3.1 .TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1.2. Thực trạng phát triển thị trường DVNH Việt Nam
3.1.2.1. Dịch vụ huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hình thức tạo vốn quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được của các ngân hàng trong mọi thời kỳ và thường chiếm tới hơn 80% nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh nhiều tổ chức huy động vốn khác, ngân hàng vẫn là chủ thể huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế thông qua một loạt các công cụ như tiền gửi tiết kiệm từ mọi cá nhân trong nền kinh tế với các loại kỳ hạn khác nhau; tiền gửi của các tổ chức kinh tế; huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong mấy năm gần đây, dịch vụ huy động vốn của các ngân hàng Việt Nam đã được đa dạng hoá và phát triển thêm với sự xuất hiện của một số dịch vụ tiết kiệm mới như gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, gửi tiết kiệm có mục đích, tiết kiệm bằng vàng… Theo số liệu trong các báo cáo hàng năm của NHNN cho thấy, nguồn vốn huy động/GDP của các ngân hàng Việt Nam đã tăng khá mạnh, đặc biệt là tỷ trọng huy động tiền gửi từ dân cư trên tổng tiền gửi tương đối ổn định, chiếm khoảng 48-52%. Đồng thời kỳ hạn huy động cũng có sự thay đổi với sự gia tăng dần nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng số vốn huy động. Các NHTM đã đa dạng hoá các hình thức huy động từ dân cư, như tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm bậc thang, dịch vụ tiết kiệm tại nhà... Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua các năm đều tăng với mức trung bình từ 25- 30%/năm.
Tính đến cuối tháng 12/2007, tổng số vốn huy động của các NHTM CP tại TP.HCM đạt 204.411 tỷ đồng, chiếm 46,9% tổng thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn. Trong khi đó các NHTM Nhà nước vốn cách đây 4 năm còn chiếm trên 50% thị phần thì nay chỉ còn chiếm 35,09%. Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài trước đây thường chỉ chiếm 12 – 13% thì đến nay chiếm 15,85%. Các Ngân hàng liên doanh chỉ chiếm 2,48%; tỷ trọng thị phần còn lại các Công ty tài chính, Công ty tài chính và Quỹ tín dụng nhân dân. Trong khi đó, tính đến hết năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của khối NHTM Nhà nước đạt 112.947 tỷ đồng, chiếm 43,49% so với tổng nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng trên địa bàn, giảm khoảng 4% so với năm 2005; khối NHTM cổ phần đạt 99.013 tỷ đồng, chiếm 38,13% và tăng thêm tỷ trọng thị phần 4,21% so với năm 2005 và tăng trên 10%so với năm 2004; khối Ngân hàng liên doanh đạt 6.655 tỷ đồng, chiếm 2,56%; khối chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đạt 39.560 tỷ đồng, chiếm 15,23%; các công ty tài chính và cho thuê tài chính đạt 1.530 tỷ đồng, chiếm 0,59%.
Thị phần huy động vốn trong năm 2007 của các NHTM CP tăng lên nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mại hấp dẫn hơn, mạng lưới được
mở rộng, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai hiệu quả. Đặc biệt là uy tín, lòng tin của người dân, của khách hàng đối với các NHTM CP tăng lên.
Tuy nhiên, từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTM giảm sút rõ rệt do trong năm 2008, lạm phát cao bùng phát và năm 2009 Việt Nam đã có những dấu hiệu rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2009 tăng khoảng 3,74% so với cuối tháng 3/2009 và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; đến hết tháng 7 tăng 20,92% so với đầu năm 2009.
Biểu 3.2. Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn từ năm 2005 – 4/2009
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
3.1.2.2. Dịch vụ cho vay
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng ở mức cao, bình quân mấy năm qua của Việt Nam đạt gần 30%/năm [4]. Các NHTM Nhà nước vẫn chiếm lĩnh thị trường với 75% thị phần và tốc độ tăng tín dụng trung bình là 22%. Các NHTM cổ phần, NHLD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuy có thị phần hẹp hơn nhưng lại có tốc độ tăng tín dụng khá cao với khoảng trên 40%. Tuy nhiên, nếu so sánh về
mặt chất lượng tín dụng thì các NHLD và chi nhánh NH nước ngoài cao hơn các NHTM cổ phần của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, những năm 1990, tín dụng cho nền kinh tế bằng khoảng 18% GDP, tuy nhiên đến nay (năm 2009) quy mô tín dụng đã đạt gần 100% GDP. Tốc độ tiền tệ hóa nền kinh tế (M2/GDP) đến nay ước khoảng 110%, trong khi tỷ lệ này vào năm 1990 chỉ khoảng 19% GDP [3]. Sự tăng trưởng quy mô của từng ngân hàng và toàn thị trường như vậy là khá nhanh. Thế nhưng trình độ quản trị, cơ sở hạ tầng, thể chế thị trường lại chưa thực sự theo kịp. Các NHTM vẫn hoạt động theo mô hình cũ từ những năm 1990, Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng đã bộc lộ những điểm lạc hậu cần sửa đổi.
Nhìn chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có chất lượng tín dụng vẫn còn thấp, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn ở mức cao với khoảng 8%; vốn thu hồi đúng hạn so với doanh số cho vay thường chỉ đạt từ 86% đến 88%.
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng có sự phát triển nhanh chóng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh cũng như chất lượng bảo lãnh của các NHTM Nhà nước đều được nâng cao.
Về dịch vụ cho thuê tài chính, từ sau khi có Nghị định 16/2001/NĐ-CP về
“Tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam” thì dịch vụ cho
thuê tài chính trên thị trường Việt Nam mới thực sự có điều kiện phát triển. Hiện đã có 11 công ty cho thuê tài chính. Qua thời gian hoạt động, cho thuê tài chính đã khẳng định vị trí là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, có nhiều ưu thế hơn so với cho vay bằng tiền, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng trưởng nhanh về doanh số, tỷ lệ nợ quá hạn thấp (dưới 5%), dịch vụ này đã bước đầu hấp dẫn cả 2 phía, các NHTM và các doanh nghiệp. Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào lĩnh vực GTVT và xây dựng (chiếm trên 60%), nông nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 1% - 5%. Cơ cấu cho thuê tài chính đã có sự thay đổi theo hướng: giảm tỷ trọng cho thuê đối với DNNN, tăng tỷ trọng cho thuê đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 1998, tỷ lệ tương ứng giữa 2 khu vực này là 63% và 37%; năm
77,9%. Thị phần của dịch vụ cho thuê tài chính mới chỉ chiếm khoảng 0,2% đến 0,3% và mới chỉ thực hiện ở gần 20 tỉnh, thành phố lớn, còn ở các tỉnh khác thực hiện dưới hình thức uỷ thác qua các chi nhánh ngân hàng.
Ngoài các hoạt động tín dụng truyền thống để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông thôn... thì lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây đã phát triển nhanh hơn những năm trước.
3.1.2.3. Dịch vụ thu phí:
Mảng dịch vụ thu phí ở Việt nam hiện nay chủ yếu mới khai thác dịch vụ thanh toán.
Hiện nay, dịch vụ thanh toán ở Việt Nam được thực hiện thông qua các NHTM chủ yếu gồm mở tài khoản thanh toán; Phát hành, đại lý thanh toán thẻ; Thanh toán quốc tế.
Doanh số thanh toán trong nước tăng nhanh trong những năm vừa qua với mức tăng bình quân tăng gần 50%/năm. Từ năm 2004, chỉ tiêu này đã đạt hơn 8,7 triệu tỷ đồng, gấp hơn 12 lần GDP. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2002 và đạt khối lượng giao dịch thanh toán trung bình 11.000-13.000 giao dịch/ngày với tổng cộng khoảng 8.000 tỷ đồng/ngày, thậm chí có ngày đã lên tới 20.000 giao dịch với gần 16.000 tỷ đồng và xu hướng này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Nhiều phương tiện thanh toán khác đã đáp ứng yêu cầu chi trả của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho người sử dụng. Dịch vụ kiều hối cũng đạt được những con số đáng ghi nhận với tổng số kiều hối tăng mạnh trong những năm gần đây. Các phương tiện sử dụng công nghệ hiện đại đang được sử dụng ngày càng nhiều trong hoạt động của các ngân hàng [4].
Hiện nay các NHTM trong nước đang nắm phần lớn thị phần tín dụng nên đây cũng là nơi nắm giữ phần lớn tài khoản thanh toán của khách hàng trong nước. Thông qua hoạt động mở và quản lý tài khoản đã tạo điều kiện thu hút tiền gửi thanh toán và cơ hội mở tài khoản cá nhân. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài
khoản vẫn được triển khai tại một số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTM nhà nước và đạt được những thành công tại một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và có thể triển khai ở một số tỉnh khác. Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2010, đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Tính đến cuối năm 2008 đã có 6.201.000 tài khoản cá nhân được mở tại các ngân hàng, trong đó: NHTM nhà nước có 5.399.000 tài khoản; NHTM cổ phần có 742..000 tài khoản; các ngân hàng còn lại có 59.000 tài khoản. Đi đôi với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, khách hàng tư nhân của các NHTM cũng đã quan tâm tới việc mở và sử dụng tài khoản tư nhân, trước hết là dịch ATM.
Đến cuối tháng 6/2009, đã có trên 17 triệu thẻ được phát hành (kế hoạch 2010 là 15 triệu thẻ); 33 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS với số lượng gần 8.800 máy ATM và hơn 28.200 POS (cuối năm 2001 chỉ có chưa đầy 100 máy) [4].
Trong đó, sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Hai hệ thống xử lý chuyển mạch thẻ lớn nhất là Banknetvn và Smartlink đã được kết nối liên thông với năng lực xử lý cho hầu hết lượng thẻ phát hàng trên thị trường thẻ. Để phát triển dịch vụ thanh toán thẻ hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất (tái cấu trúc Banknetvn), qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện nay ở Việt Nam, trong tổng số 40 tổ chức tham gia thị trường thẻ, có 16 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, bao gồm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế. Cuối năm 2008, doanh số sử dụng thẻ nội địa đạt gần 250.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi
khi việc thanh toán bằng thẻ tại các POS (điểm giao dịch chấp nhận thẻ) và ATM vẫn còn hạn chế. Trong khi doanh số thanh toán thẻ quốc tế của các ngân hàng năm 2008 đạt hơn 1.164 triệu USD bằng 159% so với năm 2007 [4].
Dịch vụ thanh toán quốc tế đã được các NHTM thực hiện thông qua các phương thức như: chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu kèm chứng từ. Việc mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế trong những năm vừa qua được các ngân hàng quan tâm, với công nghệ mới được áp dụng và đội ngũ nhân viên được đào tạo sâu, các ngân hàng đã thực sự chú ý đến tiện ích cho khách hàng, nên thị phần thanh toán quốc tế được ổn định và có cơ hội phát triển, mở rộng với tốc độ tăng trưởng ngày một khá trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực.
Một số DVNH khác như dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ phát hành chứng khoán, các NHTM đã đi được những bước đầu tiên tuy nhiên vẫn còn rất sơ khai. Để hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng trả chậm, có vốn lưu động tiếp tục quá trình kinh doanh, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế, NHNN đã ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD và cũng đã có NHTM đang từng bước triển khai dịch vụ này. Ngoài ra, một số NHTM cũng đang từng bước triển khai dịch vụ home banking, interbanking, telephone banking, song vẫn còn sơ khai, doanh số và số lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ này còn hạn chế.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện các dịch vụ sẵn có, đồng thời triển khai các dịch vụ mới như thấu chi, bảo lãnh ngân hàng, uỷ thác, tư vấn, môi giới tiền tệ, cho thuê két sắt, cung cấp chuyển giao thông tin tài chính…
Những con số trên cho thấy, sự phát triển của thị trường DVNH nước ta đã tạo điều kiện huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phân bổ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất cho phát triển nền kinh tế - xã hội. Đồng thời, DVNH phát triển lành mạnh sẽ là yếu tố đảm bảo cho ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.