã khiến cho các NHNNg vượt trội hơn hẳn so với các ngân hàng của Trung Quốc trên phương diện nghiệp vụ quốc tế.
có khoảng từ 200 nghìn đến 600 nghìn nhân viên). Điều này đã khiến cho chi phí của các NHTM nhà nước Trung Quốc tăng cao và làm giảm hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, thông qua tiền lương cao và các chế độ phúc lợi xã hội tốt (ví dụ lãi suất tín dụng nhà ở thấp) nên NHNNg thu hút được các cán bộ cốt cán của các ngân hàng trong nước và đội ngũ sinh viên mới tốt nghiệp ưu tú.
+ Vận hành trong điều kiện rủi ro cao. Các ngân hàng của Trung Quốc, đặc biệt là NHTM nhà nước Trung Quốc vận hành trong điều kiện rủi ro cao. Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao. Do nhiều nguyên nhân như thể chế, một số tồn tại của DNNN và phương diện quản lý kinh doanh của ngân hàng nhà nước nên NHTM nhà nước của Trung Quốc có tỷ lệ nợ xấu chiếm khá cao trong tổng các khoản nợ cho vay. Việc xa lầy trong tình trạng nợ xấu đã không chỉ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm mà còn khiến cho khả năng thanh toán của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thấp hơn so với nhiều NHNNg. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực phòng ngừa rủi ro của ngân hàng và cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng Trung Quốc so với NHNNg.
+ Môi trường chế độ. Pháp luật và chế độ thuế hiện nay của Trung Quốc vẫn
đang phải được từng bước kiện toàn, các loại chế độ vẫn cần được phối hợp đồng bộ, phương diện quản lý tài chính tiền tệ vẫn còn nhiều thiếu sót, khiến cho các NHNNg được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và nghiệp vụ hơn so với các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc. Ví dụ, trên phương diện dịch vụ, NHNNg được hưởng nhiều ưu đãi như có thể tham gia dịch vụ đầu tư ngoại tệ, trong khi đó NHTM nhà nước Trung Quốc lại phải chịu hạn chế của Luật NHTM nên không thể triển khai nghiệp vụ đầu tư.
+ Ưu thế về quy mô kinh tế. Nhiều ngân hàng có vốn ĐTNN có quy mô lớn,
như Ngân hàng Hoa Kỳ sau khi sáp nhập với Ngân hàng Tịnh Lữ thành tập đoàn có tổng tài sản khoảng 700 tỷ USD. Ngân hàng Phú Sĩ – hàng đầu Nhật Bản sau khi sáp nhập với ngân hàng Hưng Nghiệp đã đạt đến 141 nghìn tỷ Yên Nhật.
+ Về phạm vi kinh doanh. Những năm gần đây, các ngân hàng quốc tế có xu hướng sáp nhập, Mỹ cũng đã chính thức thông qua dự án luật hiện đại hoá thị trường tài chính, cho phép các ngân hàng được kinh doanh trên tất cả các nghiệp vụ. Điều này làm giảm các chi phí, hạ thấp các rủi ro tài chính, phục vụ doanh nghiệp và làm nảy sinh hiệu ứng quy mô.
+ Về thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là điện tử hoá cao độ làm cho các
nghiệp vụ kết toán của ngân hàng nhanh chóng hơn, hiệu suất cao hơn.
+ Về quản lý tổ chức. Các cương vị trong ngân hàng có vốn ĐTNN thường
được phân công hợp lý, trách nhiệm rõ ràng. Mỗi phòng nghiệp vụ có chức năng riêng, đặc biệt các ngân hàng luôn coi trọng lợi ích của khách hàng…
2.4.2. Điểm mạnh của ngân hàng Trung Quốc:
Các ngân hàng của Trung Quốc đặc biệt là NHTM nhà nước nay là NHTM lớn có nhà nước nắm cổ phần khống chế được sự ủng hộ bởi uy tín của nhà nước nên có thể dành được lượng vốn có giá thành thấp trong một thời gian dài, đây là một điểm mạnh so với các NHNNg.
Ngân hàng của Trung Quốc đã có hệ thống mạng lưới trong nước phát triển mạnh và đây chính là ưu thế vượt trội của các ngân hàng Trung Quốc so với các NHNNg.
Ngân hàng của Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu thị trường tài chính và kinh doanh trong nước, đồng thời cũng có nhiều khách hàng quen thuộc. Việc nắm được tình hình của Trung Quốc, tình hình khách hàng cũng như bối cảnh văn hoá…là những nhân tố mà các NHNNg không thể làm được trong một thời gian ngắn, thậm chí phải cần một thời gian dài, do vậy điều này sẽ gây hạn chế nhất định đến việc mở rộng cơ cấu ngân hàng và phát triển nghiệp vụ kinh doanh của các NHNNg.
CHƢƠNG III:
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC