Kết quả Factor Extraction

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn agribank chi nhánh bình tân​ (Trang 67 - 69)

Eigenvalues Cumulative (%) 1 9,396 36,138 2 3,071 47,948 3 2,398 57,173 4 1,494 62,917 5 1,486 68,634 6 0,843

Căn cứ vào yếu tố Eigenvalue đề xác định giữ lại bao nhiêu thuộc tính phục vụ cho mô hình nghiên cứu, kết quả bảng 4.11 cho thấy chỉ tiêu Eigenvalues > 1 nên có 5 nhân tố được rút trích ra từ mô hình. Trị số phương sai trích Cumulative bằng 68,634% (> 50%) cho biết 5 nhân tố này được chấp nhận với 5 thang đo giải thích sự biến thiên của dữ liệu, nghĩa là khả năng sử dụng 5 nhân tố này để giải thích cho 29 biến quan sát là 68,634%.(Tham khảo phụ lục 2).

4.2.1.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập về các yếu tố tạo nên chất lượng tín dụng của Agribank được thể hiện qua mô hình (phụ lục 3). Qua đó, chúng ta có thể thấy được hệ số tương quan nhân tố có được từ phương pháp xoay trục tọa độ Varimax. Kết quả cho thấy trọng số Factor Loading của các biến quan sát đều đạt điều kiện lớn hơn 0,5. Có 5 nhân tố đại diện cho chất lượng tín dụng với 26 biến đặc trưng được sắp xếp lại như sau:

Nhân tố thứ nhất có 7 biến quan sát thuộc nhân tố Đảm bảo (Assurance). Nhân tố này bao gồm các vấn đề về chính sách, quy định, quy trình tín dụng và sự đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhân viên Agribank Bình Tân.Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự Đảm Bảo.

Nhân tố thứ hai có 7 biến quan sát thuộc nhóm Sự đáp ứng (Responsibility). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên và các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động tín dụng của Agribank Bình Tân. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự đáp ứng.

Nhân tố thứ ba có 5 biến quan sát thuộc nhóm Phương tiện hữu hình (Tangibles). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về môi trường làm việc, quy mô hoạt động và sự đa dạng về sản phẩm tín dụng của Agribank Bình Tân. Đặt tên cho nhân tố mới này là Phƣơng tiện hữu hình.

Nhân tố thứ tư có 5 biến quan sát thuộc nhóm Sự cảm thông (Empathy). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về sự quan tâm và đồng hành của

nhân viên Agribank Bình Tân đối với khách hàng. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự cảm thông.

Nhân tố thứ năm có 2 biến quan sát thuộc nhóm Tin Tưởng (Reliability). Điều này cho thấy trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm sự cam kết thực hiện đúng, các vấn đề về chính sách, quy định, quy trình tín dụng và sự đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhân viên Agribank Bình Tân. Đặt tên nhân tố này là Sự tin tƣởng.

4.2.1.6 Kiểm định thang đo của biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn agribank chi nhánh bình tân​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)